2.2.4.1. Kết quả thu BHXH bắt buộc
Để đảm bảo cho quá trình khai báo thông tin về tiền công, tiền lương của NLĐ được đầy đủ chính xác, cơ quan BHXH huyện đã thực hiện công tác khai báo, hướng dẫn cụ thể những quy định về tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tới từng đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc thông qua người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chính sách của đơn vị đó.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc quản lý tiền công, tiền lương là căn cứ đóng BHXH của tổ chức SDLĐ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các đơn vị thường không tuân thủ hoặc rất chậm tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.
Bảng 4: Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc giai doạn 2011– 2013 (đơn vị: triệu đồng)
STT Năm Số ĐV đã TG Số LĐ đã TG Quỹ lương
2 2011 117 5.109 72.531
3 2012 120 5.617 101.024
4 2013 124 6.014 142.016
(Nguồn: BHXH huyện Giao Thủy)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, quỹ tiền lương của các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng rõ rệt qua các năm. Quỹ tiền lương của năm 2011 là 72.531 triệu đồng lên 101.024 triệu đồng năm 2012 (tăng 39,3% so với 2011) và tăng lên 142.016 triệu đồng năm 2013 (tăng 40,6% so với năm 2012).
Bảng 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2011 – 2013 (đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: BHXH huyện Mỹ Hào)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy quỹ lương làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng trong các năm qua nên tổng số tiền phải thu trên tổng quỹ lương cũng tăng rõ rệt. Cụ thể:
Năm 2011, kết quả đã thu BHXH bắt buộc là 72.531 triệu đồng. Trong khi kế hoạch tỉnh giao phải thu cho cả năm là 17.557 triệu đồng. Với kết quả thu được trong năm BHXH huyện đã hoàn thành 7,60% kế hoạch được giao. Tương tự năm 2012 đã thu 23.101 triệu đồng trong khi kế hoạch thu là 22.013 triệu đồng đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 4,94%. Năm 2013 có kết quả thu là 27.124 triệu đồng đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 2,60%. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Quỹ lương 72.531 101.024 142.016 Kế hoạch thu 17.557 22.013 26.437 Kết quả thu 18.893 23.101 27.124 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 7,60% 4,94% 2,60%
=> Như vậy, có thể thấy BHXH huyện Giao Thủy đã thực hiện rất tốt công tác thu BHXH bắt buộc, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế hoạch BHXH tỉnh giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn người lao động trên địa bàn huyện.
2.2.5. Quản lý tình hình nợ đọng
Tình trạng trốn đóng, nợ đọng, né tránh trách nhiệm đối với NLĐ của chủ SDLĐ vẫn là vấn đề nan giải, cần phải có biện pháp xử lí triệt để hơn. Thực trạng của vấn đề này được thể hiện rõ nét thông qua bản số liệu sau:
Bảng 6: Kết quả nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Giao Thủy giai đoạn 2011 – 2013 (đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: BHXH huyện Giao Thủy)
=>Qua bảng số liệu trên ta thấy số tiền nợ đọng BHXH tăng dần qua các năm. Cụ thể: đến hết năm 2011 tổng số tiền nợ BHXH là 1.860 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 2.725 triệu đồng, năm 2013 là 3.787 triệu đồng.
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
2.3.1. Những kết quả đạt được của BHXH huyện Giao Thủy
Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đã phần nào nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành các cấp, đơn vị SDLĐ. Hiệu quả của công tác này được thể hiện qua tổng số người tham gia BHXH, tổng số đơn vị SDLĐ cũng như tổng số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm.
Chỉ tiêu Nợ năm trước Nợ trong năm Nợ đã trả Tổng 2011 1.860 2.648 2.039 2.725 2012 2.725 3.521 2.739 3.787 2013 3.787 3.125 3.121 4.905
Quy trình quản lý thu và kết quả thu BHXH bắt buộc đã ngày càng đạt kết quả cao, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc cũng dần đi vào ổn định. Đến nay, trên địa bàn huyện Giao Thủy đã có 216 cơ quan, đơn vị, với 6.014 lao động tham gia BHXH bắt buộc, tăng 397 lao động so với năm 2012. Số thu BHXH bắt buộc năm 2013 là 27.124 triệu đồng, đạt 2,6% kế hoạch BHXH tỉnh giao; phần lớn các cơ quan, đơn vị tự giác chấp hành quy định đối chiếu và thu nộp tiền BHXH ngay sau kỳ trả lương và thanh toán kịp thời các chế độ cho người lao động.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH
Bên cạnh đó những kết quả đã đạt được ở trên thì công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hiện nay ở BHXH huyện Mỹ Hào vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần hướng giải quyết đó là:
+) Công tác quản lý thu BHXH tại địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc đặc biệt là khối DN hoạt động sản xuất KD diễn ra khá phổ biến. Do đó việc quản lý đối tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là rất phức tạp. Nhất là trong tình hình hiện nay nhiều DN để đảm bảo lợi ích trước măt cố tình khai báo thông tin lệch lạc, sai sự thật. Theo thống kê năm 2013, số nợ BHXH của các đơn vị doanh nghiệp, cơ quan lên tới 4.905 triệu đồng.
+) Việc mở rộng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có về nguồn lao động của huyện, nhất là đối với khối DN ngoài quốc doanh. Nhiều DN thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa thực hiện đăng ký đóng BHXH cho NLĐ theo đúng quy định trong khi đó BHXH huyện không nắm được.
+) Điều kiện cơ sở vật chất và biên chế gần như không tăng; điều này tạo ra một áp lực rất lớn trong công việc của BHXH thành phố, số lượng cán bộ phòng thu BHXH còn hạn chế. Việc phân công cán bộ thu còn chưa hợp lý, số cán bộ phụ trách thu còn ít so với yêu cầu công việc, tác phong làm việc mang còn mang nặng tính chất hành chính.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Có thực trạng trên, trước hết là phải đề cập đến một số nguyên nhân dưới đây:
+) Do nhận thức về chính sách BHXH của NLĐ và người SDLĐ chưa cao.
Người SDLĐ luôn chỉ quan tâm đến mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận. Việc đóng BHXH cho NLĐ sẽ ảnh hưởng đến nguồn chi phí của DN. Mặt khác, hoạt động sản xuất KD cũng biến động liên tục, khó kiểm soát, doanh thu và lợi nhuận thu được lúc thấp lúc cao. Để đảm bảo lợi ích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi cách tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí, cố ý gây khó khăn, cản trở công tác quản lý thu của BHXH huyện. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách né tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ nhằm chiếm dụng vốn để kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích khác. Phần đông các doanh nghiệp chỉ lo lợi ích trước mắt, hoặc do hạn chế thông tin, chưa thấy hết quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với người lao động.
+) Ngoài ra, tình trạng đóng BHXH cho người lao động ở các doanh nghiệp còn quá thấp so với thu nhập thực tế của họ. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho người lao động theo mức lương cơ bản trong hợp đồng lao động.
+) Cán bộ trực tiếp quản lý thu chưa thường xuyên đến với cơ sở để thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình biến động về lao động, tiền lương... Tác phong làm việc của một bộ phận cán bộ còn mang tính hành chính, thiếu tính phục vụ; trình độ chuyên môn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý thu BHXH còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm thủ công, dẫn đến xử lý thông tin, số liệu chậm, nhầm lẫn, sai sót, ảnh hưởng đến việc chỉ đạo kịp thời công tác thu...
+) Trong các đơn vị ngoài quốc doanh, hoạt động của tổ chức công đoàn chưa thật sự hiệu quả, chưa đủ khả năng đại diện, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, mặt khác do nhu cầu việc làm và thu nhập, nhiều người lao động không dám đấu tranh với chủ doanh nghiệp về quyền được hưởng chế độ BHXH.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC Ở BHXH
HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Định hướng phát triển chung của BHXH huyện Giao Thủy năm tới
3.1.1. Định hướng công tác thực hiện chính sách BHXH
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác thực hiện chính sách BHXH các năm trước đó, đưa chính sách BHXH gần với cuộc sống NLĐ. Tích cực tìm ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế đang tồn tại. Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của ngành, địa phương giao cho.
Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn đơn vị với bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn giỏi.
Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng để động viên đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn.
Kiểm tra, theo dõi, quản lý chặt chẽ đối tượng, chính sách chính xác, báo tăng giảm kịp thời, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của đối tượng tham gia.
Ứng dụng có hiệu quả CNTT vào công tác quản lý của ngành; đảm bảo thu đúng, thu đủ và chi trả kịp thời, an toàn các chế độ của BHXH.
3.1.2. Định hướng công tác quản lý thu BHXH
BHXH huyện Giao Thủy cần tích cực hơn nữa mở rộng đối tượng tham gia theo đúng luật BHXH, phấn đấu sang năm 2014 hoàn thành kế hoạch tỉnh giao từ 1 – 5%. Hàng quý đối chiếu, thanh quyết toán kịp thời. Mở đầy đủ và vào các sổ theo dõi đối tượng tham gia BHXH theo đúng quy định của BHXH. Cuối năm không để nợ đọng BHXH.
Xây dựng chiến lược phát triển BHXH, mở rộng đối tượng tham gia, đặc biệt là đối tượng làm công ăn lương trong khu vực doanh nghiệp tư nhân để đạt 90% đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vào năm 2015. Việc thu BHXH bắt buộc phải đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ; chống thất thu, nợ đọng để đảm bảo quyền lợi người lao động và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai.
Quản lý tốt và tiến hành theo dõi thường xuyên, liên tục từng loại đối tượng tham gia trên địa bàn huyện. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu diễn biến tổng quỹ lương, tiền lương của các đơn vị tham gia, mở đầy đủ và vào sổ theo dõi kịp thời đối tượng tham gia theo đúng quy định của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam.
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở huyện Giao Thủy bắt buộc ở huyện Giao Thủy
3.2.1. Tăng cường quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn một lượng không nhỏ lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đăng kí tham gia, công tác quản lý đối tượng tham gia còn lỏng lẻo, hiệu quả mang lại chưa cao nên cần tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu qủa công tác quản lý thu BHXH, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các đối tượng.
Mặt khác, những kết quả mà BHXH huyện thu được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng có thể phát triển đối tượng tham gia của huyện Giao Thủy. Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn quản lý để đưa các đối tượng thuộc diện phải tham gia nhưng chưa tham gia BHXH vào hệ thống BHXH, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Đây được xem là mục tiêu chiến lược, cơ bản, cả trước mắt và về lâu dài nên BHXH huyện cần phải đề ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể:
* Quản lý chặt chẽ NLĐ và người SDLĐ
* Quản lý tiền lương làm căn cứ thu BHXH. Bởi vì tiền lương - tiền công của NLĐ chính là căn cứ quan trọng để tiến hành thu BHXH của NLĐ và người SDLĐ nên trong công tác quản lý đối tượng tham gia cũng cần phải quan tâm đến vấn đề quản lý tiền lương làm căn cứ thu BHXH.
=>Để làm tốt công tác quản lý đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả công
tác quản lý thu, BHXH huyện Mỹ Hào cẩn phải tiến hành đồng bộ các nhiệm vụ. Kết hợp những nội lực hiện có của cơ quan cùng với sự giúp đỡ từ các yếu tốt bên ngoài để đạt được kết quả mở rộng đối tượng tham gia, quản lý thu tốt nhất.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH
Tuyên truyền và giới thiệu cho NLĐ về nội dung các chế độ BHXH mà NLĐ tham gia BHXH được hưởng. Đặc biệt, nhấn mạnh nội dung tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của NLĐ để họ hiểu rõ hơn về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc giải đáp những vướng mắc của
NLĐ trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của họ cũng rất cần thiết và bổ ích. Những nội dung tuyên truyền đó phải được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với nhận thức, tâm lý và trình độ của từng đối tượng.
Đối với NLĐ có thể sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động như: tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn các chế độ chính sách BHXH cho NLĐ, in ấn, phát hành tờ rời, treo băng rôn, khẩu hiệu tại các trục đường giao thông chính… với nội dung cô đọng, dễ hiểu, hấp dẫn, sát cơ sở.
Cần tăng cường tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có đại diện của NLĐ để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH. BHXH huyện có thể thông qua các tổ chức công đoàn, hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách, chế độ BHXH nhằm nâng cao nhận thức cho NLĐ và chủ SDLĐ về BHXH. Đồng thời, tập trung đầu tư kinh phí cho công tác tuyên truyền.
BHXH huyện phải thường xuyên kết hợp với báo Nam Định, Đài phát thanh huyện, các xã và thị trấn, ban tuyên giáo huyện ủy Giao Thủy tuyên truyền về những chính sách BHXH cho toàn thể người lao động trên địa ban huyện. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, nguồn thu BHXH huyện Giao Thủy trong những năm tiếp theo sẽ tăng lên đáng kể.
3.2.3. Tăng cường phối kết hợp với các ban ngành liên quan
Khuyến nghị chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH đến mọi đối tượng người dân trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ và người SDLĐ.
BHXH Giao Thủy cùng với Sở Lao động - Thương binh và xã hội xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình SDLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp dài hạn, mang tính thường xuyên liên tục để có thể lấy những thông tin, kết quả từ bên ngành này tiến hành triển khai BHXH cho đối tượng thuộc diện tham gia nhưng chưa tham gia.
Thông qua tổ chức công đoàn, cơ quan BHXH có thể đưa chính sách BHXH đến với NLĐ gần hơn. Vì vậy để tận dụng những lợi thế này của tổ chức công đoàn, BHXH huyện nên phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Công đoàn cơ sở.
Tăng cuờng phối hợp với cơ quan cấp giấy phép hoạt động sản xuất KD cho đơn vị SDLĐ để có thông tin về biến động tăng, giảm số lượng đơn vị SDLĐ trên địa bàn quản lý.
Trao đổi thông tin giữa cơ quan BHXH với cơ quan thuế để thống nhất mức