2.5.3.1 Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ Bảng 10.2: Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ. Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Tăng/ giảm 2007 Tăng/ giảm Số dư trọngTỷ Số dư Tỷ trọng Số dư trọngTỷ
Tổng dư nợ 2.816 100% 2.361 100% -16.2% 2.643 100% 11.9% Nhóm I 2.590 91,9% 2.177 92,2% -15,9% 2.488 94,1% 14,2% Nợ nhóm II 148,64 5,3% 183 7,75% 24% 114 4,32% -37,5% Nhóm nợ xấu
(III - IV) 77,36 2,72% 0,927 0,04% -98.8% 40,71 1,54% 429%
“ Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Ba Đình”
Tỷ trọng nợ nhóm I trên tổng dư nợ luôn tăng qua các năm, điều này chứng tỏ chất lượng công tác tín dụng ngày càng được nâng cao. Trong năm 2005, tình hình nợ đọng trong ngành xây dựng cơ bản đã tác động lớn đến chất lượng tín dụng của chi nhánh, nợ quá hạn, nợ xấu tăng lớn hơn vào những tháng cuối quý II/2005.
Chi nhánh đã nỗ lực rất nhiều để thu hồi các khoản nợ trên, kết quả tính đến thời điểm 31/12/2005 là 77.361 triệu đồng nợ xấu, tăng 286% so với năm 2004; kết quả này đạt ra yêu cầu đối với chi nhánh phải đưa ra được những biện pháp nhằm giảm nợ xấu trong tổng dư nợ.
Sang năm 2006, chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được chú trọng thường xuyên ngay từ đầu năm, do đó đến cuối tháng 12/2006, nợ xấu đã giảm rõ rệt chỉ còn 927 triệu đồng, chiếm 0,04% tổng dư nợ. Như vậy, tổng dư nợ tăng lên, trong khi đó nợ xấu giảm xuống một cách rõ rệt đã chứng tỏ chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được nâng lên. So với cùng kỳ năm trước, nhóm nợ xấu giảm 77.434 triệu đồng, và chỉ bằng 3% so với kế hoạch
Năm 2007 tỷ trọng nợ nhóm I đã chiếm 94,14% tổng dư nợ. Một con số khả quan về chất lượng công tác tín dụng.
Như vậy tỷ trọng của nhóm nợ xấu luôn được kiểm soát chặt chẽ và đã đạt được một số kết quả nhất định như năm 2006là 0.04%. Hơn nữa tỷ trọng nợ xấu luôn được giữ ở mức cho phép.
Bảng 11.2 : Tình hình nợ gia hạn và nợ quá hạn
Đơn vị :Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm Tổng dư nợ 2816 48,68% 2360 -16,19% 2643 11,99% Nợ quá hạn 19,6 3,39% 4,46 -77,24% 7,35 64,79% Nợ gia hạn 45,4 69,87% 68,8 51,54% 58,4 -15,11%
“ Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Ba Đình”
Qua bảng trên ta có thể thấy chi nhánh đã cố gắng đảm bảo an toàn với các khoản vay, tổng dư nợ qua các năm không có biến động quá nhiều nhưng nợ quá hạn vẫn không có sự thay đổi theo chiều hướng tốt là mấy. Một số mặt hàng phân bón, sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài nên phát sinh nợ gia hạn và nợ quá hạn cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ đồng, số tiền trích dự phòng rủi ro lên trên 112 Tỷ đồng. Để khắc phục tình trạng này, chi nhánh đã đưa ra một số giải pháp và kết quả là đến 31/12/2005 sau khi xử lý rủi ro, nợ gia hạn và nợ quá hạn chỉ còn 65 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 19,6 tỷ đồng.
Cuối năm 2006, nợ quá hạn chỉ còn lại là 4,46 tỷ đồng, giảm 77,24% so với năm 2005 nhưng nợ gia hạn lại tăng 51,54% đạt 68,8 tỷ đồng, vì tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn trong tình trạng yếu kém, một vài món nợ có nguy cơ phải chuyển sang nợ quá hạn.
Năm 2007 nợ quá hạn tăng 64,79% cho thấy công tác thu nợ chưa có hiệu quả cao, tuy nhiên nợ gia hạn lại giảm so với năm trước là 15,11% cho thấy sự biến đổi trong các nhóm nợ phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khách quan của nền kinh tế.
Năm 2007 tuy nợ quá hạn tăng 64.79% so với năm 2006 nhưng nếu ta so sánh với nợ quá hạn năm 2005 thì kết quả nợ quá hạn duy trì được ở năm 2007 vẫn là một thành tích đáng ken ngợi.