cổ phần
Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động .Kiểm soát nội bộ có thể giúp đạt được mục tiêu là hoạt động, tài chính và tuân thủ, giúp cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng được chặt chẽ hơn, phòng ngừa ngăn chặn, giảm thiểu các rủi ro sau này và đảm bảo các hoạt động tín dụng được thực hiện đúng theo quy trinh, chính sách và quy định của Ngân hàng.
Khi đánh giá rủi ro, nhất là rủi ro trong tín dụng-hoạt động đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng thì các nhà quản lý sẽ xác định các hành động cần phải thực hiện để đối phó và phòng tránh cũng như tránh lặp lại những rủi ro tín dụng đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của Ngân hàng. Như vậy có thể hiểu kiểm soát nội bộ là một hoạt động mà ngân hàng nổ lực để đạt được mục tiêu của mình
Mục tiêu của kiểm soát tín dung:
• Kiểm soát hoạt động tín dụng nhằm đánh giá đúng thực trạng, chất lượng tín dụng, phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, những rủi ro và tiềm ẩn rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng từ đó đề xuất tư vấn HDQT, Tổng giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên biện pháp, giải pháp nhẳm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
• Kiểm soát hoạt động tín dụng là một trong những nội dung chính trong kế hoạch kiểm soát nội bộ định kỳ hàng năm, hàng quý và cũng là một trong những nội dung chính của chương trình kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch HDQT, Tổng giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên.
Bảng 2.1 Thủ tục kiểm soát chủ yếu trong kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng Mục tiêu kiểm soát Thủ tục kiểm soát
Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các quy định, quy trình hoạt động tín dụng hiện hành (bao gồm cả việc đánh giá sự phù hợp của bản thân các chính sách và quy định và quy trình quản lý tín dụng của hệ thống ngân hàng so với các quy định của Nhà nước và của ngành).
Đối chiếu hồ sơ khách hàng so với quy trình, quy đi ̣nh tín du ̣ng tương ứng được ban hành của Tien Phong Bank nói riêng và quy đi ̣nh của nhà nước, của ngành nói chung
Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khách hàng - Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác các thông tin thẩm định về khách hàng và khoản vay
- Kiểm tra viê ̣c tuân thủ phân cấp ủy quyền trong quy trình cho vay đối với khách hàng.
- Kiểm tra thông tin trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố không khớp đúng với quyết định phê duyệt khoản vay và thông tin trên các báo cáo.
- Việc đăng ký giao dịch đảm bảo và thực hiện lưu kho các giấy tờ gốc liên quan tài sản đảm bảo tiền vay không thực hiện theo đúng quy định
- Kiểm tra căn cứ giải ngân chưa đầy đủ và đúng quy định
- Công tác kiểm tra khách hàng sau cho vay chưa kịp thời, chưa đảm bảo chất lượng và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
- Việc quản lý thu nợ chưa chặt chẽ.
chưa đầy đủ căn cứ.
- Việc phân loại nợ chưa thực hiện theo đúng quy định. Việc trích lập dự phòng rủi ro chưa đúng với thực tế phân loại nợ
- Công tác đánh giá khách hàng định kỳ chưa thực hiện kịp thời và đầy đủ.
Thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tín dụng cụ thể:
- Đánh giá kết quả trong thời hiệu kiểm soát
- Xem xét về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ. phạm vi hoạt động của các Phòng tín dụng và Phòng thẩm định tín dụng, Quản lý rủi ro, Các thay đổi trong hoạt động tín dụng.
- Xem xét các văn bản, quy định về cho vay, phân cấp phân quyền
- Kiểm soát thực hiện quy trình, quy định: Kiểm tra hồ sơ vay vốn với danh mục hồ sơ theo quy định, Kiểm tra nội dung theo mẫu quy định không, Các nội dung thẩm định có chính xác không. Có sự kiểm soát của cán bộ quản lý cấp trên không..;Kiểm tra trình tự xét duyệt cho vay: cấp phê duyệt? Hạn mức phê duyệt? Các báo cáo tư vấn…Kiểm tra vệc đăng ký giao dịch đảm bảo và lưu trữ giấy tờ gốc liên quan đến TSDB: việc thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo (kịp thời và đầy đủ)? Thực hiện lưu kho các giấy tờ gốc liên quan có đầy đủ, kịp thời? Kiểm tra căn cứ giải ngân và đối chiếu chữ ký của khách hàng với mẫu chứ ký đã đăng ký: có đầy đủ căn cứ giải ngân; Mục đích giải ngân có khớp đúng so với mục đích vay vốn và chuyển đúng đối tượng thụ hưởng; Số tiền giải ngân có nhằm trong hạn mức không; Kiểm tra chữ ký trên hồ sơ vay vốn với chữ ký đăng ký giao dịch. Kiểm tra khách hàng sau giải ngân: Rà soát và đối chiếu các nội dung của Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; Xem xét biên bản kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng định kỳ, đột xuất; Biên bản kiểm tra và định giá lại TSDB định kỳ và đột xuất; Báo cáo kết quả kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, các vấn đề tồn tại, vướng mắc, kiến nghị, biện pháp xử lý…. Kiểm tra việc quản lý thu hồi nợ: Sự phối hợp giữa chuyên viên tín dụng và chuyên viên khách hàng trong việc thu hồi nợ; Việc thu hồi nợ có được kiểm soát không… Kiểm tra việc cơ cấu nợ, phân loại nợ: Việc
phân loại nợ có chính xác không, có được thực hiện kịp thời theo quy định không. - Kiểm tra số liệu nhập trên hệ thống. Đối chiếu thông tin giữa hợp đồng tín dụng và tờ trình cho vay. Kiểm soát việc tạo lập, phê duyệt khoản cho vay…
Trên cơ sở lý luận này, chương 2 của luận văn đi vào trình bày tổng quan về NH TMCP Tiên Phong, những đă ̣c điểm về hê ̣ thống KSNB cũng như những đă ̣c điểm của hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i ngân hàng để trên cơ sở đó có thể tìm hiểu rõ hơn về thực tra ̣ng của hê ̣ thống KSNB đối với hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng ta ̣i NH TMCP Tiên Phong.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG