Hoàn lưu ven bờ

Một phần của tài liệu hải dương học (Trang 86 - 87)

L ời giới thi ệu

7.5. Hoàn lưu ven bờ

Ở bờ sâu (HD) gió thổi song song với bờ ở phía bên trái

đường bờ sẽ gây nên hiện tượng nước dâng ở bờ do dòng toàn phần hướng về bên phải hướng gió. Nếu gió thổi vuông góc với bờ, dòng toàn phần sẽ chuyển động dọc bờ.

Thành phần dòng toàn phần pháp tuyến đối với bờ sẽ tạo nên

độ nghiêng mực làm xuất hiện dòng chảy građien.

Khi độ nghiêng mặt còn nhỏ, dòng chảy građien cũng yếu so với dòng chảy trôi. Dần dần với sự tăng của độ nghiêng mực, dòng chảy trôi và dòng chảy građien tiến tới trạng thái cân bằng, hoàn lưu trở nên ổn định, ở vùng ven bờ biển hình thành dòng chảy trôi –

građien tổng cộng.

Nếu H (DD), thì bề dày nước chia làm ba lớp:

- Lớp sát đáy – từđáy đến D, sẽ ngự trị dòng chảy građien với vận tốc tăng dần từ không ởđáy tới cực đại ởđộ sâu D, còn hướng thì quay dần từ hướng xấp xỉ với hướng độ nghiêng cực đại của mực nước (ở các tầng sát đáy) đến vuông góc với độ nghiêng cực đại (ở độ sâu D);

- Lớp sâu nằm giữa độ sâu D và D, nơi đây quan trắc thấy dòng chảy građien sâu, không bịảnh hưởng của ma sát, không bịảnh hưởng của gió, hướng dòng chảy song song bờ (vuông góc với hướng

độ nghiêng cực đại của mực), còn vận tốc thì không đổi;

- Lớp mặt (lớp ma sát) – từ mặt tới độ sâu ma sát trên D– nơi

đây quan trắc thấy dòng chảy mặt tổng cộng của dòng chảy sâu không đổi và dòng chảy trôi biến đổi theo độ sâu cả về tốc độ và hướng.

Nếu độ sâu biển HDD, thì lớp sâu với dòng chảy sâu sẽ

mất đi. Nếu độ sâu biển giảm hơn nữa, thì vùng bờ biển sẽ có chếđộ

dòng chảy trôi và građien cùng chịu tác động của ma sát đáy.

Ở vùng bờ nước nông thoải, độ sâu HD, sự dâng và rút nước sẽ do gió thổi vuông góc bờ gây nên, còn dòng chảy građien thì hướng theo độ dốc mực. Thành thử, ở lớp mặt sẽ quan trắc thấy dòng chảy gió vuông góc bờ, ở lớp sát đáy sẽ là dòng chảy građien hướng ngược lại với dòng chảy trên mặt.

Rõ ràng sơđồ hoàn lưu ven bờđã nêu trên đây luôn luôn dẫn

đến sự tồn tại của dòng nước trồi hoặc nước chìm mà người ta vẫn thường quan sát thấy ở một số vùng bờ. Trên hình 36 thể hiện sơđồ

của hoàn lưu ven bờở vùng bờ tây bắc châu Phi nổi tiếng như là một vùng khai thác cá lớn của thế giới.

Hình 36. Sơ đồ hoàn lưu ven bờ ở trong vùng bờ tây bắc châu

Phi: a) hướng tín phong; b) hodograph vận tốc các dòng chảy gió và dòng chảy građien; c) hướng dòng chảy và sự trồi nước ở bờ

Một phần của tài liệu hải dương học (Trang 86 - 87)