u Kr Kd d (3.5)
4.2.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi cài đặt các thông số cho bộ điều khiển, máy biến tần ta tiến hành khởi động dây chuyền sản xuất vào thời điểm 17 giờ 37 phút 12 giây với giá trị đặt nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát là SV = 70 0C và thu được kết quả như sau:
Hình 4.6 Đồ thị dung dịch pha A, B và nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát sau khi khởi động dây chuyền sản xuất 7 phút
Ta nhận thấy, lưu lượng dung dịch pha A và B nhanh chóng được ổn định với sai lệch không đáng kể, nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát được giữ ổn định ở 70 ± 0,5 0 sau ~ 7 phút.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 4.7 Đồ thị dung dịch pha A sau khi khởi động dây chuyền sản xuất 7 phút
Hình 4.8 Đồ thị nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát sau khi khởi động dây chuyền sản xuất 7 phút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 4.9 Đồ thị dung dịch pha A, B và nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát sau khi khởi động dây chuyền sản xuất 22 phút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 4.11 Đồ thị nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát sau khi khởi động dây chuyền sản xuất 22 phút
Ta nhận thấy, nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát được giữ ổn định ở 70 ± 0,8 0 sau 22 phút. Sai lệch này là không đáng kể và đáp ứng được yêu cầu công nghệ là (68 – 73) 0C.
Hình 4.12 Đồ thị nhiệt độ keo ở đầu ra máy làm mát sau khi loại bỏ hệ thống điều khiển ổn định nhiệt độ tự động, chuyển sang điều chỉnh lưu lượng nước làm mát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khi loại bỏ hệ thống điều khiển ổn định nhiệt độ tự động, chuyển sang điều chỉnh lưu lượng nước làm mát bằng cách điều chỉnh van bằng tay, nhiệt độ keo có thời điểm tăng lên trên 75 0C, điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
4.3. Kết luận
Sau thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu hệ thống ổn định nhiệt độ làm mát keo trong dây chuyền sản xuất keo nhũ” tác giả đã:
- Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết điều khiển quá trình để hiểu rõ bản chất của điều khiển quá trình và phân biệt điều khiển quá trình với các lĩnh vực điều khiển khác.
- Hiểu và lựa chọn được các sách lược điều khiển phù hợp với hệ thống điều khiển nhiệt độ.
- Hiểu được một số phương pháp chỉnh định tham số bộ điều khiển PID thông dụng để ứng dụng thiết kế bộ điều khiển cho dây chuyền sản xuất tại đơn vị.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về mặt thời gian, trình độ nhận thức và điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn nên bản luận văn chưa ứng dụng được nhiều các phương pháp để kiểm nghiệm, so sánh và lựa chọn thông số tối ưu cho bộ điều khiển do đó không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến bổ sung, phê bình góp ý của các thày cô và các bạn đồng nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/