2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Những năm cuối thập kỷ 80, là những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều biến chuyển, mở ra một hướng đi mới tích cực. Việt Nam rút quân độ ra khỏi campuchia, quân đội chuyển sang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và tham gia sản xuất, làm kinh tế, bảo vệ công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Binh chủng thông tin liên lạc là đơn vị có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc cho lãnh đạo chỉ huy từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở trong toàn quân trong cả thời bình cũng như thời chiến. Việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, giữ gìn nguồn cán bộ, nhân viên kỹ thuật về thông tin nói chung và lĩnh vực viễn thông nói riêng cần được quan tâm sâu sắc, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chức năng Quân đội là một quân đội chiến đấu, một quân đội công tác, trong thời bình phải tích cực tham gia sản xuất làm kinh tế, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội.
Từ căn cứ trên, Binh chủng thông tin liên lạc đã lập luận chứng kinh tế kỹ thuật báo cáo Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng Nhà nước về việc xây dựng, thành lập Tổng Công ty điện tử và thiết bị thông
Ngày 01/06/1989 Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) ra nghị định số 58/HĐBT, do Phó chủ tịch Võ Văn Kiệt ký, Quyết định Tổng Công ty điện tử và thiết bị thông tin nay là Tổng Công ty viễn thông Quân đội(VIETTEL).
Ngày 01/6/1996, trước yêu cầu phát triển chiến lược viễn thông quốc gia, được phép của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Quốc phòng ra quyết định số: 615/QĐ-
QP đổi tên Tổng Công ty điện tử và thiết bị thông tin thành Công ty điện tử viễn thông Quân đội, tên giao dịch Quốc tế là VIETTEL. Từ đây danh tiếng VIETTEL đã chính thức trở thành tên và thương hiệu doanh nghiệp của Công ty, từng bước để lại dấu ấn ngày càng đậm nét trong ngành bưu chính viễn thông cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của cả nước.
Ngày 28/10/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 262/2003/QĐ- BQP”Đổi tên Công ty Điện tử viễn thông Quân đội thành Công ty viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, tên giao dịch bằng tiếng anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL”
Thực hiện quyết định số 43/2005/QĐ- TTg ngày 2 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội, ngày 6/4/2005, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số: 45/2005/QĐ- BQP về việc thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh; VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt VIETTEL; trụ sở chính; Số 1- Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989, sau 2 lần đổi tên và bổ sung ngành nghề, hiện nay Cty Viễn thông quân đội (Viettel) được phép kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế; khảo sát, thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, cột anten cho các đài PT-TH, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông, điện, nguồn điện... 15 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, đặc biệt trong những năm gần đây, Viettel đã đưa ra thị trường nhiều dịch vụ tiện ích được đông đảo khách hàng đón nhận.
Tổng Công ty viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng Công ty do Nhà nước quyết định và đầu tư thành lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ của Tổng Công ty.
Tên Tổng Công ty: Tổng Công ty viễn thông Quân đội
Tên viết tắt: VIETTEL
Biểu tượng của Tổng Công ty:
Say it your way
Trụ sở chính: Số 1- Giang Văn Minh- Ba Đình- Hà Nội Điện thoại: (84- 4) 2556789 FAX: (84- 4) 2996789 Website: www.viettel.com.vn
Email: gopy@viettel.com.vn
Giấy phép thành lập: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 45/2005/QĐ- BQP về việc thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 0106000082 do Sở KH&ĐT TP. Hà Nội cấp ngày 29/4/2005
- Ngành nghề Kinh doanh của Tổng Công ty viễn thông Quân đội bao gồm: Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện;
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện; Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển;
Nhiệm vụ Quốc phòng: Mạng lưới của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội là hạ tầng thông tin thứ hai của Quân đội, thực hiện vu hồi cho mạng thông tin quân sự
trong thời bình và chuyển sang nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, công nhân ngành bưu chính, viễn thông phục vụ trong và ngoài quân đội. Tổng Công ty hiện đã được Tổng cục Bưu điện(nay là Bộ Bưu chính Viễn thông) cấp đầy đủ các loại giấy phép cho thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Tổng Công ty viễn thông Quân đội
Cơ cấu tổ chức quản lý gồm: 1 Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc
Bộ máy giúp việc các phòng ban chức năng; Phòng Kế Hoạch, phòng Tài chính, phòng Đầu tư Phát triển, Phòng TCLĐ, Phòng Kỹ thuật, Phòng Chính Trị, Chính sách BCVT, Xây dựng CSHT, Ban kiểm tra….
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng Công ty gồm:
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ Viettel Trung tâm đào tạo Viettel và Câu lạc bộ Thể Công- Viettel Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thuộc Tổng Công ty gồm:
Công ty viễn thông Viettel(sát nhập của 3 Công ty là Công ty điện thoại đường dài, Công ty Internet và Công ty điện thoại di động)
Công ty Truyền dẫn Viettel
Công ty viễn thông khu vực I (miền Bắc)
Công ty viễn thông khu vực II (miền Trung và Tây Nguyên) Công ty viễn thông khu vực III (miền Nam)
Các Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty gồm: Công ty Bưu chính Viettel
Công ty khảo sát, thiết kế Viettel Công ty xây lắp công trình Viettel.
Công ty cổ phần, đầu tư và phát triển Viettel.
Các đơn vị sự nghiệp, đơn vị dự toán hoạt động theo chức năng, nghiệp vụ do Tổng Công ty quy định, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật và điều lệ của Tổng Công ty được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Các công ty thành viên hạch toán độc lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước hoặc Luật Doanh nghiệp phù hợp với loại hình doanh nghiệp và điều lệ của Tổng Công ty.
2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2003-2007
2.2.1 Quy mô vốn đầu tƣ phát triển
Trong thời gian qua, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội đã đẩy mạnh đầu tư phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng vốn đầu tư trong 5 năm từ 2003 đến 2007 là 9.373,73 tỷ đồng. Giá trị vốn đầu tư năm 2003 đạt mức 185,95 tỷ đồng,
chỉ chiếm 1,98 % tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn. Giá trị vốn đầu tư năm 2004 đạt mức 883,78 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,43 % tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn. Vốn đầu tư có xu hướng tăng dần trong 3 năm từ 2005 đến 2007, giá trị vốn đầu tư các năm 2005 là 1.366,00 tỷ đồng tương đương 14,57 % tổng vốn đầu tư, năm 2006 là 2.091,00 tỷ đồng tương đương 22,31% tổng vốn đầu tư. Năm 2007 vốn đầu tư của Tổng Công ty đạt mức 4.847,00 tỷ đồng chiếm 51,71% tổng mức đầu tư, trong đó truyền dẫn 1.245,09 tỷ đồng, viễn thông nói chung gồm(Di động, Cố định, Internet, khác) là 7.308,87 tỷ đồng, bưu chính là 257,21 tỷ đồng, TM và XNK 514,41 tỷ đồng, còn lại cho đầu tư khác như công trình, thiết kế, media…chiếm 48,16 tỷ đồng.
Đồ thị 2.1: Quy mô vốn đầu tƣ giai đoạn 2003- 2007 của VIETTEL
Tổng giá trị đầu tư Tỷ đồng
185,95 883,78 1.366,00 2.091,00 4.847,00 - 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng giá trị đầu tư Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư các năm của Phòng ĐTPT
Nếu so với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1998- 2002 chỉ là 186,46 tỷ đồng, thì tổng vốn đầu tư giai đoạn 2003- 2007 gấp 50,27 lần và tăng tuyệt đối 9.187,27 tỷ đồng. Giai đoạn 2003- 2007 là giai đoạn ngành viễn thông phát triển mạnh không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, cuối năm 2003 đầu tư hạ tầng mạng lưới như: Khảo sát và thiết kế mạng chi tiết đảm bảo tối ưu hoá đầu tư; Xây dựng Trung tâm
điều hành và cột ăng ten tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh; Tiến hành thuê mặt bằng đặt trạm thu phát tại các địa điểm theo thiết kế mạng; Lựa chọn đối tác cung cấp thiết bị cho Dự án thử nghiệm trên cơ sở đưa thiết bị vào thử nghiệm nếu hoạt động tốt thì sẽ thanh toán sau 1,5-2 năm; Tiến hành đàm phán với VNPT về thoả thuận kết nối; Làm thủ tục và trả các loại phí liên quan đến thử nghiệm tần số; Thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị; Triển khai lắp đặt thiết bị và năm 2003 VIETTEL bắt đầu triển khai dịch vụ di động đánh dấu một sự khởi đầu của một nhà cung cấp dịch vụ mới. Giai đoạn đầu thử nghiệm với 3 Trung tâm và 150 trạm phát sóng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Chỉ mới qua 4 năm đi vào triển khai cung cấp dịch vụ VIETTEL đã thể hiện mình là một trong số những doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến thị trường Việt Nam.
Theo đồ thị 2.1, vốn đầu tư của Tổng Công ty bắt đầu gia tăng mạnh từ năm 2004 đạt mức 883,78 tỷ đồng, gấp 4,75 lần vốn đầu tư năm 2003. Vốn đầu tư đạt mức cao nhất trong 2 năm 2006 và 2007 với số vốn tương ứng là 2.091 tỷ đồng và 4.847 tỷ đồng. Sở dĩ vốn đầu tư tăng nhanh trong các năm 2006-2007 là do các năm nay, Tổng Công ty có quan điểm đầu tư nhanh, triển khai cùng lúc nhiều dự an lớn chớp lấy thời cơ là thời kỳ tăng trưởng về dịch vụ viễn thông rất mạnh, khả năng nắm bắt diễn biến của thị trường rất nhanh nhạy. Vốn đầu tư năm 2006 chủ yếu cho 3 dự án di động, internet và cố định, theo đúng quan điểm đầu tư của Tổng Công ty năm sau phải gấp đôi năm trước mạnh cả về quy mô và chất lượng mạng lưới. Năm 2007 thực hiện đầu tư mạng lưới thuê bao gần gấp 3 lần năm 2006, một cố gắng vượt bậc của Toàn Tổng Công ty chủ yếu là thiết bị di động của các hãng lớn trên thế giới như NOKIA, ERISON, ALCATEL dung lượng lên đến 19.000 thuê bao để đảm bảo đủ dự phòng phát triển mạng lưới. Bên cạnh việc tập trung vốn đầu tư phát triển máy móc thiết bị, nhà trạm, thuê mặt bằng…Tổng Công ty cũng đã tập trung vốn đầu tư trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cũng như đào tạo đội ngũ người điều hành, xử lý mạng lưới khi đã thực sự phình to ra, rộng ra, khả năng kiểm soát ngày càng khó khăn. Khối lượng vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là nguồn vốn tín dụng, ngoài ra có sự giúp đỡ rất lớn từ Bộ
Quốc phòng về cơ sở hạ tầng sẵn có tại các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đóng vai trò quan trọng đối với việc đầu tư mạng lưới của Tổng Công ty.
Về cơ cấu đầu tư trong giai đoạn 2003-2007, là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, phát triển mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông và các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho viễn thông vẫn là hoạt động kinh doanh cơ bản của Tổng Công ty, do đó hoạt động đầu tư của Tổng Công ty tập trung chủ yếu vào phát triển khách hàng, nhiều thuê bao, hệ thống nhà trạm, trạm BTS…Trong tổng số vốn đầu tư 9.373,73 tỷ đồng của giai đoạn 2003-2007, có tới 3.812,65 tỷ đồng đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ cho các hoạt động viễn thông di động, cố định, internet và các dịch vụ phụ trợ, chiếm tỷ trọng 40,67% tổng vốn đầu tư. Trong nội dung đầu tư này, đầu tư thiết bị di động là 2.665,84 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 28,44%.
2.2.2 Nguồn vốn đầu tƣ phát triển của TCTVTQĐ
Trong giai đoạn 2003- 2007, Tổng Công ty viễn thông Quân đội đã thực hiện được một khối lượng vốn đầu tư lớn, về cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng Công ty trong cả giai đoạn. Tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn là 9.373,73 tỷ đồng đạt 91,3% so với kế hoạch, được huy động từ nguồn NSNN, từ lợi nhuận để lại và quỹ khấu hao, từ các khoản vay tín dụng và một số khoản tín dụng do nhà sản xuất cấp khi thực hiện các hợp đồng mua bán thiết bị. Nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện trong giai đoạn 2003- 2007 của Tổng Công ty viễn thông Quân đội được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nguồn vốn đầu tƣ phát triển của TCTVTQĐ Đơn vị tính: tỷ VNĐ TT Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 1 Tự bổ sung 23,04 116,46 394,33 590,70 1.632,45 2.756,98 2 Nguồn tín dụng 122,81 599,67 915,71 1.388,78 2.940,11 5.967,07 3 Ngân sách NN 15,29 68,20 25,08 50,64 98,96 258,17 4 Các nguồn khác 24,82 99,45 30,88 60,88 175,48 391,51 Tổng số 185,95 883,78 1.366,00 2.091,00 4.847,00 9.373,73 Tốc độ tăng liên hoàn(lần) - 4,75 1,55 1,53 2,32 -
Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư các năm 2003- 2007
Trong tổng số vốn đầu tư phát triển giai đoạn này, ngân sách nhà nước cấp 258,17 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,75%; Nguồn vốn đầu tư tự bổ sung là 2.756,98 tỷ đồng, chiếm 29,41%; Nguồn vốn huy động từ tín dụng là 5.967,07 tỷ đồng chiếm 63,66%; Vốn đầu tư huy động từ các nguồn khác là 391,51 tỷ đồng, chiếm 4,18%. Nếu gộp vốn NSNN và vốn tự bổ sung thì vốn đầu tư huy động từ vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty là 3.015,14 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,17% tổng vốn đầu tư đã thực hiện trong giai đoạn 2003-2007. Nguồn vốn tín dụng tăng dần theo các năm, đặc biệt phát sinh nhiều trong năm 2006 và 2007 là 2 năm mà Tổng Công ty cần huy động vốn để đầu tư thiết bị, nâng dung lượng mạng lưới phủ trên cả nước. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thực hiện của Tổng Công ty giai đoạn 2003-2007 được thể hiện ở Hình 2.1.
Hình 2.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ phát triển của TCTVTQĐ Tự bổ sung 12% Nguồn tín dụng 67% Ngân sách nhà nước 8% Các nguồn khác 13%
Tự bổ sung Nguồn tín dụng Ngân sách nhà nước Các nguồn khác
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện đầu tư các năm 2003- 2007
Một thuận lợi không nhỏ khi Viettel triển khai đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ngay từ ngày đầu đã được sự hỗ trợ từ Bộ tư lệnh thông tin, Bộ Quốc phòng trong việc thuê dài hạn các địa điểm lắp đặt trạm, nhà xưởng, văn phòng trên cả nước trong những ngày đầu với chi phí thấp gần như là hỗ trợ ban đầu. Các thiết bị chủ