Vài nét về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Chương Dương Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhanh Chương Dương Hà Nôi (Trang 25 - 31)

NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG HÀ NỘ

2.1.1Vài nét về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Chương Dương Hà Nộ

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Là một trong những ngân hàng được thành lập vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thời kì đất nước bước đầu bước vào nền kinh tế thị trường, trải

qua hơn 16 năm hoạt động Techcombank đã và đang tiếp tục khẳng định được vị thế là một trong những định chế tài chính hàng đầu trong nước, góp phần vào việc thực thi các chính sách của Nhà nước về cả lĩnh vực kinh tế và an sinh xã hội.

Theo giấy phép hoạt động số 0400/NH-GP do thống đốc NHNN Việt Nam cấp vào ngày 06/08/1993, giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội cấp 04/09/1993, giấy phép kinh doanh số 055697 do Trọng tài kinh tế nay là Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 07/09/1993, ngày 27/09/1993 Techcombank chính thức được thành lập với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, sang năm 1994- 1995 số vốn điều lệ đã tăng lên 51,495 tỷ đồng cùng với việc thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh đã khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. Với việc nhận biết vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển và cung cấp các dịch vụ mới, giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng sinh lời, tạo niềm tin đối với khách hàng, trong những năm qua Techcombank đã không ngừng tăng vốn điều lệ của mình, cụ thể: từ năm 1996 với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng thì 10 năm sau năm 2006 con số này đã là 1500 tỷ đồng và tính đến tháng 6/2010, Techcombank đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 6932 tỷ đồng. Đây có thể được coi là một trong những thành công lớn của Techcombank trong năm 2010, cũng trong năm này Techcombank đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như giải thưởng " Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010" do tạp trí Euromoney trao tặng, giải thưởng " Sao Vàng Đất Việt 2010", giải thưởng " Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2009".

Từ khi được thành lập đến nay Techcombank đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động với việc thành lập thêm các chi nhánh và mở thêm các phòng giao dịch trên khắp cả nước. Việc thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh năm 1995 là sự khởi đầu cho quá trình mở rộng thị trường hoạt động đến các đô thị lớn. Năm 2006, thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội; năm 2002, thành lập thêm các chi nhánh ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội bao gồm Hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Tính đến năm 2010, Techcombank đã có trên 230 chi nhánh, phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước với đội ngũ nhân viên lên tới trên 5000 người luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu dịch vụ dành cho khách hàng; hiện Techcombank phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân và gần 42000 khách hàng doanh nghiệp.

Để có thể đáp ứng kịp thời đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng, hệ thống công nghệ ngân hàng của Techcombank đã được phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đời của nhiều sản phẩm dịch vụ. Năm 2001, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos Holding NV về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và việc triển khai này đã thành công vào ngày 16/12/2003 cùng với đó là việc tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. Trong những năm tiếp theo, Techcombank tiếp tục kí hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus; đồng thời nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5,corebanking T24 R06 và triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24 R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet. Cùng việc cải tiến, nâng cao hệ thống công nghệ Ngân hàng, Techcombank cũng cho ra mắt nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ nhu cầu của khách hàng như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng " Gửi Techcombank, trúng Mercedes", Tiết kiệm tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng; các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử..v.v. Năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường.

Techcombank chi nhánh Chương Dương Hà Nội là chi nhánh của Techcombank được thành lập vào năm 2002 nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động của Techcombank và bắt kịp nhu cầu của khách hàng ở khu vực này. Chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của Techcombank,nằm trong khu vực đông dân cư, phù hợp với mục tiêu phát triển ngân hàng đô thị, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và thực tế đã chứng minh được điều đó với lượng khách hàng đông đảo. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân có nhu cầu lớn về gửi tiền, tín dụng, thanh toán… Chi nhánh đang ngày càng phát triển nhiều dịch vụ có thể thu hút được lượng khách hàng đông đảo nhất và đáp ứng được những nhu cầu mới nhất của khách hàng.

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới các hình thức như tiền gửi không kì hạn, có kì hạn cả VNĐ và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tế đối với dân cư vsf doanh nghiệp.

- Bảo lãnh, tư vấn, ủy thác đầu tư cho khách hàng theo quy định hiện hành. - Mua bán, trao đổi ngoại tệ, vàng bạc đá quý, VNĐ, chiết khấu giấy tờ có giá. - Thanh toán trong nước với các phương thức chuyển tiền điện tử, nhờ thu, lệnh chi và thanh toán quốc tế với các phương thức chuyển tiền điện tử đi, nhờ thu, tín dụng chứng từ.

- Phát triển các dịch vụ mới và tìm kiếm khách hàng. Đồng thời, tổ chức hoạt động của chi nhánh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, lập kế hoạch kinh doanh, thực hiện báo cáo và kiểm tra, kiểm soát theo quy định.

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Techcombank Chương Dương

b) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận • Ban giám đốc

Ban giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và các phòng ban nói riêng, bao gồm giám đốc và phó giám đốc.

Giám đốc là người đứng đàu bộ máy quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể ủy quyền cho các Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc Ngân hàng.

Các Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trờ, giúp đỡ cho Giám đốc và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của Ngân hàng.

• Phòng kế toán, giao dịch kho quỹ

Phòng kế toán, giao dịch kho quỹ bao gồm các bộ phận kế toán, bộ phận giao dịch, bộ phận kho quỹ. Trong đó :

Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh và báo cáo tài chính, kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành; hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng trong chi nhánh; phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của chi nhánh để nâng cao hiệu quả hoạt động; trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế khác; cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh; xây dưng đóng góp ý kiến về thực hiện chế độ tài chính , kế toán.

Bộ phận giao dịch có nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và xử lý các giao dịch phát sinh; mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, thực hiện rút tiền gửi bằng

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG K TOÁN Ế GD QU KHOỸ KHÁCH HÀNG DNPHÒNG D CH V Ị Ụ PHÒNG D CH V Ị Ụ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG H Ỗ TR , BAN Ợ TH M NHẨ ĐỊ V N Ă PHÒNG PHÓ GIÁM ĐỐC

nội tệ, ngoại tệ; thực hiện thanh toán trong nước với các phương thức: chuyển tiền điện tử, nhờ thu, lệnh chi, séc…; thực hiện mua bán, trao đổi ngoại tệ; tư vấn cho khách hàng các thông tin cần thiết về sử dụng các dịch vụ của ngân hàng…

Bộ phận kho quỹ có nhiệm vụ quản lý ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý. giấy tờ có giá; thực hiện nhập xuất tiền, bảo quản, vận chuyển tiền, đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh; thực hiện các nghiệp vụ thu chi, kiếm đếm tiền mặt.

• Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp thực hiện :

Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với khách hàng doang nghiệp; tư vấn, tiếp nhận, phân tích hồ sơ xin vay của doanh nghiệp, quản lý tài sản thế chấp, giải ngân vốn vay nếu hồ sơ có được xét duyệt của giám đốc chi nhánh, sau đó theo dõi giám sát vệc sử dụng vốn, tình hình tài chính doanh nghiệp, thu hồi nợ gốc và lãi, chuyển nợ quá hạn.

Bảo lãnh cho doanh nghiệp sau khi đã thẩm định và được duyệt của ban lãnh đạo với phí hợp lý theo mức độ rủi ro với các loại hình như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng bảo lãnh.

Tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng cho doanh nghiệp như thẻ thanh toán, trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản, cho vay cổ phần hóa doanh nghiệp, bao thanh toán, bảo quản tài sản hộ…

Thanh toán quốc tế với các phương thức chuyển tiền đi, nhờ thu, tín dụng chứng từ mới mức chi phí theo quy định và tùy thuộc mức độ rủi ro mình chấp nhận.

• Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ của phòng là phân tích chấm điểm khách hàng cá nhân, để tạo cơ sở thực hiện cho vay ngắn, trung và dài hạn, tiêu dùng hoặc kinh doanh. Tư vấn, hướng dẫn khác hàng cá nhân lập hồ sơ, phân tích hồ sơ và giải ngân vay vốn, quản lý tài sản thế chấp nếu được giám đốc duyệt đồng ý. Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.

Ngoài ra, cán bộ nhân viên thuộc phòng dịch vụ khách hàng cá nhân còn có nhiệm vụ tư vấn giới thiệu khách hàng sử dụng các sản phẩm cá nhân như thẻ thanh toán (thẻ thanh toán nội địa F@stAccess, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa, thẻ tín dụng quốc tê Techcombank Visa..), sản phẩm bảo hiểm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người.v.v.Cùng với việc duy trì các mối quan hệ với khách hàng cá nhân cũ còn phải thiết lập, mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới.

• Phòng hỗ trợ và ban thẩm định

Chức năng của phòng hỗ trợ là hỗ trợ cho phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và phòng dịch vụ khách hàng cá nhân đề phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra phòng hỗ trợ còn có nhiệm vụ quản lý dữ liệu, hồ sơ cả giấy tờ và trên phần mềm ứng dụng, theo dõi tình hình tài chính của tất cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của hai phòng dịch vụ khách hàng.

Ban thẩm định có trách nhiệm thẩm định các hồ sơ xin vay, hồ sơ xin bảo lãnh, hồ sơ mở thư tín dụng; thẩm định hạn mức tín dụng, thẩm dịnh đánh giá tài sản đảm bảo, giám sát chất lượng khách hàng, đánh giá phân loại xếp hạng, đánh giá mức độ rủi ro của tùng khách hàng xin vay, bảo lãnh, mở L/C; theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại chi nhánh; tập hợp các thông tin và thực hienj báo cáo tín dụng của chi nhánh.

• Văn phòng

Bộ phận văn phòng thực hiện các công việc hành chính, nhân sự, tổ chức của chi nhánh; quản lý theo dõi, bảo mật hồ sơ cán bộ nhân viên, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên; xây dựng và tổ chức thực hiện bố trí,đào tạo nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân viện với đòi hỏi của công việc

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhanh Chương Dương Hà Nôi (Trang 25 - 31)