Đặc điểm về thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của viên nén “giải ngữ” điều trị chứng thất ngôn ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 26 - 30)

Phần lớn các BN trong nghiên cứu có thời gian mắc bệnh < 3 tháng. Tỷ lệ BN bị bệnh <1 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất; nhóm NC là 66,67% và nhóm ĐC là 60%.

Theo Pedersen PM và cộng sự, trong số các rối loạn về chức năng nhận thức thì bệnh lý thất ngôn chiếm từ 21-38% trong tháng đầu tiên sau đột quỵ, tương đương 80.000 ca thất ngôn mới mắc mỗi năm ở Mỹ, hơn một nửa số đó vẫn tiếp tục tình trạng thất ngôn trong 6 tháng tiếp theo. Những thống kê này cho thấy việc cần thiết phải thúc đẩy công tác đánh giá và điều trị sớm cho BN thất ngôn sau tai biến [18]. Biểu đồ 3.1 cũng cho thấy

không có sự khác biệt về thời gian bị bệnh đến điều trị của các BN ở nhóm NC và nhóm ĐC, có nghĩa là hai nhóm tương đồng về thời gian mắc bệnh.

4.1.5. Đặc điểm về mức độ di chứng lúc vào của hai nhóm

Bảng 3.5 trình bày phân bố trạng thái chức năng thần kinh của BN khi vào viện theo thang điểm Orgogozo. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân về mức độ bệnh (p>0,05). Điều này chứng tỏ nhóm NC và ĐC có sự tương đồng về mức độ tổn thương chức năng thần kinh khi vào viện. Sở dĩ chúng tôi chọn thang điểm Orgogozo vì thang điểm này đánh giá toàn diện các chức năng thần kinh bao gồm cả chức năng ngôn ngữ..

Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ thất ngôn nặng (độ 0-1-2) chiếm 26,76%; thất ngôn vừa (độ 3-4-5) chiếm 73,33%. Đặc biệt, thất ngôn độ 4 chiếm tỷ lệ cao nhất (46,67%).

Theo Hoàng Diệp, tỷ lệ thất ngôn nặng là 48,6%; thất ngôn vừa chiếm 51,4%; thất ngôn độ 3 chiếm tỷ lệ cao nhất [11].

Bảng 3.7 cho thấy trong 60 BN ở nhóm NC và nhóm ĐC, chúng tôi nhận thấy dạng thất ngôn Broca chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), sau đó là thất ngôn liên vỏ vận động và quên từ. So sánh với nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi cũng thấy sự phù hợp nhất định về tỷ lệ một số dạng thất ngôn thường gặp:

Tác giả Pedersen (2004) nghiên cứu 270 BN cho thấy 18% thất ngôn Broca, 30% thất ngôn liên vỏ vận động, 5% thất ngôn Wernicke, 29% thất ngôn quên từ [51].

Theo Nguyễn Thanh Hồng (2009), trong 61 BN thất ngôn phát hiện 32,8% mất ngôn ngữ toàn bộ, 41% thất ngôn Broca, 3,3% thất ngôn liên vỏ vận động, 8,2% thất ngôn Wernicke, 9,8% thất ngôn dẫn truyền, 4,9% thất ngôn liên vỏ giác quan [24].

Ngoài ra, kết quả của chúng tôi cũng cho thấy loại thất ngôn không lưu loát (thất ngôn Broca và liên vỏ vận động) cao hơn loại thất ngôn lưu loát (thất ngôn Wernicke và quên từ) (75% so với 25%).

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồng và Nguyễn Thi Hùng (2009), tỷ lệ này là 77,1% và 22,9% [24]; Nghiên cứu của Hoàng Diệp (2005) là 54,29% và 45,71% [11].

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

4.2.1. Kết quả phục hồi chức năng ngôn ngữ bằng viên nén “Giải ngữ”

Chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm BDAE (Boston Diagnostic Aphasia Examination) được cải biên sang tiếng việt của phòng NNTL - khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai để khám và phát hiện thất ngôn cho các BN NMN vùng bán cầu sau

giai đoạn cấp. Sau khi chẩn đoán thất ngôn, chúng tôi sử dụng thang điểm đánh giá mức độ giao tiếp của Goodglass & Kaplan (1984) để đánh giá mức độ thất ngôn. Đây là thang điểm còn đơn giản và chưa chuyên sâu dưới sự nhìn nhận của các nhà ngôn ngữ học nhưng NC này mới chỉ là bước đầu của chuyên ngành YHCT.

Bảng 3.10 cho thấy: Sau 15 ngày điều trị, số BN độ 1 ở nhóm NC từ 13,33% giảm còn 6,67%, ở nhóm ĐC vẫn giữ nguyên so với trước điều trị (6,67%). Số BN độ 5 ở nhóm NC là 30% so với nhóm ĐC là 10%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sau 30 ngày điều trị, ở nhóm NC không còn BN thất ngôn độ 1. Số BN độ 5 ở nhóm NC là 46,67%, nhóm ĐC là 40%. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Từ kết quả trên có thể thấy rằng “Thần tiên giải ngữ đan” có kết quả tốt trong phục hồi chức năng ngôn ngữ cho BN NMN.

Kết quả về sự dịch chuyển độ thất ngôn được trình bày ở bảng 3.16 và biểu đồ 3.8. Nhóm NC có 28 BN(93,33%) có chuyển độ thất ngôn (loại tốt và khá) và 2 BN không chuyển độ thất ngôn(6,67%). Nhóm ĐC có 20 BN (66,67%) có chuyển độ thất ngôn và 10BN (33,33%) không chuyển độ thất ngôn. Điều này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về sự dịch chuyển độ thất ngôn với p<0,05. Chứng tỏ hiệu quả của bài thuốc “Thần tiên giải ngữ đan” trong phục hồi chức năng ngôn ngữ cho BN NMN. Kết quả hồi phục ngôn ngữ tương đương với kết quả của các tác giả sử dụng thuốc YHCT điều trị thất ngôn hậu trúng phong:

Vương Hoành Đào, Hoàng Chí Lương (2004) cũng dùng “Thần tiên giải ngữ đan” điều trị 90 BN thất ngôn hậu trúng phong sau 30 ngày điều trị thấy 88,8% có hiệu quả so với nhóm đối chứng tỷ lệ có hiệu quả là 60,5% [53].

Thiệu Thục Quyên (2010) sử dụng bài “Tư thọ giải ngữ thang gia giảm” điều trị thất ngôn trúng phong cho 76 trường hợp trong 8 tuần thấy có hiệu quả 85,5%; 14,5% không có kết quả [61].

Triệu Thị dùng bài “Lợi ngôn thang” phối hợp với luyện tập ngôn ngữ điều trị thất ngôn do NMN cho 104 trường hợp, tỷ lệ có hiệu qủa là 90,39%. Lôi Thị dùng “Giải ngữ thang” điều trị thất ngôn cho 60 trường hợp thấy có hiệu quả 95%. Đỗ Thị dùng “Khai ngữ thang” kết hợp với trị liệu ngôn ngữ điều trị cho 36 trường hợp thất ngôn sau trúng phong, thấy tỷ lệ hiệu quả đạt 88,99%. Trình Thị dùng “Cao giải ngữ thông lạc” điều trị trúng phong thất ngôn cho 130 BN thấy tỷ lệ hiệu quả 95,38%. Lưu Thị dùng “Yểm trục ứ thang” điều trị thất ngôn sau trúng phong cho 30 trường hợp thấy có hiệu quả 83,3% [58].

Trên thế giới, điều trị thất ngôn sau TBMMN đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu thu được các kết quả khá tốt:

DC Jianu và cộng sự đã sử dụng Cerebrolysin điều trị thất ngôn Broca sau đột quỵ nhồi máu bán cầu não trái; sau 90 ngày nhóm Cerebrolysin có kết quả khả quan hơn so với nhóm dùng giả dược [43].

Bowen A và cộng sự sử dụng liệu pháp tăng cường giao tiếp trong 4 tháng đầu tiên sau đột quỵ cho 170 BN và 135 người chăm sóc. Kết quả 81/85 BN nhóm can thiệp và 72/85 BN của nhóm đối chứng đều cải thiện chức năng ngôn ngữ trong 6 tháng. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,25>0,05 [40].

Các kết quả của các nghiên cứu trên đây có sự khác nhau khá lớn, theo chúng tôi cho rằng do cách lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau và sử dụng các thang điểm khác nhau để đánh giá mức độ thất ngôn.

Để so sánh được các kết quả này chúng ta cần một tiêu chuẩn và một thang điểm thống nhất để chẩn đoán và đánh giá. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chưa có một quy ước chung cho chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu ở tất cả các quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi mới dừng lại ở bước đầu khám phá về thất ngôn theo phương diện YHCT Việt Nam.

4.3. TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “THẦN TIÊN GIẢI NGỮ ĐAN” ĐỐI VỚI CHỨNG THẤT NGÔN SAU TRÚNG PHONG THEO QUAN ĐIỂM CỦA YHCT

Cơ bản lý luận YHCT cho rằng bốn tà khí tổn thương bốn tạng, thất ngôn trúng phong chủ yếu do phong đàm ứ trệ. Đàm ứ trở lâu ngày hóa hỏa sinh phong, đàm uất phong động, thăng giáng thất thường, không lưu thông kinh lạc, tắc trở tinh khiếu, trở ngại mạch lạc mà phát, huyết ứ trong mạch gây trở ngại, không nuôi dưỡng được não gây ra thất ngôn. Chứng thất ngôn trúng phong bệnh cơ chủ yếu là phong đàm ứ trệ nên trên lâm sàng, nguyên tắc chữa trị xoay quanh phong đàm trở trệ, căn cứ vào sự khác biệt của người bệnh và tình hình bệnh tật mà lựa chọn các vị thuốc tương ứng cũng đạt được hiệu quả nhất định [57].

- Triệu Thị dùng bài “Lợi ngôn thang” (thiên ma, toàn yết, bạch phụ tử, đởm nam tinh, thạch xương bồ, đan sâm, đương quy, lộ lộ thông, thủy điệt, xuyên khung) phối hợp với luyện tập ngôn ngữ để điều trị thất ngôn trúng phong.

- Nhấn mạnh khứ phong khai khiếu, Lôi Thị dùng “Giải ngữ thang” (linh dương giác, quế chi, khương hoạt, trà diệp, phòng phong, phụ tử, toan táo nhân, thiên ma, cam thảo, mật đà tăng) uống với nước trúc lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình Thị dùng “Cao giải ngữ thông lạc” (đởm nam tinh, thạch xương bồ, thủy điệt, chi tử, bạch phụ tử, thuyền thoái).

- Điều đạt khí cơ, tuyên phế lợi yên (nuốt), Lưu Thị dùng “Yểm trục ứ thang” (đào nhân, đương quy, thục địa, xích thược, cát cánh, huyền sâm, sài hồ, chỉ xác, mộc hồ điệp, cương tàm, uất kim, cam thảo).

Các tác giả trên đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ điều trị có hiệu quả từ 83,3% đến 95,38%.

Qua những vị thuốc các tác giả dùng, những vị thuốc thường dùng trong điều trị thất ngôn hậu trúng phong là: cương tàm, uất kim, đởm nam tinh, thiên trúc hoàng, thiên ma, toàn yết, thạch xương bồ, thuyền thoái, an tức hương, xuyên khung, ngô công... [58]

Bài thuốc có các vị bạch phụ, thạch xương bồ, viễn trí, toàn yết, thiên ma, nam tinh, khương hoạt, cam thảo. Cấu trúc bài thuốc chặt chẽ, sử dụng các vị thuốc hóa đàm, trừ phong kết hợp với các vị thuốc khai khiếu tỉnh thần, trừ thấp là gốc của đàm. Toàn phương

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của viên nén “giải ngữ” điều trị chứng thất ngôn ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 26 - 30)