Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh nghệ an (Trang 29 - 30)

2.2.2.1 Hạn chế

Ngân hàng vừa mới hoạt động trên địa bàn tỉnh tỉnh Nghệ An được gần 4 năm, đội ngũ nhân viên còn rất trẻ nên trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tồn tại nhiều hạn chế. Đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay tài trợ XNK- một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro thì không thể tránh khỏi những sai sót.

Hình thức tín dụng XNK chưa đa dạng, còn đơn giản và ít, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều của các doanh nghiệp

NHQĐ chủ yếu chỉ mới tập trung vào cho vay XNK thông qua ba hình thức chủ yếu là cấp tín dụng thông qua phương thức tín dụng chứng từ (L/C), Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ bảo lãnh.

Đối với nghiệp vụ phát hành L/C cho nhà nhập khẩu đồng nghĩa với viêc NHQĐ đã tài trợ cho nhà nhập khẩu. Có hai loại L/C là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Thu lãi từ hoạt động cho vay thông qua phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (chiếm 15%) trong tổng thu lãi từ hoạt động cho vay XNK. Bên cạnh việc thu lãi từ hoạt động thông qua hoạt động cho vay thanh toán L/C NHQĐ còn thu được phí từ hoạt động TTQT, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ.

Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ là những hình thức tín dụng dành cho nhà xuất khẩu. Trong chiết khấu có 2 hình thức là chiết khấu truy đòi và miễn truy đòi. Trên thực tế NHQĐ chỉ áp dụng hình thức chiết khấu có truy đòi còn hình thức chiết khấu miễn truy đòi hầu như không áp dụng. Dư nợ trong cho vay chiết khấu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ cho vay XNK tại NHQĐ. Thu lãi từ hoạt động chiết khấu hối phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng thu từ hoạt động cho vay XNK ( chiếm 5%)

Hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng chưa thực sự phát triển, bởi đây là một hoạt động chứa nhiều rủi ro, trong khi đó cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm.

Với ba hình thức NHQĐ tài trợ đã nêu trên thì chủ yếu mới chỉ tập trung vào cho vay thanh toán hàng nhập khẩu, chưa thực hiện triển khai mở rộng được các hình thức cho vay khác như chiết khấu hối phiếu kỳ hạn, cho vay thấu chi, bao thanh toán…Đây không phải là tồn tại riêng của NHQĐ mà là thực trạng chung tại các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Nhân sự luôn là vấn đề cốt lõi của một tổ chức để làm nên thành công. Tuy nhiên công tác đào tạo, tuyển dụng không kịp với sự phát triển của Ngân hàng. Sự đòi hỏi cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của các khách buộc NHQĐ phải nhanh chóng mở rộng thị trường, trong đó có sự phát triển hoạt động của các điểm giao dịch. Hầu hết các nhân viên làm việc trong lĩnh vực TTQT còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm, chỉ có một cán bộ được đào tạo nghiệp vụ TTQT tại Hội sở. Các cán bộ xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm như cho vay vượt quá quyền hạn giải quyết, nắm bắt thông tin chưa nhanh nhạy theo kịp biến động của thị trường

Ngân hàng chỉ có phòng TTQT ở hội sở, chưa phổ biến đến các chi nhánh

NHQĐ Chi nhánh Nghệ An nói riêng và toàn hệ thống nói chung thì công tác TTQT vẫn được thực hiện bởi các cán bộ QHKH ở từng chi nhánh, nhưng được sự hỗ trợ phía sau của phòng TTQT trực thuộc Hội sở. Việc NHQĐ chưa mở rộng mạng lưới TTQT đến từng chi nhánh là một hạn chế khiến cho công tác thực hiện thanh toán quốc tế còn gặp nhiều khó khăn.

Phương thức quản lý các món vay XNK ở chi nhánh chưa hợp lý

Cách thức quản lý các món vay của Ngân hàng là phân công đều cho các cán bộ tín dụng, điều này sẽ gây cản trở lớn cho việc thực hiện các món vay một cách hiệu quả vì để thực hiện một khoản tín dụng XNK đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiều biết sâu về thị trường, luật pháp quốc tế.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh nghệ an (Trang 29 - 30)