15.1.TẠO TRIGGER

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ bản Oracle PLSQL chuẩn (Trang 98 - 101)

- Thay DEPTNO của các nhân viên này bằng DEPTNO của Boston Thay lương mỗi nhân viên bằng lương trung bình của bộ phậ n * 1.1 Thay commission c ủ a

15.1.TẠO TRIGGER

Khi tạo database trigger, ta cần lưu ý tới một số tiêu chí như: Thời gian thực hiện: BEFORE, AFTER

Hành động thực hiện: INSERT, UPDATE, DELETE Đối tượng tác động: bảng dữ liệu

Loại trigger thực hiện: trên dòng lệnh hay trên câu lệnh Mệnh đề điều kiện thực hiện

Nội dung của trigger 15.1.1. Phân loại trigger

Ta có thể phân loại trigger theo thời gian thực hiện như: BEFORE và AFTER.

BEFORE trigger: Trigger được kích hoạt trước khi thực hiện câu lệnh. Việc này có thể cho phép ta loại bớt các phép xử lý không cần thiết, thậm chí có thể rollback dữ liệu trong trường hợp có thể gây ra các ngoại lệ (exception). Trigger thuộc loại này

thường được sử dụng đối với các thao tác INSERT hoặc UPDATE.

AFTER trigger: Câu lệnh được thực hiện xong thì trigger mới được kích hoạt. Thực hiện các công việc thường phải làm sau khi đã thực hiện câu lệnh.

INSTEAD OF trigger: Loại trigger này cho phép người sử dụng có thể thay đổi một cách trong suốt dữ liệu của một số view mà không thể thực hiện thay đổi trực tiếp được. Với INSTEAD OF trigger, ta có thể thực hiện với cả ba thao tác: insert, update, delete.

Ta cũng có thể phân loại trigger theo loại câu lệnh kích hoạt như: INSERT, UPDATE, DELETE. Trong các trigger thuộc một trong ba loại lệnh: INSERT, UPDATE,DELETE. Trigger UPDATE cần phải chỉ rõ thêm tên cột dữ liệu kích hoạt trigger mỗi khi giá trị dữ liệu trong đó bị thay đổi. Bên trong Trigger có thể có chứa các lệnh thao tác dữ liệu. Do đó, cần phải tránh trường hợp lặp lại theo kiểu đệ quy.

Một cách khác ta cũng có thể phân loại trigger theo số lần kích hoạt. theo đó sẽ có 02 loại trigger: Trigger mức lệnh: Trigger được kích hoạt mỗi khi thực hiện câu lệnh.

Trigger mức dòng lệnh: Trigger được kích nhiều lần ứng với mỗi dòng dữ liệu chịu ảnh hưởng bởi thao tác thực hiện lênh.

Hình vẽ 15. Thứ tự thực hiện trigger

15.1.2. Lệnh tạo trigger

Ta có thể tạo trigger thông qua lệnh script. Cú pháp lệnh tạo trigger mức câu lệnh:

CREATE [OR REPLACE] TRIGGER trigger_name timing event1 [OR event2 OR event3] ON table_name

BEGIN

PL/SQL Block; END;

Cú pháp lệnh tạo trigger mức dòng dữ liệu:

CREATE [OR REPLACE] TRIGGER trigger_name timing event1 [OR event2 OR event3] ON table_name

[REFERENCING OLD AS old | NEW AS new] FOR EACH ROW

[WHEN condition] BEGIN

PL/SQL Block; END;

Với:

trigger _name Tên trigger

timing Thời gian kích hoạt trigger

event Loại câu lệnh kích hoạt trigger

referencing Tên biến thay thế cho giá trị trước và sau thay đổi của dòng dữ liệu đang xử lý FOR EACH ROW Trigger thuộc loại tác động trên dòng dữ

liệu

WHEN Chỉ ra một số điều kiện ràng buộc thực hiện trigger

table_name Tên bảng dữ liệu có gắn trigger trên đó PL/SQL Block Nội dung khối lệnh SQL và PL/SQL trong

Ví dụ:

CREATE OR REPLACE TRIGER secure_emp BEFORE INSERT ON emp

BEGIN

IF TO_CHAR(sysdate,’DY’) IN (‘SAT’,’SUN’)

OR TO_CHAR(sysdate,’HH24’) NOT BETWEEN ‘08’ AND ’18’ THEN

RAISE_APPLICATION_ERROR (-20500,

’Thời gian làm việc không phù hợp’); END IF;

END;

CREATE OR REPLACE TRIGER audit_emp_values AFTER DELETE OR INSERT OR DELETE ON emp FOR EACH ROW

BEGIN

INSERT INTO audit_emp_values (user_name, timestamp, id, old_last_name, new_last_name, old_title, new_tile, old_salary, new_salary)

VALUES (USER, SYSDATE, :old.empno, :old.ename,

:new.ename, :old.job, :new.job, :old.sal, :new.sal);

END;

15.1.3. Sử dụng Procedure builder để tạo trigger

Ta cũng có thể tạo database trigger thông qua công cụ Procedure builder của Oracle. Ta lần lượt thực hiện theo các bước sau:

1. Kết nối tới database

2. Dịch chuyển tới đối tượng đặt trigger trong phần Object Navigator

3. Chuyển tới phần trigger rồi bấm nút New để tạo mới trigger.

4. Đặt các tuỳ chọn về thời gian, kiểu,.. cho trigger

5. Soạn thảo nội dung của trigger

Hình vẽ 16. Tạo trigger bằng công cụ Procedure Builder

Hình vẽ 17. Trigger tác động trên dòng dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ bản Oracle PLSQL chuẩn (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w