Tuy cả hai dòng triết học Trung Quốc cổ đại và Hy Lạp cổ đại đều nhằm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học nhưng Hy lạp nặng về giải quyết mặt thứ nhất (vấn đề vật chất). Các nhà triết học Hy lạp chú tâm nghiên cứu giải thích nguồn gốc vật chất của thế giới (nước, lửa, không khí, nguyên tử…) mà ít chú trọng đến mặc ý thức của con người. Ngược lại ở Trung Quốc nặng về giải quyết mặt thứ hai (vấn đề ý thức). Các nhà triết học Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến mặt ý thức của con người đề cập đến các mối quan hệ xã hội, xây dựng, lý giải các mối quan hệ (vua tôi, chồng vợ, cha con, anh em, bạn bè) và cũng cố nó bằng các chuẩn mực (nhân, lễ, nghĩa, trí, tính, trung hiếu…), cho nên dẫn đến hai phương pháp tư duy khác nhau.
Triết học Hy Lạp đi từ cụ thể đến khái quát cho nên là tư duy tất định – tư duy vật lý chính xác nhưng lại không gói được cái ngẫu nhiên xuất hiện. Còn Triết học Trung Quốc đi từ khái quát đến cụ thể bằng các ẩn dụ triết học với những cấu cách ngôn,
ngụ ngôn nên không chính xác nhưng lại hiểu cách nào cũng được, nó gói được cả cái ngẫu nhiên mà ngày nay khoa học gọi là khoa học hỗn mang – dự báo.
LỜI KẾT
Qua chiều dài lịch sử, triết học có sự biến đổi không ngừng và phù hợp với từng giai đoạn, bối cảnh lịch sử. Nghiên cứu lịch sử triết học giúp ta hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển của các trường phái triết học, từ đó có định hướng, tiền đề nghiên cứu các môn khoa học khác. Một trong những nội dung lớn cần nghiên cứu của môn lịch sử triết học đó là triết học phương Đông và phương Tây.
Trung Quốc và Hy Lạp là hai quốc gia rộng lớn, là hai nền văn minh với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa phong phú và rực rỡ, tại đây hình thành nên nhiều trường phái triết học, chúng là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền tảng triết học thế giới. Các trường phái này tuy khác biệt nhau nhưng bổ sung cho nhau, một bên hướng nội, một bên hướng ngoại góp phần mô tả bức tranh hiện thực của thế giới hoàn thiện hơn.
Bài tiểu luận của học viên chủ yếu nghiên cứu về các đặc điểm trường phái triết học của Trung Quốc cổ đại và Hy Lạp cổ đại. Qua đó giúp học viên có kiến thức để phân tích so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai nền triết học được xem là đại diện của Triết học phương Đông và phương Tây.
Do trình độ và hiểu biết về lịch sử triết học của học viên còn hạn chế nên rất cần sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của giảng viên, các bạn học viên để kiến thức của học viên về triết học thêm vững chắc và hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Văn Mưa, Trần Nguyên Ký, Lê Thanh Sinh, Nguyễn Ngọc Thu, Bùi Bá Linh, Bùi Xuân Thanh, “Triết Học”, Phần I Đại cương về lịch sử triết học, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM, 2010.
[2] “Giáo trình triết học”, Trường Đại học Mỏ địa chất, 2003.
[3] Trần Đặng Sinh, “Lịch Sử Triết Học”, Trường ĐH Sư Phạm TPHCM [4] “Giáo Trình Triết Học”, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, NXB lý luận chính trị.
[5] Đồng Văn Quân, “Lịch sử triết học”, Đại học Thái Nguyên- Trường ĐH Sư Phạm, 2010.
[6]Nguyễn Đăng Thục,“Lịch Sử Triết Học Đông Phương”, tập I, Tủ sách Duy Nhất xuất bản, in lần thứ hai, 1961 [7] http://vi.wikipedia.org [8 http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?16180 [9 http://www.humg.edu.vn/lyluanchinhtri [10] http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Nhan-Thuc [11] http://uhm.vn/forum/showthread.php?t=30877 [12] http://tailieu.vn [13] http://docs.4share.vn/ [14] http://vn.answers.yahoo.com [15] http://fpe.hnue.edu.vn/ [16] http://diendan.go.vn/