3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA MSCTP VÀ GIẢI THUẬT CHORD
3.1 TRỂ HANDOVER CỦA MSCTP
“ Trể Handover là thời gian từ lúc 1 địa chỉ IP đang tồn tại trở thành không sẵn sàng để truyền dữ liệu từ đầu cuối tới đầu cuối khi 1 nút di chuyển vào trong mạng mới, tới thời gian nút đầu cuối nhận 1 thứ tự truyền dữ liệu đầu cuối tới đầu cuối sử dụng địa chỉ IP mới nhận được” [8]. Trễ handover của mSCTP tại thời điểm này xuất hiện do xác định sự di chuyển của 1 MN, cấu hình địa chỉ IP mới nhận được và DAR giữa 1 MN và 1 CN [19]. Các thông số dưới đây được sử dụng để kiểm tra trể handover cho mSCTP:
31
TmSCTP = thời gian trể handover mSCTP
Tmd = thời gian xác định sự di chuyển
Tac = thời gian cấu hình địa chỉ
TDAR = thời gian cấu hình địa chỉ động
Tadd- IP = Thời gian thêm- IP
Tdel- IP = thời gian Xóa- IP
Tpc = thời gian chuyển giao diện chính
Việc phân tích trể handover của mSCTP (TmSCTP ) cần sử dụng những tham số sau: thời gian xác định sự di chuyển (Tmd), Thời gian cấu hình địa chỉ (Tac) và khoản DAR ( TDAR) để đánh giá [19]. Vì thế trể handover mSCTP có thể được cho bởi công thức :
TmSCTP = Tmd + Tac + TDAR
Trong công thức này, TmSCTP là thời gian thực hiện hoàn tất quá trình handover. Tmd là thời gian cần cho MN để xác định sự di chuyển của nó trong mạng mới. Tac là thời gian xử lí địa chỉ IP mới bao gồm: tìm kiếm định tuyến, quản bá định tuyến và xử lý địa chỉ IP mới. TDAR là thời gian trao đổi các khối ASCONF và ASCONF- ACK giữa MN và CN, thêm vào đó, Tpc là thời gian cần thiết để chuyển truyền dữ liệu từ 1 giao diện này sang 1 giao diện khác trong suốt quá trình DAR.
Vì công việc của 1 địa chỉ IP mới nhận được bao gồm sự trao đổi các bảng tin Thêm- IP để thông báo CN của địa chỉ IP mới, các bảng tin thay đổi địa chỉ IP chính để thông báo cho CN thay đổi đường giao tiếp chính, bảng tin Xóa- IP để xóa địa chỉ IP trước đó từ kết nối và thay đổi đường chính khi giao tiếp, vì thế trong công thức 1 trở thành:
TDAR = TThêm-IP + Tpc-IP + TXóa-IP + Tpc (2)
TThêm-IP + Tpc-IP + TXóa-IP + Tpc = ( DMN-CN + DCN-MN) + ( DMN-CN + DCN-MN) + ( DMN-CN + DCN-MN) + Tpc (3)
TThêm-IP + Tpc-IP + TXóa-IP + Tpc = 3 ( DMN-CN + DCN-MN) + Tpc
MN tham gia thực hiện quá trình handover là 1 thiết bị Multihoming. SCTP sử đặc tính Multihoming của nó để truyền tất cả khối dữ liệu sử dụng 1 giao diện, nghĩa là giao diện chính. Mặt khác, giao diện thứ 2 có thể truyền các khối điều khuyển được yêu
32 cầu để cấu hình địa chỉ mới nhận được. Vì thế, thời gian tiêu tốn trong suốt quá trình xác định sự di chuyển và cấu hình địa chỉ (Tmd + Tac ) có thể được bỏ qua, bởi vì MN và CN vẫn truyền dữ liệu trong này. Vì thế, tổng trể handover trong công thức (1) trở thành: TmSCTP ~ Tmd + Tac + 3( DMN-CN + DCN-MN) + Tpc ~ 3( DMN-CN + DCN-MN) + Tpc
Các khối ASCONF có thể được truyền kèm với các khối dữ liệu. Vì thế, trể khi
trao đổi các khối điều khuyển DAR giữa CN và MN, 3(DMN-CN + DCN-MN), có thể được
loại bỏ vì không có thời gian phát sinh khi truyền các khối này từ MN tới CN. Thời gian trể đáng kể của 1 MN trong suốt thủ tục DAR xảy ra khi chuyển truyền dữ liệu từ 1 giao diện này sang 1 giao diện khác. Vì thế tổng trể handover theo lý thuyết của mSCTP trong công thức (6) trở thành:
TmSCTP ~ 3( DMN-CN + DCN-MN) + Tpc ~ Tpc