Làm lạnh trước và không làm lạnh trước với quá trình thay đổi nhiệt độ

Một phần của tài liệu Không chế nhiệt trong bê tông khối lớn (Trang 26 - 29)

2. KHỐNG CHẾ NHIỆT ĐỘ VÀ ỨNG SUẤT NHIỆT Ở ĐẬP BÊTÔNG ĐẦM LĂN

2.4.4. Làm lạnh trước và không làm lạnh trước với quá trình thay đổi nhiệt độ

Giả thiết tầng đổ bê tông là 1,5m, thời gian ngừng giữa hai lần đổ là 5 ngày, kết quả của làm lạnh trước và không làm lạnh trước thể hiện ở hình vẽ 2- 8.

Hình 2-8: So sánh quá trình biến hoá nhiệt độ bình quân của tầng đổ bê tông nói chung làm lạnh trước và không làm lạnh trước

Hình vẽ 2-9 là một ví dụ phân bố nhiệt độ nội bộ. Giả thiết làm lạnh trước hạ thấp nhiệt độ bê tông được là 100C, kết quả của nó có thể giúp ta làm rõ thêm mấy điểm dưới đây:

(1) Khi không tiến hành làm lạnh trước, nhiệt độ cao nhất tăng lên tương đối cao, sau đó và nhiệt độ hạ xuống cực kỳ chậm, sự phân bố nhiệt độ giữa các tầng, trừ phụ cận nền đá và phụ cận bề mặt ra đại thể là cố định.

(2) Khi tiến hành làm lạnh trước, có thể làm cho nhiệt độ cao nhất hạ thấp, hiệu quả của nó ước bằng 1/2 nhiệt độ làm lạnh trước, sau khi đạt đến nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ hạ xuống cực kỳ chậm, sự phân bố nhiệt độ giữa các tầng, trừ phụ cận, nền đá đại thể là giống nhau.

Thông qua kết quả tính toán trên đây có thể rút ra những kết luận sau đây: (1) Yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của bêtông là tốc độ đổ bêtông, nhưng khi tốc độ đổ bêtông nhất định, độ cao tầng đổ bêtông khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về thay đổi nhiệt độ, ngoài việc tiến hành làm lạnh trước ra, còn tất cả đều là tương đối nhỏ.

(2) Khi không tiến hành làm lạnh trước thì trị số nhiệt độ cao nhất cao, về sau nhiệt độ hạ xuống rất chậm.

(3) Khi tiến hành làm lạnh trước, hiệu quả nhiệt độ cao nhất hạ thấp ước bằng 1/2 nhiệt độ làm lạnh trước, trong trường hợp này sau khi đạt đến nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ hạ xuống cực kỳ chậm.

Khống chế nhiệt độ ở bêtông đầm lăn, nên xem xét đến quy mô của đập, tỉ lệ phối hợp của bêtông, nhiệt độ đổ bêtông, điều kiện nhiệt độ khi thi công. Mục đích tiến hành khống chế là không để phát sinh khe nứt nhỏ.

Do bêtông đầm lăn thuộc về loại bêtông thể tích lớn, vì thế nên khi cứng nhiệt độ bê tông tăng lên cố gắng phải thấp, lượng cùng ciment cho một đơn vị cố gắng ít, không cần đến tỷ lệ phối hợp dùng nhân công làm lạnh đặc biệt, để không mất đi đặc điểm thi công của bêtông đầm lăn, nói chung không bố trí hệ thống ống nước làm lạnh mà chỉ dựa vào toả nhiệt tự nhiên ở bề mặt. Vì thế nói chung chiều cao đổ bêtông lên 1 tầng và tốc độ đổ bêtông, trên nguyên tắc phải làm cho có sự thích ứng giữa toả nhiệt tự nhiên và thuỷ hoá nhiệt của ciment. Bêtông đầm lăn không cần bố trí khe dọc, cũng không cần tiến hành khoan phụt khe nối, vì thế không cần phải làm cho nhiệt độ hạ thấp đến nhiệt độ ổn định

cuối cùng với tốc độ nhanh. Đập càng cao thì chiều rộng thân đập theo hướng thẳng góc với trục đập càng rộng. Khi chiều cao đập càng lớn, để đề phòng phát sinh khe nứt nhỏ, lúc cần thiết cũng phải tiến hành làm lạnh trước.

Một phần của tài liệu Không chế nhiệt trong bê tông khối lớn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w