nghiệp ở Việt Nam
• Hạn chế về tầm nhìn, chưa nhận thức đúng đắn vị trí, tầm quan trọng của hoạt động R & D dẫn đến sự đầu tư chưa thỏa đáng cũng như những khó khăn trong việc triển khai hoạt động R&D đã dẫn đến khả năng phát triển của DN vẫn bị bó hẹp trong khuôn khổ thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực DN.
Ví dụ:
Ngày 27/8/2010,trên tờ báo mạng của đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Hòa Bình có bài viết: “Thua trên sân nhà vì không có R&D” câu chuyện về lỗ hổng của máy rút tiền ATM (ổ khóa của ATM có thể bị tiến công) trên thế giới khiến không ít người lo ngại về an ninh đối với các khoản tiền của mình ở ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam đã trấn an dư luận khi cho biết các máy ATM ở Việt Nam phần lớn là máy nhập khẩu đời mới do vậy, khả năng về những lỗ hổng là không quá lo ngại. Tuy nhiên, từ câu chuyện này cho thấy việc không đầu tư nghiên cứu cải tiến máy ATM hoặc có những chuyển giao công nghệ để tiến tới làm chủ và ứng dụng với những điều kiện sử dụng phù hợp trong nước đang đặt ra một câu hỏi lớn đối với ngành ngân hàng, vốn liên tục công bố lãi trong những năm gần đây. Ðến nay, cả nước có hơn 10.000 máy ATM, trong đó chủ yếu là dòng máy NCR do Microtec phân phối và máy Diebold do Diebold phân phối, số tiền mua máy ATM lên đến hàng triệu USD. Phần lớn các chức năng của máy ATM đều thực
hiện theo chế độ của đơn vị cung cấp hàng, loại trừ một số ít đặt hàng chìa khóa bảo mật riêng. Hiện trong nước, chỉ có Ngân hàng TMCP Ðông Á, nhờ tự nghiên cứu, đầu tư cải tiến một số chức năng của máy ATM mà máy ATM Ðông Á có khả năng vừa nhận tiền vừa nhả tiền. Ðây là máy ATM trong nước duy nhất có tính năng ưu việt này. Chính sự nghiên cứu, đầu tư cải tiến máy ATM đã giúp cho ngân hàng TMCP Ðông Á giành được một lượng khách hàng lớn sử dụng dịch vụ ATM của mình. Câu chuyện cải tiến máy ATM nêu trên chỉ là một trong những thí dụ về hoạt động R&D ở DN Việt Nam. R&D là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất, kinh doanh của mỗi DN, cho phép DN liên tiếp đưa ra thị trường nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn khách hàng. Ðây được coi là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của DN trên thị trường. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo Lương Vạn Vinh cho rằng, chính sự chậm thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm hay chưa có những sản phẩm mới có tính đột phá mà phần lớn các DN hóa mỹ phẩm trong nước đã bị mất thị phần ngay trên "sân nhà" trước sự cạnh tranh gay gắt của khoảng mười DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, như Unilever Việt Nam, Kao, LG... Hiện chỉ còn một số DN trong nước có thương hiệu còn trụ lại trên thị trường như Daso Việt Nam, Mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, Công ty cổ phần sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP... Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn, họ luôn hướng đến những sản phẩm, dịch vụ mới, tốt hơn, tiện lợi hơn... vì vậy, nếu DN không liên tục nghiên cứu đổi mới sản phẩm, dịch vụ thì khó có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài, những DN luôn có thế mạnh trong hoạt động R&D.
Tại nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp luôn coi R&D là bộ phận không thể thiếu đối với DN. SAMSUNG, một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, mỗi ngày, có hơn một phần tư nhân viên SAMSUNG (khoảng 40 nghìn người) tham gia nghiên cứu và phát triển những thế hệ sản phẩm mới tốt hơn. Một chiến lược quan trọng giúp SAMSUNG đối đầu với môi trường kinh doanh đầy mạo hiểm và thương trường kinh doanh khốc liệt chính là sự chú trọng đầu tư vào R&D. Mỗi năm SAMSUNG đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận từ bán hàng cho những hoạt động của viện nghiên cứu và phát triển. Hiện tập đoàn này có tới 42 viện nghiên cứu trên khắp thế giới cộng tác về công nghệ chiến lược cho tương lai và những công nghệ chính được thiết kế để định hướng cho những xu thế mới của thị trường. Trong khi đó, phần lớn các DN trong nước vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của R&D và chính từ nhận thức chưa đầy đủ này mà DN chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động R&D, hệ quả tất yếu là nhiều sản phẩm, dịch vụ trong nước đang bị hàng ngoại nhập lấn áp.
• Các doanh nghiệp (cả nhà nước lẫn tư nhân) vẫn là chưa chủ động huy động được nguồn vốn từ các kênh khác nhau để đầu tư cho khoa học và công nghệ mà lệ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước. Nhìn chung doanh nghiệp, đặc biệt là DN vừa và nhỏ do yếu về năng lực tài chính nên sử dụng công nghệ lạc hậu; máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ, mang tính chắp vá, không đồng bộ cộng với tay nghề công nhân; số doanh nghiệp tạo ra sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn còn chiếm tỷ lệ thấp.
• Lực lượng lao động trong doanh nghiệp có trình độ công nghệ còn ở mức trung bình, đạt khoảng 32%, còn lại phần lớn là lao động phổ thông. Có những ông chủ
doanh nghiệp chưa được đào tạo có hệ thống về những kiến thức quản lý kinh tế, tin học; trình độ tay nghề của công nhân lao động còn ở mức thấp. Đó là nguyên nhân khiến hiệu suất lao động của rất nhiều doanh nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng còn thấp. Như là một “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Chương 3: Tầm quan trọng của công nghệ đến hoạt động sản xuất kinh doanh