CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 33)

TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

III.1. Định hướng phát triển thị trường lao động

Sau một thời gian có su hướng chững lại, nền kinh tế nước ta đang dần lấy lại và phát triển cao trong những năm gần đây. Năm 1999 - 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đạt 6,2%. Sang năm 2000- 2001 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 6,4%- 7,5%. Song song với việc tăng trưởng kinh tế, đưa ra những định hướng về phát triển thị trường lao động nhằm điều chỉnh thị trường lao động một cách tương đối và hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

III.1.1. Định hướng đối với cung lao động

a. Giảm lao động trong nước

b.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực c. Phải thực hiện đồng bộ và lâu dài

III.1.2. Định hướng đối với cầu lao động

a. Phát triển kinh tế – xã hội

b. Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn. c. Mở cửa, lưu thông hàng hoá, vốn, tiền tệ và sức lao động với thị trường lao động quốc tế.

III.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt nam

III.2.1. Đối với cung lao động

Các thông tin về phía cung lao động cần phải chú ý thông tin thu thập các thông tin liên quan đến cung lao động bao gồm: Những người bước vào độ tuổi lao động những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc làm và có nhu cầu tìm việc làm, những người có nguy cơ mất việc làm. Những thông tin cần thu thập là họ tên, tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, chỗ ở, trình độ đào tạo, khả năng, sở thích của mỗi người lao động. Nhu cầu về việc làm, các thông tin cập nhật từ cấp xã, phường, thị trấn, thị xã đến thành phố nơi người lao

động đang cư trú hoặc đang làm việc các thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, và hình thành các phương pháp dự báo ngắn hạn, dài hạn, về ssó lượng, chất lượng.

Về ngắn hạn

Trong lĩnh vực đào tạo phát triển, nhà nước nên đặt ưu tiên ngân sách và huy động ngoài ngân sách để củng cố ngay các trường dạy nghề tại địa phương thực hiện đào tạo có mục tiêu. Các trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan trường này cần phải phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước để xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo để làm căn cứ tuyển chọn và đào tạo công nhân đáp ứng nhu cầu theo ngành nghề và nền kinh tế đang cần. Đặc biệt trong ngành nông - lâm nghiệp cần nâng cao năng lực đào tạo nhân lực, trước hết trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở nông thôn bao gồm: sớm khắc phục tình trạng đào tạo theo diện hẹp, ngành hẹp, chuyên môn hoá quá sớm, nâng cấp, phát triển ngành, điều chỉnh lại nội dung và cơ cấu ngành nghề, môn học, xây dựng một số ngành đào tạo mới, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề đào tạo. Đồng thời tiến hành các biện pháp đào tạo, đào tạo lại nghề cho lao động dôi dư do chuyển đổi, sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, triển khai việc sắp xếp doanh nghiệp theo quyết định số 177/ 199/ QĐ - TTG của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngoài ra còn xây dựng quỹ đào tạo chung cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, nhằm đào tạo lại nghề cho lao động bị thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu, do chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật. Cần có các biện pháp khuyến khích trợ vốn, thuế, thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp giữa công nhân đã có tay nghề đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài phục vụ chuyển giao công nghệ và tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại. Các công nhân này phải tiếp tục chuyển giao lại kiến thức cho đội ngũ công nhân trong nước. Mặc khác quy định cụ thể về chế độ làm việc hoặc hoàn trả chi phí đào tạo đối với những người sau khi đào tạo không trở về doanh nghiệp cũ. Ngoài ra để giảm áp lực về cung lao động trong nước cần đẩy mạnh xuất khảu lao động ra nước ngoài kèm theo quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền

lợi và trách nhiệm của người được đi học, đào tạo ở nước ngoài. Đặc biệt cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa cung và cầu lao động.

Về dài hạn.

Muốn có nguồn nhân lực có chất lượng cao trước hết cần phải có thời gian. Điều này đã được Nhà nước nhận thức rất rõ ràng và đề ra chiến lược phát triển con người toàn diện và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn diện và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, tuy nhiên chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến số lượng, nhưng chưa chú ý đến chất lượng lao động. Chiến lược giáo dục đào tạo phải gắn với chiến lược kinh tế –xã hội của đất nước. Do đó cần phải có cơ cấu và chấn chỉnh lại hệ thống các trường cao đẳng, Đại học, các trường dạy nghề. Các hình thức dạy nghề từ trung ương đến các địa phương cần được mở rộng, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá. Có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp ưu tiên tỷ trọng đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn để cải tạo lại cơ cấu nguồn lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt đối với các trường cao đẳng, cần chú trọng ngay ngành nghề. Nhiệm vụ của đào tạo phải nhằm tạo ra một lực lượng lao động mà nền kinh tế cần. Cần mở rộng hệ thống các trường dạy nghề và xây dựng mối quan hệ chiều ngang giữa trường dạy nghề và các cơ quan hoạch định chính sách của Nhà nước. Ngay từ bây giờ cần giới thiệu, cung cấp cho con em học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học hiểu biết trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp cũng cần đào tạo cho các đối tượng khác theo nhu cầu. Chú trọng công tác tuyển chọn và đào tạo cho lao động đi xuất khẩu. Vấn đề đào tạo cho người lao động trước khi đi xuất khẩu . Vấn đề đào tạo cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài là khâu quan trọng có tính chất quyết định để tổ chức xuất khẩu giữa vững và phát triển thị trường trong tương lai.

III.2.2. Đối với cầu lao động

Chính phủ cần để ra các chính sách để bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 6,7 - 7,5%/ năm, nhằm đẩy nhanh sản xuất tạo thêm chỗ làm việc cho người lao động. Cầu lao động bao gồm: các đơn vị hành chính, các đơn vị sử dụng lao động. Các thông tin thu nhập là: số lao động đang được

sử dụng, số chỗ làm việc còn thiếu người và yêu cầu đối với người lao động khi đảm đương công việc ở chỗ làm việc còn thiếu đó. Thu nhập các thông tin về cầu lao động và các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động... cần phải có những biện pháp đảm bảo tăng cường là tạo được nhiều việc làm càng tốt thông qua các biện pháp kinh tế là chính. Cần phải cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư tư nhân trong mọi lĩnh vực.

Ngoài ra các tổ chức trên còn có mặt yếu về trình đọ quản lý do vậy muốn đẩy mạnh sự phát triển của các tổ chức này cần phải trang bị trình độ, kỹ năng quản lý cho những người ở các cơ sở sản xuất. Nhà nước và bộ lao động thương binh và xã hội nếu hỗ trợ bằng cách mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho các người chủ, người quản lý chủ cơ sở. Khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế gia đình để giải quyết việc làm tại chỗ, khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ qua đó có sự tuyển chọn lao động có trình độ khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao. Nâng Công ty hiệu quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm bằng nhiều cách chẳng hạn; xây dựng hệ thống hướng dẫn, giám sát điều tra, điều chỉnh chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Cần nâng cao vai trò của các cấp địa phương trong giải quyết việc làm. Bao gồm trách nhiệm, giám sát, thực hiện và đánh giá, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chương trình khi không đạt mục tiêu. Nên thực hiện chương trình, một cách đồng bộ, ưu tiên những vùng căng thẳng về việc giải quyết việc làm và cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Do đó, Nhà nước nên thiết lập các kênh thông tin nhằm cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về sản phẩm, thị trường về lao động cho nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Nhu cầu về thông tin thị trường là nhu cầu cần thiết cho tất cả các nhà sản xuất, các đơn vị, các ngành.

C. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài. “ thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Cho ta thấy một bức tranh về thị trường lao động Việt Nam trong thời gian qua, thông qua những chỉ tiêu như cung lao động, cầu lao động và muối quan hệ cung - cầu. Những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong cơ cấu lao động, vấn đề về giải quyết việc làm, chất lượng của nguồn lao động. Ngoài ra Việt Nam là một nước đang phát triển do đó quy mô dân số trẻ phân bố không đều, tốc độ tăng dân số cao. Một loạt những vấn đề cấp bách và thiết thực như vậy, nhưng điều quan trọng nhất đối với mỗi sinh viên chúng ta là trau rồi những kiến thức về chuyên ngành, nắm được thực tế về dân số, tốc độ tăng nguồn lao động... để từ đó nhận thấy mình phải có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm đó là chúng ta phải học tập, rèn luyện, nắm vững những kiến thức cơ bản, tìm tòi, sáng tạo và đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta.

Những năm vừa qua, Việt Nam đã phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và không ngừng học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của những nước phát triển. Mở rộng cùng hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy một thực tế quá khó của dân tộc và tỉnh táo trước mọi mưu đồ của đối tác. Do đó mở cửa, bắt tay và hội nhập với các nước phải trên phương châm “ hội nhập chứ không hoà tan”. Với nền kinh tế chiếm 62,27% dân số là nông nghiệp. Sự phát triển còn ở những bước đầu tiên còn non nớt và yếu kém.

Vấn đề đặt ra ở đây là chiến lược phát triển con người bởi lẽ con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình sản xuất, mà quá trình sản xuất thì quyết định đến sự phát triển của đất nước. Để thực hiện chiến lược phát triển con người tạo điều kiện phát triển thị trường lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu đối vơí chính sách phát triển nhân lực trong thời gian tới. Đây là nhiệm vụ to lớn, khó khăn. Cơ hội có việc làm phải được mở rộng đủ để đảo ngược xu thế thất nghiệp đang tăng năng suất lao động cũng như thu nhập của người nghèo. Vấn đề việc làm ngày nay không chỉ là giải quyết sự mất cân bằng đối với số lượng giữa cung và cầu lao động mà còn là sự thay đổi về chất lượng việc làm. Thực hiện được điều đó sẽ là đóng góp đáng kể cho sự phát triển nhân

lực nhằm mục đích nâng cao kỹ năng của con người và chất lượng cuộc sống của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kinh tế lao động - 1998

2. Kinh tế học. DV.Begg

3. Tạp chí về thông tin thị trường lao động số 4, 6, 7 (1999), số 1,3 (2000), số 4, 5, 7 (1997), số 2,3 (2001)

4. Tạp chí báo lao động - xã hội số 4,7 (1997); số 4 5. Niên giám thống kê - 1998

6. Thời báo kinh tế Việt Nam số 129 (851) 26/10/2001 7. Của cải của thế giới - AD. Smith

MỤC LỤC

Trang

A. LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I. Những vấn đề chung về thị trường lao động 3

I. Khái niệm thị trường lao động 3

I.1. Một số quan niệm về thị trường lao động 3

I.2. Khái niệm thị trường lao động 5

II. Các nhân tố tác động đến thị trường lao động 5

II.1. Cung lao động 5

II.1.1. Tốc độ tăng của dân số 5

II.1.2. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động 6

II.1.3. Khả năng cung thời gian lao động 6

II.2. Cầu lao động 7

II.2.1. Sự phát triển của kinh tế xã hội 7

II.2.2. Khoa học kỹ thuật phát triển 7

II.2.3. Các chính sách của Nhà nước 7

III. Vai trò của thị trường lao động 8

Chương II. Phân tích thực trạng thị trường lao động việt nam trong thời gian qua

9 II.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam 9 II.1.1. Cung lao động vượt quá cần gấp sức ép mạnh về việc làm, đồng

thời với một tỷ lệ lao động dư thừa lớn trong năm gần đây

9 II.1.2. Trình độ tay nghề và cơ cấu lao động cung lao động không đáp

ứng được cầu

10

II.1.3. Chất lượng của lực lượng lao động 12

II.2. Thực trạng về cung lao động Việt Nam 13

II.2.1. Tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao 13

II.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động

14

II.3. Thực trạng về cầu thị trường lao động 17

II.3.1. Trong cơ cấu lao động theo ngành, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu

17 II.3.2. Sự biến đổi khá lớn về cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động trong khu

vực Nhà nước

19 II.3.3. Thu hút lao động phụ thuộc vào só thuê lao động 20

II.4. Mối quan hệ cung - cầu lao động 22

Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam

24 III.1. Định hướng phát triển thị trường lao động 24

III.1.1. Định hướng đối với cung lao động 24

III.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam

24

III.2.1. Đối với cung lao động 24

III.2.2. Đối với cầu lao động 26

Một phần của tài liệu thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w