0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đối với các liên doanh lắp ráp ôtô trong nước

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO CHO SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ HIỆN NAY. (Trang 29 -33 )

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đối với thị trường trong nước và đặc biệt khi Việt Nam hoàn tất tiến trình thực hiện AFTA các liên doanh lắp ráp ôtô trong nước cần phải thực hiện rất nhiều công việc. Các liên doanh cần sớm vạch ra những định hướng phát triển cũng như những kế hoạch hành động của mình vì thời gian chuẩn bị chỉ còn 5 năm.

3.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng ISO9001 để làm tăng sự tin tưởng của người sử dụng vào chất lượng xe lắp ráp trong nước.

Hiện tại trong 11 liên doanh ôtô trong nước thì mới chỉ có Công ty TNHH Ford Việt Nam có chứng chỉ ISO9001.

- Đặc biệt các liên doanh lắp ráp ôtô lớn tại Việt Nam như Toyota, Ford, Mercesdes Benz nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng quốc tế cao hơn, đặc biệt áp dụng riêng cho ngành công nghiệp ôtô như QS9000, Q1. Lợi ích của việc áp dụng phương pháp quản lý chất lượng trên là:

+ Đây là phương pháp quản lý chất lượng ở mức cao hơn so với phương pháp IS9001 và được nghiên cứu riêng cho ngành công nghiệp ôtô do vậy sẽ cho sản phẩm có chất lượng và độ chính xác cao hơn.

+ Việc áp dụng các phương pháp này cũng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của xe ôtô lắp ráp sản xuất tại Việt Nam đối với các xe ôtô được

lắp ráp sản xuất tại các nước Asean vì hiện tại chỉ có một vài nhà sản xuất trong khu vực áp dụng phương pháp quản lý này.

Các liên doanh lắp ráp ôtô trong nước có nhiều điều kiện để áp dụng phương pháp này:

+ Người Việt Nam thông minh sáng tạo

+ Các liên doanh đều là các nhà sản xuất có tên tuổi trong khu vực và trên Thế Giới.

+ Hiện tại sản lượng của các liên doanh lắp ráp ôtô trong nước còn thấp nên không bị gò bó về thời gian chuẩn bị vì khi dây chuyền lắp ráp hoạt động hết công suất thì việc thử nghiệm trên dây chuyền là rất khó thực hiện vì nó sẽ ảnh hưởng tới công suất.

3.1.2. Đưa ra những sản phẩm phù hợp thị trương nhất

Nghiên cứu thị trường kỹ càng để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp thị trường Việt Nam và các nước Asean.

VD: Xe phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, giá thành cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, mẫu mã đẹp và hiện đại...

3.1.3. Chuyên môn hoá sản xuất

Sản xuất tập trung vào những loại xe có hiệu quả nhất ở trong nước cũng như một số loại xe khác mà các nước Asean chưa sản xuất hay đã sản xuất nhưng chưa có sự tập trung chuyên môn hoá cao(chưa có tỷ lệ nội địa hoá cao).

Thực chất đây là sự phân công lao động hợp lý giữa các chi nhánh của một công ty sản xuất ôtô lớn tại nhiều quốc gia khác nhau. Việc này sẽ giúp cho các công ty này sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn:

+ Có thể giảm chi phí đầu tư ban đầu nhờ vào việc giảm chi phí đầu tư vào dây chuyền lắp ráp một loại xe tại nhiều quốc gia khác nhau(chỉ thực hiện khi Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào AFTA).

+ Do việc giảm chi phí đầu tư ban đầu thì có thể dành thêm ngân sách cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm cho từng thị trường.

+ Tạo ra sự chuyên môn hoá cao trong sản xuất - VD:

+ Công ty Ford: có sản phẩm xe 4 chỗ Ford Laser được chế tạo tại Nhật Bản nhưng hiện tại được lắp ráp tại 4 nước trong khu vực(Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Phi lip pin) vậy nên tập trung lắp ráp loại xe này tại thị trường có doanh số lớn nhất - Việt Nam

Xe 16 chỗ Ford Transit có xuất xứ từ Châu Âu thì trong khu vực hiện mới chỉ có nhà máy Ford Việt Nam lắp ráp.

+ Công ty Mercesdes: loại xe 16 chỗ MB140 đang được lắp ráp tại Việt Nam là loại xe chưa được triển khai lắp ráp tại các nước khác trong khu vực.

3.1.4. Thiết lập một mạng lưới dịch vụ bán hàng và bảo hành bảo dưỡng sửa chữa thuận tiện cho người sử dụng.

Cung cấp phụ tùng thay thế với giá cả hợp lý(hiện nay một số liên doanh vẫn thực hiện chính sách bán sản phẩm với giá thấp nhưng lại cung cấp phụ tùng thay thế và phí sửa chữa giá cao do vậy làm cho tâm lý khách hàng không thực sự thấy tính ưu việt của xe lắp trong nước).

Việc thiết lập được một mạng lưới dịch vụ tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng, do vậy có thể làm tăng số khách hàng trung thành.

Việc phát triển một hệ thống dịch vụ tốt ngay từ bây giờ có các ưu thế so với các nhà sản xuất trong khu vực sẽ nhảy vào Việt Nam như sau:

+ Chi phí đầu tư ban đầu cũng lớn do vậy các nhà sản xuất trong nước có thời gian đầu tư dần dần.

+ Việc xây dựng uy tín cũng cần có thời gian, một khi các nhà sản xuất trong nước đã xây dựng uy tín của mình ở trong nước thì các nhà sản xuất ôtô trong khu vực sẽ kém ưu thế cạnh tranh hơn vì phải cần có thời gian để thiết lập uy tín.

+ Nhân lực trong hệ thống này cũng đóng vai trò rất quan trọng.

3.1.5. Liên kết sát nhập:

Các nhà sản xuất có vốn đầu tư nhỏ và công suất thấp nên xem xét việc sát nhập hay liên kết với nhau tạo sự tập trung và chuyên môn hoá trong sản xuất.

Điều này sẽ làm giảm việc có quá nhiều mẫu mã cho một chủng loại trên thị trường, do vậy có thể góp phần giảm chi phí cố định cho sản xuất/đầu xe.

3.1.6. Nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty trong cộng đồng.

Bằng việc có nhiều chương trình hoà nhập cộng đồng như bảo vệ môi trường(chứng chỉ ISO14.001), hỗ trợ giáo dục đào tạo đặc biệt là hỗ trợ đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí và ôtô. Điều này giúp cho việc chuẩn bị một lượng đội ngũ kỹ thuật lớn phục vụ trong ngành công nghiệp ôtô khi ngành công nghiệp phát triển.

3.1.7. Xây dựng các chiến lược Marketing quốc tế.

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin thì các hãng bám rất sát nhau về tính năng kỹ thuật. Yếu tố sản phẩm và chất lượng tuy vẫn là một yếu tố rất quan trọng nhưng việc thiết lập và triển khai các chiến lược Marketing đúng đắn còn quan trọng hơn rất nhiều và đây là một trong các yếu tố chủ yếu để quyết định thành công.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO CHO SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ HIỆN NAY. (Trang 29 -33 )

×