Về độ nhám bề mặt:

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng bề mặt thép SKD61 khi gia công bằng phương pháp gia công tia lửa điện với điện cực đồng và dung môi dầu (Trang 50 - 87)

Sau khi gia công bề mặt gia công không hoàn toàn phẳng mà nó để lại nhưng nhấp nhô, chính là độ nhám bề mặt. Điều này làm giảm đặc tính chống mài mòn và tăng nguy cơ bị ăn mòn hoá học.

Khi gia công thô sẽ có độ nhám rất lớn, tạo ra bề mặt thô. Bề mặt càng thô thì tính chống mài mòn càng kém và nguy cơ bị ăn mòn hoá học càng cao.

R D S

Rmax

Hình 2.2 Cấu trúc tế vi của chi tiết gia công bằng xung định hình

Theo lý thuyết thì bề mặt bị ăn mòn tạo ra những viết lõm hình vòm bán cầu chồng mép lên nhau. Nhưng trong thực tế thì không có sự đều đặn như hình vẽ, mà hình dạng của chúng thay đổi đi nhiều do hơi kim loại ngưng tụ lại.

Hình 2.2 cho ta thấy cấu trúc tế vi của bề mặt gia công bằng tia lửa điện. Nó không đồng đều, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tỉ số của đường kính vết lõm và chiều sâu lõm và chiều sâu lõm dao động giữa 0,1 0,3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 39 -

Độ nhám đầu tiên phụ thuộc vào năng lượng của một lần phóng điện, một phần điện tích của tụ tạo ra vết lõm, do vậy thể tích của vết lõm tỉ lệ với năng lượng phóng ra của tụ: Q = U .C 2 1 2 (2.1) Trong đó: Q: là điện tích của tụ

U: là điện áp giữa 2 điện cực. C: là điện dung của tụ.

Như vậy, thể tích của vết lõm:

V = KU2C (2.2) Trong đó:

K là hệ số phụ thuộc vào vật liệu và điều kiện gia công. Giả sử V tỉ lệ với lập phương của chiều sâu (R) thì: RMax = K1 3

V = K2 U2/3C1/3 = mC1/3. (2.3)

Từ thực nghiệm ta có mối quan hệ giữa U,C, và RMax như công thức (2.3). Qua công thức (2.3), ta nhận thấy muốn đạt R nhỏ thì phải dùng tụ có điện dung C nhỏ.

Qua nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm, người ta chứng minh được: - Điện áp giữa hai điện cực tăng ( tăng) thì độ nhám bề mặt R tăng.

- Công suất gia công tăng thì R tăng.

- Vật liệu càng cứng thì độ nhám càng nhỏ. 2.3.2. Về vết nứt tế vi và lớp ảnh hưởng nhiệt:

- Vết nứt tế vi và lớp ảnh hưởng nhiệt sau khi gia công được mô tả như hình 2.3

4 3 2 1 400 600 800 1000 Hv Hình 2.3 Cấu trúc bề mặt phôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 40 -

Hình 2.3 cho thấy rõ cấu trúc lớp bề mặt phôi và sự thay đổi độ cứng của chúng theo chiều sâu. Ta phân biệt được các lớp và các cấu trúc sau đây:

1 - Lớp trắng: Đó là lớp kết tinh lại, với các vết nứt tế vi do ứng suất dư vì

nóng lạnh đột lặp lại. Độ kéo dài xung te càng lớn thì lớp này càng dày.

2 - Lớp bị tôi cứng: Với cấu trúc dòn, lớp này có độ cứng tăng vọt (trên 1000

HV) so với kim loại nền.

3- Lớp bị ảnh hưởng nhiệt: Do nhiệt độ ở đây đã vượt quá nhiệt độ

ostenit(Fe-Fe3C) trong một thời gian ngắn. Độ cứng của lớp này giảm so với lớp tôi cứng, khoảng dưới 800HV.

4 - Dưới cùng là lớp không bị ảnh hưởng nhiệt. Nó trở lại độ cứng bình

thường của vật liệu nền.

Nhiệt độ cao sinh ra do sự phóng điện gây ra nóng chảy và bốc hơi vật liệu, rõ ràng là nhiệt độ này tác dụng lên tính chất của lớp mỏng (2.5-150m) của bề mặt gia công. Lớp ngoài cùng bị nguội nhanh, đó là nguyên nhân làm lớp này rất cứng, lớp sát trong lớp này ở trong điều kiện như ram.

Độ cứng lớp bề mặt sau khi gia công sẽ làm cho độ bền mòn tăng lên. Tuy nhiên, độ bền mỏi giảm do các vết nứt tế vi tăng trên bề mặt trong quá trình làm nguội nhanh.

Tính chất của lớp mỏng bề mặt không ảnh hưởng nhiều đến độ bền kéo. Cấu trúc của vật liệu đã bị thay đổi do tia lửa gây ra. Tính chất hoá học cũng thay đổi. Những tính chất này làm tăng sự mài mòn.

2.4. Các thông số công nghệ của khi gia công xung định hình

Dựa vào các đặc tính thời gian của sự phóng tia lửa điện người ta có thể nhận ra các đặc tính về điện. Các đặc tính này chính là các thông số điều chỉnh quan trọng nhất của quá trình gia công.

Mỗi máy phát của thiết bị gia công tia lửa điện đều có nhiệm vụ là cung cấp năng lượng làm việc cần thiết. Trước đây người ta dùng các máy phát có tụ bù. Nhược điểm của loại máy này là 50% năng lượng tích trữ trong điện trở nạp bị biến thành nhiệt. Vì vậy, loại máy này có hiệu suất khoảng 50%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 41 -

Ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật các máy phát hiện đại của một thiết bị gia công tia lửa điện là một máy phát xung tĩnh. Ở đây năng lượng được điều khiển bằng điện tử như phát xung tĩnh có ưu việt lớn ở độ linh hoạt của các thông số điều chỉnh. Qua đó mỗi trường hợp gia công có thể được giải quyết dưới quan điểm là điện cực phải ít mòn nhất và chất lượng bề mặt gia công là tối ưu. Muốn vậy, tất cả các thông số của quá trình gia công phải được điều chỉnh phù hợp.

Các thông số đó gồm:

2.4.1. Điện áp đánh lửa Uz

Đây là điện áp cần thiết để dẫn tới sự phóng tia lửa điện. Nó được cung cấp cho điện cực và phôi khi máy phát đựơc đóng điện, gây ra sự phóng tia lửa điện để đốt cháy vật liệu. Điện áp đánh lửa Uz càng lớn thì phóng điện càng nhanh và cho phép khe hở phóng điện càng lớn.

2.4.2. Thời gian trễ đánh lửa td

Đó là thời gian lúc đóng điện máy phát và lúc xảy ra phóng tia lửa điện. Khi đóng điện máy phát, lúc đầu chưa xảy ra điều gì. Điện áp duy trì ở giá trị của điện áp đánh lửa Uz, dòng điện vẫn bằng không. Sau một thời gian trễ td mới xảy ra sự phóng tia lửa điện. Dòng điện từ không vọt lên giá trị Ie.

2.4.3. Điện áp phóng tia lửa điện Ue

Khi bắt đầu phóng tia lửa điện thì điện áp sụt tử Uz xuống giá trị Ue. Đây là điện áp trung bình trong suốt thời gian phóng tia lửa điện. Ue là một hằng số vật lý phụ thuộc vào cặp vật liệu điện cực/phôi. Ue không điều chỉnh được.

2.4.4. Dòng phóng tia lửa điện Ie

Dòng điện Ie là giá trị trung bình của dòng điện từ khi bắt đầu phóng tia lửa điện đến khi ngắt điện. Khi bắt đầu phóng tia lửa điện, dòng điện từ không tăng vọt lên giá trị Ie, kèm theo sự đốt cháy. Ie ảnh hưởng lớn nhất lên lượng hớt vật liệu, lên độ mòn điện cực và chất lượng bề mặt gia công. Nhìn chung khi Ie càng lớn thì lượng hớt vật liệu càng lớn, độ nhám gia công càng lớn nhưng độ mòn điện cực giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 42 -

2.4.5. Thời gian phóng tia lửa điện te

te là khoảng thời gian giữa lúc bắt đầu phóng tia lửa điện và lúc ngắt điện, tức thời gian có dòng Ie trong một lần phóng điện.

2.4.6. Độ kéo dài xung ti

Đây là khoảng thời gian giữa hai lần đóng-ngắt của máy phát trong cùng một chu kỳ phóng tia lửa điện. Độ kéo dài xung ti là tổng của thời gian trễ đánh lửa Id và thời gian phóng tia lửa điện te:

ti = td + te (2.4) Độ kéo dài xung ảnh hưởng tới:

- Tỷ lệ hớt vật liệu. - Độ mòn điện cực.

- Chất lượng bề mặt gia công.

2.4.7. Khoảng cách xung to.

Đây là khoảng thời gian giữa hai lần đóng ngắt của máy phát giữa hai chu kỳ xung kế tiếp nhau, t0 còn được gọi là độ kéo dài nghỉ của xung.

Ta phải giữ cho t0 nhỏ nhất có thể được để đạt được một lượng hớt vật liệu tối đa, nhưng đồng thời phải đảm bảo khoảng cách xung t0 phải đủ lởn để có đủ thời gian thôi ion hoá chất điện môi trong khe hở phóng điện. Nhờ đó sẽ tránh được các lỗi của quá trình như sự tạo thành hồ quang hoặc đóng ngắn mạch. Cũng trong khoảng thời gian t0, dòng chảy sẽ đẩy các phoi liệu bị ăn mòn ra khỏi khe hở phóng điện.

2.5. Một số vấn đề liên quan đến điện cực và vật liệu điện cực khi gia công xung định hình xung định hình

2.5.1. Yêu cầu của vật liệu điện cực

Mọi vật liệu dẫn điện và dẫn nhiệt đều có thể dùng làm điện cực. Nhưng để sử dụng chúng một cách kinh tế và hiệu quả thì chúng phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Có tính dẫn điện tốt

- Có các tính chất nhiệt vật lý tốt như độ dẫn nhiệt, khả năng nhận nhiệt, có điểm nóng chảy và điểm sôi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 43 -

Có độ bền mòn cao, tức độ bền vững trong gia công tia lửa điện. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất, nó được thể hiện bởi công thức về độ bền mòn E:

E = 2 . . . cTm  (2.5) Trong đó: : Hệ số dẫn nhiệt.

: Khối lượng riêng. C: Nhiệt riêng.

Tm: Nhiệt độ nóng chảy.

- Có độ bền mòn cơ học tốt, tức là phải có độ bền vững về hình dáng hình học khi gia công tia lửa điện. Phải có ứng suất riêng nhỏ, hệ số dãn nở nhiệt nhỏ.

- Có tính gia công tốt, nghĩa là phải dễ gia công. Đồng thời vật liệu điện cực phải rẻ, có khối lượng riêng nhỏ để có thể chế tạo các điện cực lớn nhưng không quá nặng làm ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của máy.

2.5.2. Các loại vật liệu điện cực

Người ta phân biệt ba nhóm vật liệu điện cực:

- Nhóm vật liệu kim loại: Đồng điện phân, đồng-volfram, bạc-volfram, đồng thau và thép.

- Nhóm vật liệu phi kim loại: Graphit.

- Nhóm vật liệu pha trộn kim loại-phi kim loại: Đồng-graphit.

Ngoài ra, các vật liệu như: thép, volfram, nhôm, molipđen, hợp kim cứng.... chỉ đựơc sử dụng làm điện cực trong một số ứng dụng đặc biệt.

Dưới đây ta đi tìm hiểu một vài vật liệu điện cực phổ biến nhất trong gia công tia lửa điện.

Trong nhóm vật liệu kim loại, thường dùng đồng điện phân và đồng- volfram.

Sau đây là một số vật liệu thông thƣờng để làm điện cực:

- Đồng điện phân:

Đồng điện phân chứa ít nhất 99,92%Cu và tối đa 0,005%O2. Khối lượng riêng: 8,9g/cm3

Điểm nóng chảy: 10830

C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 44 -

Đồng điện phân phù hợp để gia công thép. Nó có thể được dùng nhiều lần để gia công thô hoặc gia công tinh. Việc gia công đồng điện phân hầu như không có khó khăn gì nhưng khó hơn graphit. Điện cực đồng điện phân cần được khử ứng suất nội để tránh bị biến dạng do sự giải phóng ứng suất nội trong khi gia công tia lửa điện.

Ưu điểm:

+ Điện cực đồng điện phân có độ hớt vật liệu cao và độ mòn nhỏ.

Nhược điểm:

+ Điện cực bằng đồng điện phân nặng và có độ dãn nở vì nhiệt lớn.

+ Điện cực bằng đồng điện phân dễ bị biến dạng nên khi làm các điện cực mảnh dẻ thì điện cực không ổn định về hình dáng.

- Đồng -volfram:

Đồng-volfram gồm (6580)% W, còn lại là đồng. Khối lượng riêng: 1518 g/cm3.

Điểm nóng chảy: khoảng 25000C. Điện trở riêng: 0,0450,055 mm2/m

Ưu điểm:

Điện cực bằng đồng-volfram có độ bền mòn cao là nhờ có mặt của volfram, có tính dẫn điện cao là nhờ có đồng. Điện cực bằng đồng-volfram đạt được chất lượng bề mặt gia công tia lửa điện tương đương với điện cực đồng điện phân, nhưng đồng-volfram có độ bền cao hơn.

Nhược điểm:

+ Khối lượng riêng lớn và giá thành cao nên kích thước của điện cực bị giới hạn. + Tính gia công kém hơn đồng phân điện.

- Graphit:

Graphit là cácbon tinh khiết với 0,1% tro. Khối lượng riêng: 1,61,85 g/cm3

Điện trở riêng: 815mm2/m Độ bền gẫy: 200700 kg/cm2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 45 -

Graphit có cấu trúc gốm nên nó có độ bền hình dáng-nhiệt rất cao và hơn nữa, nó rất bền nóng. Graphit cũng thích hợp để gia công thép. Khi gia công thép, nếu graphit đấu cực dương sẽ có độ mòn ít hơn so với đồng.

Với đồng điện phân, nếu tăng cường độ phóng điện thì luôn luôn gắn với việc điện cực bị mòn nhiều hơn. Nhưng ở graphit thì khác, nếu tăng cường độ phóng tia lửa điện thì sự mòn điện cực không đổi, chỉ khi dòng phóng tia lửa điện rất cao (trên 200A) thì mới có sự thay đổi độ mòn điện cực.

Ưu điểm:

+ Graphit có thể được gia công cơ một cách rất dễ dàng, và được chế tạo nhanh hơn đồng 10 lần.

+ Do khối lượng riêng thấp nên graphit trở thành vật liệu lý tưởng để làm các điện cực lớn.

+ Graphit có độ bền nhiệt cực kỳ cao, không bị nóng chảy ngay cả ở 36000C. + Graphit có độ bền xung nhiệt.

+ Graphit có tính dẫn điện tốt, độ dẫn điện là 10 m. + Graphit có độ dẫn nhiệt cao hơn nhiều kim loại.

+ Độ giãn nở nhiệt rất thấp, bằng 3.10-6/K và chỉ bằng 1/6 độ giãn nở nhiệt của đồng điện phân (17.10-6/K).

+ Dưới tác dụng của nhiệt trong quá trình gia công tia lửa điện các điện cực graphit vẫn giữ được hình dáng ngay cả khi các điện cực có thành mỏng và phức tạp.

Nhược điểm:

+ Graphit dòn, làm yếu đôi chút quan hệ mài mòn ở góc điện cực.

+ Graphit không thích hợp khi gia công tinh, do đạt độ nhám thấp. Graphit có độ hạt càng nhỏ thì càng đắt.

- Đồng-graphit:

Khối lượng riêng: 2,43,2 g/cm3 Điện trở riêng: 35 mm2/m. Độ bền gẫy: 700900 kg/cm2.

Để pha trộn ra đồng-graphit, người ta dùng phương pháp chân không, trong đó để đồng điền đầy các lỗ hổng của graphit. Do vậy trong quá trình gia công tia lửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 46 -

điện, đồng có xu hướng chảy ra khỏi các lỗ hổng của graphit nên chất lượng bề mặt gia công không được tốt như graphit.

Vật liệu điện cực đồng-graphit chỉ dùng cho những nhiệm vụ đặc biệt vì nó rất đắt, nhưng nó có độ bền vững tốt hơn so với graphit nên thường được dùng làm các điện cực nhỏ cho các chi tiết tinh xảo.

Bảng 2.1 trình bày tính cực và sự mòn của điện cực đối với một số vật liệu làm điện cực.

Bảng 2.1. Bảng tính cực và sự mòn của điện cực

Vật liệu làm

điện cực Vật liệu của phôi Tính cực

của điện cực Sự mòn điện cực Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng Cácbít Đồng Cácbít Đồng Cácbít Đồng Cácbít Đồng Cácbít Đồng Cácbít Đồng Cácbít Bạc Cácbít Bạc Cácbít Bạc Cácbít Bạc Cácbít Bạc Cácbít Bạc Cácbít Bạc Cácbít Bạc Cácbít Than Thép Đồng Nhôm Đồng thau Beri Vật liêu siêu cứng Thép Đồng Cácbít đồng Cácbít bạc Nhôm Đồng thau Vật liệu siêu cứng Thép Đồng Cácbít đồng Cácbít bạc Nhôm Đồng thau Vật liệu siêu cứng Cácbít Thép + + + + + + + - - + + + - + - - - + + - - + Thấp Cao Thấp Thấp Thấp Cao (chú ý 1) Thấp Cao Cao Cao Thấp Thấp Cao Thấp Cao

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng bề mặt thép SKD61 khi gia công bằng phương pháp gia công tia lửa điện với điện cực đồng và dung môi dầu (Trang 50 - 87)