Bờn cạnh việc kiểm thử để đánh giá cỏc yờu cầu chức năng, mỗi sản phẩm phần mềm cần được đánh giá về khả năng ứng dụng trong thực tế. Dịch vụ 4ECloud chưa có thời gian thử nghiệm đủ dài, cũng như số lượng người dùng đủ lớn để rà soát được hết các vấn đề. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất của dịch vụ 4ECLoud là ở chỗ dịch vụ đó xây dựng được một mô hình ứng dụng học Tiếng Anh hiệu quả, trên cơ sở các nền tảng công nghệ tiên tiến.
Phần trình bày sau đây khái quát các tính năng nổi bật của dịch vụ, đồng thời đưa ra đánh giá về mức độ hoàn thiện và cơ hội phát triển của dịch vụ này.
.VII.1. Kết quả đạt được
Dịch vụ 4ECloud sau khi xây dựng đã giải quyết được bài toán đặt ra ban đầu. Người dựng cú thể truy nhập các chức năng học Tiếng Anh của dịch vụ, bằng cách dùng trình duyệt trên máy tính cá nhân, hoặc sử dụng phần mềm trên điện thoại di động Android. Dữ liệu được lưu trữ và xử lý tập trung tại thành phần dịch vụ web. Do đó, dù sử dụng thiết bị nào, người dùng đều có thể tiếp cận một nguồn thông tin thống nhất.
Dịch vụ 4ECloud gồm hai thành phần chính: • Thành phần dịch vụ web
• Thành phần ứng dụng khách hàng
o Website học Tiếng Anh trực tuyến
o Phần mềm học Tiếng Anh cho di động Android
Kết quả xây dựng dịch vụ bao gồm tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết, phục vụ cho người dùng học Tiếng Anh, quản trị viên hệ thống và các nhà phát triển muốn sử dụng các dịch vụ web mà dịch cụ cung cấp. Chi tiết hướng dẫn sử dụng được mô tả trong tài liệu phụ lục kèm theo.
Có thể thấy, dịch vụ với mô hình học từ vựng bằng flash card thực sự là một môi trường học thuận tiện, hiệu quả và phù hợp với các đối tượng khác nhau. Giờ đây, khi có nhu cầu xây dựng một ứng dụng học Tiếng Anh mới, nhà phát triển hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ web mà dịch vụ đám mây hỗ trợ học Tiếng Anh trực tuyến cung cấp. Phần trình bày sau đây nhằm mục đích giới thiệu các thành phần của dịch vụ sau khi xây dựng.
.VII.1.1. Thành phần dịch vụ web
Thành phần dịch vụ web trong dịch vụ 4ECloud được xây dựng và triển khai thành công trên GAE đã chứng minh rằng, một ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ hoàn toàn có thể lựa chọn GAE làm công cụ phát triển. Như vậy, ứng dụng vừa khai thác được tớnh tỏi sử dụng hiệu quả của kiến trúc, vừa có thể sử dụng khả năng mở rộng theo nhu cầu của nền tảng tính toán đám mây. Trên thực tế, nhiều dịch vụ phần mềm lớn đã được xây dựng theo mô hình này, trong đó có thể kể đến các dịch vụ cơ sở dữ liệu của Amazon, các ứng dụng của Google như Google Docs,...
Thành phần dịch vụ web được xây dựng trên nền tảng tính toán đám mây GAE, gồm các hàm được tổ chức thành hai bộ phận chính
• Phục vụ chức năng quản trị
• Phục vụ chức năng học Tiếng Anh
.VII.1.2. Phần mềm học Tiếng Anh cho di động Android
Sau khi xây dựng, phần mềm học Tiếng Anh cho di động Android cung cấp các chức năng chính:
• Học ngữ pháp: cho phép theo dõi các bài học ngữ pháp Tiếng Anh theo chủ đề;
• Kiểm tra:
o Cho phép thực hiện các bài kiểm tra dạng trắc nghiệm;
o Kết thúc bài kiểm tra, người dựng cú thể tùy chọn cập nhật kết quả để phục vụ theo dõi nhật ký làm bài kiểm tra về sau.
• Nhật ký: theo dõi kết quả các bài kiểm tra đã thực hiện.
Mô hình học từ vựng dạng flash card áp dụng cho phần mềm đã mở ra một hướng đi mới cho các ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục. Việc biến chiếc điện thoại cá nhân thành một lớp học di động đã không còn là điều không tưởng. Giờ đây thông qua điện thoại nói riêng và thiết bị di động nói chung, người sử dụng dịch vụ 4ECloud có thể tiếp cận tri thức tại bất cứ đâu, mà không gặp trở ngại nào.
.VII.1.3. Website học Tiếng Anh
Hệ thống chức năng website cung cấp gồm hai thành phần
• Chức năng cho người quản trị: Người dùng đăng nhập bằng tài khoản có quyền quản trị, có thể thực hiện các chức năng
o Quản lý người dùng
o Quản lý nội dung bài học
o Quản lý nội dung bài kiểm tra • Chức năng cho người dùng học Tiếng Anh
o Học ngữ pháp
o Kiểm tra trắc nghiệp
o Theo dõi nhật ký
Cùng sử dụng dịch vụ web đặt trên GAE, hai ứng dụng khách hàng trên hai nền tảng khác nhau là Android và .NET đã được xây dựng thành công. Điều đó chỉ ra rằng: khi kiến trúc hướng dịch vụ kết hợp với tính toán đám mây được áp dụng phù hợp, sẽ mang lại những lợi ích to lớn từ khả năng tái sử dụng và độc lập nền tảng của nó.
Tóm lại, hai đóng góp nổi bật của dịch vụ 4ECLoud đó là:
• Xây dựng hoàn thiện ứng dụng hỗ trợ học Tiếng Anh, trong đó kết hợp thành công hai nền tảng công nghệ tiên tiến là kiến trúc hướng dịch vụ và nền tảng tính toán đám mây Google App Engine;
• Xây dựng thành công mô hình học từ vựng Tiếng Anh dạng flash card hiệu quả, thuận tiện.
.VII.2. Tồn tại
Có ý kiến cho rằng, mụ hình SOA không thực sự phù hợp cho các thiết bị di động, bởi quá trình xử lý và phân tích các đối tượng dữ liệu trong giao thức SOAP[1] đòi hỏi nhiều tài nguyên. Có thể so sánh với giao thức REST[1], giao thức chuyển bản tin qua URL[1], dùng JSON[1]. Giao thức này không hỗ trợ Object như SOAP, nên nhẹ và nhanh hơn. Trong khuôn khổ thời gian ĐATN, tôi chưa thực hiện được bước đánh giá mức độ tiêu tốn tài nguyên của phần mềm trên di động trong dịch vụ 4ECloud, khi so sánh với các hệ thống có kiến trỳc khỏc.
Ngoài ra, sau quá trình xây dựng dịch vụ, tôi nhận thấy, ứng dụng GAE chỉ thể hiện đầy đủ sức mạnh khi toàn bộ hệ thống ứng dụng được xây dựng và triển khai trên Google App Engine. Việc sử dụng các nền tảng khác như .NET hay Android với Google App Engine là có thể được, thông qua các giao thức đã chuẩn hóa. Tuy nhiên cách làm này vẫn bị hạn chế nhiều mặt. Như vậy, chỉ khi được triển khai đồng bộ trên App Engine, thì ứng dụng mới có khả năng vươn tới tầm các Google Application cỡ lớn, như Google Docs, Google Calendar.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, tụi đó có cơ hội được xây dựng một sản phẩm hoàn thiện, đề cao tính thực tiễn và khả năng ứng dụng. Dịch vụ đám mây hỗ trợ học Tiếng Anh trực tuyến mà tụi xõy dựng, không những đó ỏp dụng thành công mô hình phát triển ứng dụng kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và nền tảng đám mây Google App Engine, mà còn tin học hóa được mô hình học từ vựng dạng flash card với hiệu quả vượt trội.
Một vấn đề mà đồ ỏn còn để ngỏ đó là yêu cầu đáp ứng số lượng người dùng lớn. Dịch vụ 4ECloud nhắm tới một lượng đa dạng phân lớp người dùng, do đó thiết kế đưa ra phải tính toán được mức chịu tải và khả năng mở rộng khi số lượng người dùng tăng lên. Trong khuôn khổ thực hiện ĐATN, tôi chưa có điều kiện thiết kế, xây dựng và thử nghiệm giải pháp cho yêu cầu này. Có thể nói, đối với ứng dụng đám mây mà không thực hiện được bước kiểm tra sức chịu tải, dù chỉ ở mức thử nghiệm, thì cũng là thiếu sót rất lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội hiện nay đã dẫn tôi tới ý tưởng về việc phát triển hệ thống thành một sân chơi cho cộng đồng người dùng yêu thích học Tiếng Anh. Từ vựng là yếu tố cốt lõi trong việc học Tiếng Anh. Do đó, cùng với những kết quả đạt được từ mô hình flashcard đó xõy dựng, hệ thống có thể phát triển theo hướng: cho phép người dùng tạo bộ từ vựng và chia sẻ với bạn bè trong cộng đồng. Hướng đi này rất khả quan, bởi người dùng được tự do tạo các bộ từ phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân. Thêm vào đó, khi cộng đồng người dùng đủ lớn, hệ thống có thể xem xét tới việc tổ chức các bộ dữ liệu có thu phớ. Đỳ có thể là các bộ từ vựng đặc thù hoặc bài học ngữ pháp từ các chuyên gia. Để thực hiện được chức năng này, hệ thống cần xây dựng được một kênh thanh toán trực tuyến, với các giải phỏp xỏc thực người dùng bảo đảm an toàn, trao chuyển dữ liệu qua các giao thức bảo mật, hay sử dụng các loại chữ ký điện tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thomas Erl, Service-Oriented Architecture: Concepts, Technology, and Design, Apress Publisher, 2005.
2. Anthony T.Velte, Toby J.Velte, Robert Elsenpeter, Cloud Computing, A Pratical Approach, Apress Publisher, 2008.
3. Multiple Authors, Handbook of Cloud Computing, Springer Publisher, 2002. 4. David S.Linthicum, Cloud Computing and SOA Convergence in Your
Enterprise, Springer Publisher, 2006.
5. IEEE Std 830-1998 IEEE Recommended Practice for Software Requirement Specifications. IEEE Computer Society, IEEE, 1998.
6. Lê Đức Trung, Công nghệ phần mềm, NXB Khoa học kỹ thuật, 2001. 7. Nguyễn Văn Ba, Phân tích thiết kế hệ thống, NXB ĐHQG Hà Nội, 2003. 8. Sinan Si Alhir, Learning UML, Springer Publisher, 2003.
9. Microsoft Corporation, 70-300 Analyzing Requirements and Defining the Solution Architectures, Microsoft Corp , 2003.
10. Google Inc., Google App Engine, http://code.google.com/appengine/, last visited May 2011.
11. Google Inc., Android, http://www.android.com/, last visited May 2011.
12. Microsoft Corp., Windows Azure, http://www.microsoft.com/windowsazure/, last visited May 2011.
13. vNetCon Team, WebServiceServlet project, http://code.google.com/p/webser- viceservlet/, last visited May 2011.
14. kSOAP2 Team, ksoap2-android project, http://code.google.com/p/ksoap2- android/, last visited May 2011.
15. Microsoft Corp., Windows Communication Foundation, http://www.micro- soft.com/windowscommunicationfoundation/, last visited May 2011.
16. Wikimedia Foundation, Inc., Flash card, http://en.wikipedia.org/wiki/ Flash_card, last visited May 2011.
17. World Wide Web Consortium, Web Service Concept and Architecture, http://www.w3.org/TR/#tr_Internationalization_of_Web_Services, last visited May 2011.
18. Wikimedia Foundation, Inc., Interface in computing, http://en.wikipedia.org/ wiki/ interface, last visited May 2011.
19. Microsoft Corp., ASP.NET, http://www.asp.net/, last visited May 2011.
20. Amazon Inc., Cloud Service, http://www.amazon.com/cloudservice, last visited May 2011.
PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐÁM MÂY HỖ TRỢ HỌC TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN 4ECLOUD