Công ty TNHH Nhà nƣớc địa phƣơng

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 145)

Bảng 2.18: Trình độ lao động trong các công ty TNHH

(% trên tổng số)

Diễn giải

Công ty TNHH

Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square Giai đoạn 2005-2008 2009 Tiểu học 18 6 Hệ số Pearson Chi-Square = 7,04 p-value = 0,07 Phổ thông trung học 58 48 Cao Đẳng 20 36 Đại học 4 10 Trên đại học 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Ghi chú: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất 90% về trình độ văn hoá giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Kiểm định Pearson Chi-Square cho thấy có sự khác biệt về trình độ của ngƣời lao động thuộc nhóm các công ty TNHH. Trình độ lao động hay tay nghề của ngƣời lao động trong mẫu quan sát cho thấy trong năm 2009 số lao động có trình độ học vấn cao hơn so với giai đoạn trƣớc tại mức xác suất có ý nghĩa thống kê 90%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đối với lao động đang làm việc cho các công ty CP có vốn góp của nhà nước nhỏ hơn 50%

Bảng 2.19: Trình độ của lao động tại các công ty CP có vốn góp của nhà nƣớc < 50%

Đơn vị tính: (% trên tổng số)

Diễn giải

Công ty CP có vốn góp

của nhà nƣớc < 50% Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square Giai đoạn 2005-2008 2009 Tiểu học 20 10 Hệ số Pearson Chi-Square = 6,05 p-value = 0,008 Phổ thông trung học 56 44 Cao Đẳng 20 32 Đại học 4 14 Trên đại học 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Ghi chú: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất 99% về trình độ văn hoá giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Lao động thuộc nhóm các công ty cổ phần có vốn góp < 50% cũng có sự thay đổi theo xu thế chung của toàn xã hội. Năm 2009 đƣợc ghi nhận có sự thay đổi tốt hơn về trình độ của ngƣời lao động trong mẫu nghiên cứu cao hơn so với giai đoạn trƣớc có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 99% thông qua kiểm định Pearson Chi-Square. Số lƣợng lao động có trình độ tiểu học giảm từ 20% xuống còn 10% so với giai đoạn 2005 - 2008. Số lao động có trình độ phổ thông trung học giảm từ 56% xuống còn 44% trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng tăng từ 20% lên 32% và lao động có trình độ đại học tăng từ 4% lên 14% trong năm 2009 so với giai đoạn trƣớc. Có thể nhận xét trình độ của lao động đã đƣợc tăng lên rõ rệt thông qua các con số thống kê giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đối với lao động đang làm việc cho các công ty CP tư nhân:

Bảng 2.20: Trình độ học vấn của lao động tại các công ty CP tƣ nhân

Đơn vị tính: %

Diễn giải

Công ty CP tƣ nhân

Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square Giai đoạn 2005-2008 2009 Tiểu học 18 6 Hệ số Pearson Chi-Square = 8,26 p-value = 0,04 Phổ thông trung học 58 52 Cao Đẳng 22 34 Đại học 2 8 Trên đại học 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Ghi chú: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất 95% về trình độ văn hoá giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Trình độ văn hoá của ngƣời lao động đang làm việc tại các công ty cổ phần tƣ nhân cũng có đƣợc sự phát triển nhanh chóng. So với cơ cấu trong những năm trƣớc, năm 2009 số lao động đƣợc sử dụng trong các công ty cổ phần tƣ nhân đã có trình độ văn hoá cao hơn trong mẫu nghiên cứu theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất có ý nghĩa thống kê 95%.

Tóm lại, trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động tại tất cả các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân năm 2009 đều có sự tăng lên so với giai đoạn 2005 - 2008. Điều đó thể hiện sự phát triển của lực lƣợng sản xuất phù hợp với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ tại mọi miền đất nƣớc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Số lƣợng lao động có trình độ đại học tại nhóm các công ty có vốn góp của nhà nƣớc nhỏ hơn 50% chiếm tỷ lệ cao nhất là 14% trên mẫu nghiên cứu. Số lao động này chủ yếu là các cấp quản lý của công ty. Tiếp đến là doanh nghiệp tƣ nhân với lao động có trình độ đại học chiếm 12%. Theo số liệu điều tra cho thấy 65% các lao động có trình độ đại học đang làm thuê tại các công ty tƣ nhân hay công ty nhà nƣớc có xu hƣớng mở công ty riêng để sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Về quan hệ lao động và tổ chức công đoàn

Bảng 2.21: Tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp tƣ nhân

Đơn vị tính: %

Diễn giải DNTT Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TNHH

CTCP vốn góp nhà nƣớc < 50%

CTCP tƣ nhân

Có công đoàn cơ sở 52 68 100 84

Không có công đoàn cơ sở 48 32 0 16

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009

Con số thống kê đem lại góc nhìn rất khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân đối với tổ chức công đoàn. Công đoàn cơ sở là tổ chức với mục đích chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong công ty, đảm bảo lợi ích cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời lao động trƣớc công ty theo đúng luật lao động. Chỉ có 52% số doanh nghiệp tƣ nhân trong mẫu điều tra có công đoàn cơ sở. Thông qua điều tra thực tế cho thấy quy mô về nhân sự ở các doanh nghiệp tƣ nhân khá nhỏ xấp xỉ 14 ngƣời/doanh nghiệp. Có khoảng 54% số lao động trên mẫu nghiên cứu làm việc tại các doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc ký hợp đồng lao động với thời hạn 01 năm một và đƣợc doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế - xã hội đầy đủ. Bên cạnh đó còn 46% số lao động còn lại chƣa đƣợc các chủ doanh nghiệp tƣ nhân quan tâm đúng mức tới đời sống tinh thần nên vẫn còn nhiều chủ doanh nghiệp tƣ nhân trì hoãn việc ký kết các hợp đồng lao động đối với ngƣời làm thuê và trốn tránh trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội, y tế cho ngƣời lao động.

Với quy mô có khoảng 25 lao động/ một công ty TNHH nên tỷ lệ % số công ty TNHH có tổ chức công đoàn cao hơn so với các doanh nghiệp tƣ nhân. Con số điều tra cho thấy có 68% số lƣợng công ty TNHH trên mẫu nghiên cứu có tổ chức công đoàn. Đối với các công ty cổ phần nhà nƣớc có vốn góp < 50% thì 100% số công ty trong mẫu điều tra có tổ chức công đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng vốn có của nó. Ngƣời lao động đƣợc thực hiện đầy đủ các quyền lợi hợp pháp trƣớc pháp luật theo luật lao động hiện hành nhƣ đƣợc đóng bảo hiểm y tế, xã hội, nghỉ phép năm, nghỉ lễ, tết, tham quan...

Các công ty cổ phần tƣ nhân với quy mô lao động khá lớn là 115 lao động/công ty nên có đến 84% số công ty trên mẫu điều tra có tổ chức công đoàn. Số công ty còn lại chƣa có tổ chức công đoàn cũng có những lý do tƣơng tự nhƣ các doanh nghiệp tƣ nhân nhƣ số lao động ít, công ty mới thành lập nên chủ yếu tập trung cho sản xuất kinh doanh ...

Tóm lại, việc thành lập công đoàn cơ sở là một xu thế tất yếu đời hỏi các doanh nghiệp tƣ nhân phải thực hiện theo luật doanh nghiệp. Nó bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời lao động, đồng thời là sợi dây gắn kết các thành viên trong công ty với nhau, tạo ra sự yên tâm cho ngƣời lao động và nó cũng chính là một phần ràng buộc về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công việc của mình tại doanh nghiệp đó.

2.2.3 Tham gia của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn

2.2.3.1 Đôi nét về tình hình phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn cả nước

Trên 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với quy mô lao động bình quân

10-200 lao động/doanh nghiệp. Quy mô huy động vốn của khối doanh nghiệp

nông nghiệp, nông thôn này đã đạt gần 30 tỷ USD, sử dụng gần 3 triệu lao động, tạo 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn (tƣơng đƣơng 26% lao động cả nƣớc); đóng góp 49% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc.Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ đạt khoảng 2%/ năm trong khi tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp bình quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung của cả nƣớc là 20 - 25%/năm. Bình quân khoảng 57.000 ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn mới có 1 doanh nghiệp nông nghiệp, trong khi trên cả nƣớc cứ trên 700 ngƣời đã có 1 doanh nghiệp. Hạn chế lớn nhất ảnh hƣởng đến việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp là thiếu các cơ hội đầu tƣ, kinh doanh, môi trƣờng đầu tƣ, chính sách ƣu đãi hầu nhƣ không có hoặc rất khó triển khai, áp dụng. [9]

Quy mô nhỏ hạn chế phát triển

Nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cả nƣớc hiện có khoảng 1.100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhƣ vậy, số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp mới chỉ bằng xấp xỉ 1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Còn xét về mức vốn, hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp của Việt Nam có vốn dƣới 10 tỷ đồng - quá nhỏ bé so với doanh nghiệp các nƣớc trên thế giới và so với nhu cầu thực tế. Thêm nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn lại đang sử dụng những công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm chỉ đạt 5-7% (trong khi cả thế giới là 20%) [11].

Đồng tình với nhận định này, Phó trƣởng Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Thế Xƣờng cho biết: "Hiện nay, nhà xƣởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông, lâm sản của Việt Nam còn sơ sài và tạm bợ, số nhà xƣởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu nhƣ không có một doanh nghiệp nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá.

Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trƣờng, thông tin thấp". Thị trƣờng của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn chủ yếu là thị trƣờng trong nƣớc (chiếm tới 94%) trong khi tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm 6%. Bên cạnh đó, những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, vốn tín dụng, thuế, thủ tục hành chính... khiến khu vực nông nghiệp, nông thôn chƣa bao giờ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Thứ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cũng thừa nhận một thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Ông Tần dẫn ra một số liệu thống kê là trong 10 năm liên tục, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp nói chung của cả nƣớc bình quân 25-26%, nhƣng tốc độ tăng trƣởng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp lại rất thấp, khoảng 2%/năm, tức là thấp hơn 10 lần.

Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, do đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp rủi ro nhiều, trong khi hiệu quả đem lại rất thấp, nên nhiều ngƣời còn e dè, chƣa tham gia. Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh khác lại hấp dẫn và đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh hơn, nên số các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn càng ít [9].

2.2.3.1 Tình hình phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp tại Thái Nguyên

Số lƣợng các doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan có xu hƣớng giảm dần qua các năm từ 2003 đến 2007. Năm 2003 chỉ có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì đến năm 2007 chỉ còn 5 doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động . Đến cuối năm 2008 tăng thêm 9 doanh nghiệp. Trong 2 năm liên tục từ các năm 2006, 2007 không có thêm doanh nghiệp nào đƣợc thành lập. Tuy nhiên đến năm 2008 số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng thêm 09 doanh nghiệp. Đã có thêm 01 doanh nghiệp động trong lĩnh vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chế biến nông sản đó là nhà máy chế biến tinh bột sắn. Điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp là ngành còn rất khó khăn và rủi ro luôn tiềm tàng. Hơn thế nữa, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lại không đăng ký thành lập doanh nghiệp với nhiều lý do khác nhau nên sự phát triển về số lƣợng DNTN rất chậm chap. Đến đầu năm 2009, trong số 14 doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên thì có đến 11 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến tiêu thụ chè. Chỉ có duy nhất một công ty TNHH NIHA với ngành nghề kinh doanh là chăn nuôi. Hiện tại chỉ có duy nhất một công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản đó là nhà máy chế biến tinh bột sắn. Ngoài ra cũng chỉ có duy nhất một công ty sản xuất phân bón cung cấp phân bón trên địa bàn tỉnh nhà.

Các công ty mới thành lập đều tập trung vào thu mua, chế biến các sản phẩm chè xanh Thái Nguyên để xuất khẩu. Đa số sản lƣợng chè đƣợc chế biến thành chè búp và xuất khẩu thô sang thị trƣờng Trung Quốc, Pakistan v.v... bởi các doanh nghiệp trên không xuất khẩu đƣợc các sản phẩm mang thƣơng hiệu “Made in Vietnam”. Nguyên nhân chính là do sản phẩm nếu mang thƣơng hiệu “Made in Vietnam” sẽ khó đƣợc ngƣời tiêu dùng ngoài nƣớc chấp nhận và rất khó để thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng nên các nhà nhập khẩu sau khi nhập chè búp nguyên liệu của Việt Nam về sẽ chế biến thêm hƣơng liệu cho phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng và sau đó gắn nhãn mác, thƣơng hiệu quen thuộc nội địa để tiêu thụ. Đó là lý do mà các công ty XNK tại Thái Nguyên chủ yếu xuất khẩu đƣợc chè búp nguyên liệu, không gia tăng đƣợc giá thành cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm sau chế biến.

Số liệu của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên đến thời điểm cuối năm 2009, tại Thái Nguyên hiện đang có 14 doanh nghiệp tƣ nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.22: Một số thông tin chính về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại Thái Nguyên

TT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động

Vốn kinh doanh (tỷ đồng) Số lao động (ngƣời)

1 Công ty TNHH NIHA Thái

Nguyên

Chăn nuôi đà điểu, lợn nái

sinh sản, bò thịt 0,3 5

2 Công ty chè Vạn Tài Sản xuất chè sạch 6 35

3 Công ty chè xuất khẩu Tân

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh thái nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 145)