Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

IV) Thực trạng – giải pháp

2)Một số giải pháp

Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng thương mạiViệtNam.

2.1) Đối với Nhà nước

Nhà nước ban hành khung pháp lý cho việc phát triển thanh toán điện tử, chữ ký điện tử… Cụ thể:

- Chính phủ sớm xây dựng nguyên tắc thực hành thống nhất cho các hoạt động TMĐT với nội dung đưa ra các khái niệm và quy định điều chỉnh các giao dịch thương maik được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

- Pháp luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và quy định mức độ mã hoá được thực hiện vào hoạt động TMĐT

- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ TMĐT thực hiện thanh toán điện tử như: cấp vốn cho NHTM đầu tư công nghệ hiện đại, cho phép hưởng chính sách ưư đãi đầu tư trong nước, vay vốn dai hạn , có chính sách khuyến khích các dự án đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.

2.2) Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Môi trường pháp lý đóng vai trò quyết định cho việc hiện đại hoá và phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Ngân hàng Nhà nước hiện nay là nơi ban hành các văn bản, chính sách, qui định về nghiệp vụ ngân hàng cũng như những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: ATM, E-BANKING, Thương mại điện tử, InternetBanking... Ngân hàng cần có chính sách khuyến khích , hỗ trợ các NHTM tự đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử; ban hành quy chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử; hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để thực hiện thanh toán bù trừ tự động giữa NHNN với các tổ chức tín dụng và khách hàng.

Mới đây, Chính phủ mới ban hành quyết định số 44/2002/ QĐ-TTg về

việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán. Đồng thời Ngân hàng nhà nước đó bắt đầu cung cấp cho WTO các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo yêu cầu của WTO và IMF. Điều này có nghĩa là Ngân hàng nhà nước sẽ sớm thúc đẩy quá trình hiện đại hoá các Ngân hàng thương mại Việt nam.

thương mại Việt Nam

- Mạnh dạn lựa chọn và xây dựng chiến lược đầu tư công nghệ mới và hiện đại cho phù hợp với cơ chế chung và điều kiện riêng có của từng ngân hàng một cách hợp lý

- Tiêu chuẩn hóa qui trình xử lý nghiệp vụ của Ngân hàng theo định hướng khách hàng. Các ngân hàng thông qua hiệp hội ngân hàng cần thoả thuận và thống nhất với nhau về các tiêu chuẩn kỹ thuật và nghiệp vụ thanh toán (như mã số khách hàn, mã số các loại tài khoản, chuẩn giao thức thanh toán…) các thoả thuận liên quan tới thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch TMĐT.

- Sớm đưa ra các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như ATM, Home Banking, Internet Banking và Thương mại điện tử. Xây dựng mạng thông tin nội bộ và hệ thống các ứng dụng hỗ trợ các cấp quản lý và điều hành kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Ngoài ra, cần phải thường xuyên quán triệt từ cấp lãnh đạo đến từng cán bộ Ngân hàng trong việc tận dụng, chia sẻ các nguồn thông tin vốn có trong nội tại Ngân hàng cũng như những nguồn thông tin khác.

- Thường xuyên phổ cập kiến thức cụng nghệ thông tin và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiên tiến cho các cấp, đặc biệt là các cấp lãnh đạo.

- Ngân hàng cần đào tạo những cán bộ chủ chốt vừa có am hiểu về nghiệp vụ Ngân hàng vừa có trình độ về công nghệ thông tin và ngân hàng

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Ngành TMĐT đã tạo nên một hình thức cạnh tranh mới buộc các ngân hàng phải lựa chọn các hình thức mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Sự tham gia TMĐT cũng làm nảy sinh các vấn đề về công nghệ của ngân hàng. Các ngân hàng giải quyết được những thách thức này sẽ quyết định được sự ảnh hưởng của mình đối với thị trường điện tử hoá. Ngân hàng có lý do quan trọng thúc đẩy các sản phẩm mạng. Nếu ngân hàng thất bại trước những cơ hội mà Internet tạo ra, tuy ngân hàng vẫn có thể thực hiện thanh toán giữa người mua và người bán liên quan đến TMĐT, nhưng ngân hàng sẽ ít có cơ hội quan hệ với người mua và người bán hoặc cung cấp các sản phẩm của mình trên thị trường điện tử hoá. Ngược lại, nếu ngân hàng có đại diện trên Internet, ngân hàng sẽ có vị trí cả ở các sản phẩm truyền thống, đồng thời phát triển và bán các sản phẩm mới nhờ việc tham gia thị trường điện tử hoá.

Hiện nay, ngân hàng đã bắt đầu sử dụng Internet để cung ứng các sản phẩm ngân hàng truyền thống một cách hữu hiệu. Hơn nữa, một số ngân hàng đã có các bước đi xa hơn, để phát triển các sản phẩm mới được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho các giao dịch thương mại điện tử.

Để hoạt động thương mại điện tử trong ngân hàng thương mại Việt Nam có thể phát triển ngày càng đuổi kịp với các nước phát triển trên thế giới đòi hỏi rất nhiều điều kiện từ chính nội tại các ngân hàng và không thể không kể đến vai trò quan trọng của các chính sách phát triển, hội nhập quốc tế, tự do hoá tài chính…của nhà nước. Chúng em xin đựơc đưa ra một vài giải pháp phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng như trên.

Rất mong được sự góp ý, nhận xét cuả các thầy cô giáo.

Hà Nội, tháng 03 năm 2005 Sinh viên thực hiện Thái Phương Linh Trần Thị Minh Huệ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)Các trang web: www.ICB.com.vn, www.vnemart.com.vn, www.vneconomy.com.vn, www.dotaco.com.vn, www.vn.post.mpt.gov.vn

2) Giáo trình thương mại điện tử ( Nxb thống kê /1999 )

3) Tạp chí ngân hàng các năm : số 6/2000 , số5/2001, số11/2003, số 13/2003, số 3 /2004, số 7/2004, số 10/2004, số 11/2004

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 25 - 28)