Hình 3.7:Bịch phôi nấm bào ngư Nhật trồng trên cơ chất vỏ cà phê
Bảng 3.4:Tốc độ lan tơ trên môi trường cơ chất vỏ cà phê Thời gian (ngày) Chiều dài sợi nấm (mm)
8 22
14 66
19 96
26 148
47
Hình 3.8: Sự lan tơ nấm trên cơ chất vỏ chất vỏ cà phê
Từ bảng 3.4 tính được tốc độ lan trung bình của tơ nấm trên cơ chất vỏ cà phê: - Trong 6 ngày (từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14): 7,3 mm/ngày
- Trong 5 ngày (từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 19): 6 mm/ngày - Trong 7 ngày (từ ngày thứ 19 đến ngày thứ 26): 7,4 mm/ngày - Trong 10 ngày (từ ngày thứ 26 đến ngày thứ 36): 3 mm/ngày Nhận xét:
Theo kết quả thực tế được chỉ ra ở bảng và biểu đồ ta thấy: Sau 8 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới, tơ nấm ăn từ trong ra ngoài tạo lên một lớp có màu trắng lợt ở phía ngoài bịch. Đến ngày thứ 14 thì tơ nấm đã hoàn toàn thích nghi với môi trường cơ chất mới, biểu hiện là sự lan tơ khá mạnh. Tuy nhiên, lúc này hệ sợi còn thưa mảnh, chưa có sự bện kết.
Một đặc điểm rất dễ nhận biết những bịch phôi của nấm bào ngư Nhật với những loài bào ngư hay linh chi khác là hệ sợi tơ trắng mang giọt dịch đen trên đỉnh chứa các bào tử vô tính. Tạo nên những điểm lấm tấm đen rất đặc trưng mà các loại nấm khác không có.
48
Đến ngày thứ 26 thì hệ sợi đã dày hơn, kết cấu chặt chẽ, các gai nhọn mang dịch đen xuất hiện dày đặc, lúc này kích thước sợi nấm là 148 mm. Tốc độ lan trung bình của tơ nấm trên cơ chất vỏ cà phê rất ổn định. Đến ngày thứ 36 tốc độ lan trung bình của tơ nấm giảm còn 3 mm/ngày, khi này bịch phôi tơ đã lan kín.
Khi bịch phôi đã lan kín tơ thì chuyển ra nhà chăm sóc ra thể quả, tắm bịch thật sạch sau đó mới tháo nút bông để đón nấm. Nhà nuôi nấm phải thường xuyên tưới nước để duy trì nhiệt độ từ 25 - 300C và ẩm độ khoảng 80 - 85%. Sau 5 ngày, bịch phôi ra quả thể. Khi thu hoạch nấm thì không nên để nấm ra to mới hái để có sản lượng cao. Sản lượng nấm phụ thuộc vào chất lượng sợi nấm mọc trên cơ chất. Chất lượng nấm phụ thuộc vào kích thước của mũ nấm. Mũ nấm càng lớn (tức là càng già) thì chất lượng của nấm càng giảm. Nên thu hoạch nấm khi đường kính ngang của mũ nấm khoảng từ 8 – 10 cm.
49
Hình3.10: Quả thể dạng dùi trống
50
Hình 3.12: Quả thể dạng phểu lệch
51 Quy trình nuôi trồng được tóm tắt dưới đây:
3.2. Hiệu suất sinh học của nấm bào ngư Nhật trên cơ chất vỏ cà phê
Trên 193,6 kg cơ chất vỏ cà phê, chúng tôi thu hoạch được 75,6 kg nấm bào ngư nhật. Vậy hiệu suất sinh học là:
(75,6:193,6) x 100% = 39%
Nều đưa vào sản xuất là 1.000 kg cơ chất vỏ cà phê thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm bào ngư Nhật là:
Vỏ cà phê đã xử Giống - Độ ẩm 80 - 85% - Ánh sánh khuếch tán nhẹ - Nhiệt độ: 25 - 300C Khử trùng
Giá thể được cấy
Hình thành quả Ủ tơ nấm Đóng vào bịch
Thu hái
52 -Chi phí:
Túi nilong (18 x 30 cm):6kg x30.000đ/kg = 180.000đ
Bông nút: 3kg x 15.000đ/kg = 45.000đ
Vôi bột = 100.000đ
Giống nấm: 25 chai giống cấp 3 x 15.000đ = 375.000đ
Công lao động: 25 công x 20.000đ = 500.000đ
Điện nước = 250.000đ
Củi đốt = 100.000đ
Nhà xưởng = 250.000đ
Khấu hao chi phí khác = 150.000đ
Tổng cộng = 1.950.000đ
-Thu nhập
Năng xuất là 39% = 390 kg nấm bào ngư Nhật
Nấm tươi: 390 x 15.000đ (giá bán thấp nhất) = 5.850.000đ -Lợi nhuận tối thiểu:
53
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm bào ngư Nhật trên ba mội trường là môi trường PGA cài tiến (giống cấp 1), môi trường hạt lúa (giống cấp 2), và môi trường cọng mì (giống cấp 3) chúng tôi đi đến những kết luận sau:
1. Nên dùng giống cấp một tại thời điểm ngày thứ 21 để cấy chuyền làm giống cấp hai, dùng giống cấp hai tại thời điểm ngày thứ 25 để cấy chuyền làm giống cấp ba, dùng giống cấp ba tại thời điểm ngày thứ 27 để cấy vào các bịch cơ chất tiến
hành nuôi trồng ra thể quả.
2. Tốc độ đi tơ trên môi trường PGA cải tiến là nhanh nhất vì trong môi trường, các chất dinh dưỡng ở dạng đơn chất dễ hấp thụ như acid amin; đường đơn (glucose) hơn nhiều hai môi trường còn lại.
3. Tốc độ đi tơ trên môi trường cọng mì chậm hơn trên môi trường thạch và môi trường hạt vì chất dinh dưỡng trên môi trường cọng mì kém hơn trên môi trường thạch và môi trường hạt.
4. Từ việc xây dựng đươc quy trình trống nấm bào ngư Nhật trên cơ chất vỏ cà phê. Các địa phương trồng cà phê có thể tận dụng vỏ cà phê làm cơ chất nuôi trồng nấm bào ngư Nhật mà không cần sử dụng mạt cưa cao su để trồng nấm như trước kia. Như vậy từ một phế phẩm nông nghiệp, vỏ cà phê trở thành một nguồn cơ chất quí giá để trồng nấm. Hằng năm, sau mùa vụ cà phê bà con có thể tận dụng thời gian này để nuôi trồng nấm bào ngư Nhật trên vỏ cà phê, vừa góp phần xử lý môi trường lại vừa tăng thêm thu nhập, tiết kiệm được chi phí sản xuất.
5. Nấm bào ngư Nhật có những ưu điểm sau: thích ứng nhiệt rộng, tăng trưởng tạo thể quả lớn, dễ nuôi trồng, quả thể của nấm bảo quản được lâu và vận chuyển ít bi hư hại hơn nấm bào ngư trắng. Vì thế nấm bào ngư Nhật rất thích hợp cho việc nuôi trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều địa phương trên nước ta.
54 4.2.Kiến nghị
Từ những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu nuôi trồng chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:
1. Phải có những nghiên cứu sâu hơn nhằm tối ưu hóa các công đoạn trong quy trình nuôi trồng nấm bào ngư Nhật trên vỏ cà phê. Đặc biệt là các điều kiện như cân bằng dinh dưỡng trong môi trường cơ chất vỏ cà phê, các điều kiện nuôi trồng như: điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để nấm có năng suất cao hơn, thể quả ra đồng đều hơn. Có vậy mới có thể đi đến nâng cao hiệu suất sử dụng sinh học của nấm bào ngư Nhật trên cơ chất vỏ cà phê.
2. Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và sinh học của các hoạt chất sinh học có trong nấm bào ngư Nhật và các thử nghiệm lâm sàng
để chứng minh giá trị không kém giống của các nước khác về hai mặt giá trị dinh
dưỡng và giá trị dược liệu. Từ đó tuyên truyền quảng bá loài nấm quý này đến tay người tiêu dùng, phục vụ công tác xuất khẩu.
3. Tiến hành thử nghiệm nuôi trồng nấm bào ngư Nhật trên các môi trường cơ chất phế phẩm nông nghiệp khác như bã mía, xơ cọ dừa, cùi bắp,bông phế thải, rơm rạ, vỏ hạt bông… để có thể tận dụng được nguồn phế phẩm này thành nguồn cơ chất quí giá trồng nấm.
4. Tiếp tục nghiên cứu cơ chất vỏ cà phê sau khi trồng nấm bào ngư có thể sử dụng làm phân bón vì đối với cơ chất mạt cưa cao su sau khi trồng nấm được sử dụng làm phân bón.
5. Tăng thêm thời gian thực nghiệm làm đồ án tốt nghiệp để tăng độ tin cậy của kết quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Lân Dũng, 2005: Công nghệ nuôi trồng nấm, tập I, II. Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội
2. GS.TS.Trần Đình Đằng, TS Nguyễn Hữu Ngoan, 2007: Tổ chức cơ sở sản xuất một
số loại nấm ăn ở trang trại và gia đình (nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò). Nhà xuất bản
nông nghiệp.
3.GS.PTS.Nguyễn Hữu Đồng, KS.Đinh Xuân Linh, KS.Nguyễn Thi Sơn, TS.Zani
Federico, 2005: Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng nấm ăn. Nhà xuất bàn nông
nghiệp.
4.Bùi Xuân Đồng, 1977: Một số vấn đề về nấm học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội.
5.Nguyễn Hồng Hà, 1997: Phân lập, tuyển chọn các loài vi sinh vật sử dụng trong sản
xuất nấm ăn, axít glutamic, lizin và triển vọng áp dụng, Luận án phó tiến sĩ khoa học sinh học. Viện công nghệ sinh học.
6.Trịnh Tam Kiệt, 1998: Nấm lớn ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội.
7.Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2004: Nghiên cứu sự phân hủy Lignin của một số nấm
đảm và khả năng ứng dụng, Luận án Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên TpHCM
8. Lê Xuân Thám, Hòang Nghĩa Dũng, Trần Hữu Độ, 1999: Nghiên cứu công nghệ
hóa loài nấm Bào ngư mới: Pleurotus blaoensis mới phát hiện ở Bảo lộc, Lâm đồng.
Đại hội Công nghệ sinh học Quốc gia I, 9-10/12/1999. Hà Nội.
9. Lê Xuân Thám, Cao Ngọc Minh Trang, 2003: Kiểm tra và bổ sung mới pha bất
toàn anamorph cho các nấm Bào ngư thuộc phân chi Coremiopleurotus. Thông tin
Công nghệ sinh học ứng dụng, Số 1: 7-11.
10. Lê Duy Thắng, 1999: Kỹ thuật trồng nấm, tập I. Nuôi trồng một số nấm ăn thông
dụng ở việt nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp.HCM.
11.Cao Ngọc Minh Trang, 2002: Bổ sung dẫn liệu nghiên cứu nấm bào ngư pleurotus
phân chi Coremiopleurotus tại Việt Nam. Luận án thạc sỹ sinh học, trường đại học Đà
12. Phòng Thống kê huyện Di Linh: Niên giám thống kê huyện Di Linh.
13. Thông tin KHCN:Sản xuất phân vi sinh từ vỏ trấu cà phê tỉnh Lâm Đồng,số ra thứ
bảy 31/5/2008. Tiếng Anh
14. Han, Y.H., K.M. Chen, and S. Cheng, 1974: Characteristics and cultivation of
new Pleurotus in Taiwan. Mushroom Science 9 (2): 167-173.
15. Iracabal, B., Zervakis, G.I. & Labareøre, J. 1995: Molecular systematics of the
geneus Pleurotus: analysis of restriction length polymorphisms in ribosomal DNA.
Microbiology 141: 1479-1490.
16. Kettner, M. 1980: Genetische und systematische Untersuchungen an Pleurotus
cystidiosus und Pleurotus abalonus. Zulassungsarbeit, Universitate Regensburg.
Germany.
17. J.F. Kennedy,1989:Cellulose: structural and functional aspects , Lond. : Ellis
Horwood
18. Neda, H. & Furukawa, H. 1987: Pleurotus abalonus Han, Chen et Cheng, a newly