Kinh nghiệm của Malaysia 1.Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 25 - 27)

8 Số liệu thống kê của các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ôtô Nhật Bản.

1.4.2.Kinh nghiệm của Malaysia 1.Thành tựu đạt được

1.4.2.1. Thành tựu đạt được

Nước thứ hai xây dựng được SI ngành SXLR ôtô ở ASEAN là Malaysia. Theo Cục Phát triển Công nghiệp Malaysian (MIDA- The Malaysian Industrial Development Authority) thì có hai bộ số liệu khác nhau về các doanh nghiệp SI ở Malaysia. Hai nguồn có số liệu khác nhau không có phân loại theo quy mô, năng lực cạnh tranh, ngành công nghiệp mà các doanh nghiệp này cung cấp (điện-điện tử, ôtô, máy móc, v.v.), quốc tịch (trong nước, liên doanh, hay FDI). Nhưng nhìn chung số lượng các doanh nghiệp SI ít hơn so với ở Thái Lan. Bảng dưới đây thể hiện hai bộ số liệu này.

Bảng 1:Malaysia: Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ

Nguồn “Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN” trang 37

1.4.2.2. Điều kiện phát triển

Malaysia phát triển SI ngành sản xuất và lắp ráp ôtô dựa trên một số lợi thế nhất định của mình:

Thứ nhất là Malaysia có hệ thống quản lý nhà nước có năng lực cao, phối hợp giữa các ban ngành tốt. Năng lực các cán bộ quản lý có trình độ cao. Hệ thống thông tin quản lý của Malaysia được tổ chức rất tốt. Các hoạt động chính sách công nghiệp được phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ ban ngành.

Thứ hai là năng lực tự nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trong nước là tương đối tốt. Các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiên phong trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.

Thứ ba là nền tảng công nghiệp của Malaysia tốt hơn Thái Lan nhất là các ngành tạo khuôn mẫu, gia công cắt gọt, mạ sơn, nung sấy, chế tạo các linh kiện điện tử…

Thứ tư là nguồn nhân lực đáp ứng tốt với nhu cầu phát triển SI.

1.4.2.3. Chính sách và các hoạt động phát triển

Từ những điều kiện thuận lợi phát triển, Malaysia đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiên phong trong nước tham gia vào cung ứng SI mà không đề cao vai trò của các doanh nghiệp FDI. Kết nối các doanh nghiệp SI với doanh nghiệp SXLR. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể:

Thứ nhất là chương trình “Tư cách tiên phong” - khởi xướng năm 1958. Đây là chương trình ưu đãi lâu đời nhất của Malaysia. Một doanh nghiệp được công nhận tư cách này sẽ hưởng 5 năm miễn 70% thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ trả 30%) thường ở mức 25% thu nhập hợp pháp (được định nghĩa là tổng thu nhập trừ chi phí kinh doanh và trợ cấp vốn). Thời gian hưởng ưu đãi này bắt đầu từ “ngày sản xuất” của doanh nghiệp được định nghĩa là ngày mức sản xuất đạt 30% năng lực sản xuất.

Trợ cấp vốn chưa khấu trừ và thua lỗ tích lũy trong thời gian thụ hưởng tư cách tiên phong có thể được chuyển sang và khấu trừ vào thu nhập sau thời gian hưởng tư cách tiên phong.

Thứ hai là chương trình “Trợ cấp Thuế Đầu tư” Đây là hình thức ưu đãi thay thế của tư cách tiên phong, một doanh nghiệp được chon để được nhận trợ cấp 60% chi phí vốn hợp lệ (cơ cấu, máy móc, thiết bị) cho dự án đã được thông qua trong vòng 5 năm kể từ ngày chi phí vốn hợp lệ đầu tiên được thực hiện. Doanh nghiệp có thể khấu trừ trợ cấp này vào 70% thu nhập hợp pháp từng năm. Phần trợ cấp chưa sử dụng có thể được chuyển sang những năm tiếp theo cho đến khi sử dụng hết. 30% còn lại của thu nhập hợp pháp sẽ chịu thuế tại mức thuế hiện hành.

Thứ ba là chương trình kết nối doanh nghiệp. Malaysia đã nỗ lực rất nhiều nhằm phát triển các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước và tăng cường kết nối công nghiệp giữa các doanh nghiệp lớn với các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước. Các chương trình chủ đạo phục vụ mục đích này gồm có Chương trình Phát triển nhà cung cấp khởi xướng năm 1988 và Chương trình Kết nối Công nghiệp ra đời từ 1995-96. Ngoài hai chương trình này, Malaysia còn có Cơ sở dữ liệu DNNVV quốc gia và Cổng thông tin DNNVV (www.smeinfo.com.my), một trang web cho phép DNNVV tự đăng ký và tự cập nhật. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều cơ sở dữ liệu khác, các doanh nghiệp mục tiêu sử dụng không nhiều như chính phủ mong đợi.Do các thông tin của các doanh nghiệp đưa lên rất sơ khai và mờ nhạt.

Thứ tư là chương trình nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Một loạt hoạt động đào tạo và tư vấn do các cơ quan hỗ trợ DNNVV thực hiện và do cơ quan này điều phối. Các doanh nghiệp DNNVV tham gia các khóa đào tạo sẽ được trợ cấp 80% học phí. Theo chỉ đạo của Thủ tướng mới, để tăng hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án, hình thức hỗ trợ sẽ dần chuyển thành các giải thưởng dựa trên thành tích đạt được thay vì là các khoản trợ cấp không giám sát được.

Thứ năm là các chương trình hỗ trợ tài chính cho các DNNVV. Bên cạnh các tổ chức tài chính tư nhân, Malaysia có một loạt các chương trình do nhà nước tài trợ và vận hành nhằm cấp vốn cho DNNVV khởi nghiệp, mở rộng kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài và khôi phục kinh doanh. Giống như các biện pháp hỗ trợ khác, trách nhiệm cấp vốn cho DNNVV được phân bổ cho các cơ quan và tổ chức tài chính khác nhau. Bên cạnh đó, chính phủ Malaysia cũng triển khai một số lượng lớn các quỹ và chương trình dành cho DNNVV, bao gồm trợ cấp, vốn cổ phần, vốn vay ưu đãi, vốn mạo hiểm và các sáng kiến vốn vay và vốn cổ phần. Các quỹ và chương trình này

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 25 - 27)