Các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 30)

Nam:

Các công ty tổ chức nước ngoài có quy mô lớn về mặt tài chính và kinh nghiệm già dặn hơn chúng ta rất nhiều. Các tổ chức này có thể tận dụng được các lợi thế đó để cạnh tranh với các tổ chức, công ty của chúng ta. Như vậy có thể nói rằng các công ty chứng khoán sẽ không đủ sức cạnh tranh với các thế lực nước ngoài. Thực tế đó hoàn toàn có thực và chính chúng ta cũng đã tính đến các vấn đề đó khi tiến hành mở thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Chúng ta đã dự trù các công ty chứng khoán của chúng ta trong điều kiện ban đầu khi thị trường chứng khoán mới mở thì quy mô sẽ rất nhỏ không đủ sức cạnh tranh, do hoàn cảnh thị trường tài chính nước ta lúc bấy giờ còn yếu. Vì vậy việc hạn chế các tổ chức nước ngoài tham gia vào thị trường để kiểm soát tình trạng thao túng và lũng đoạn thị trường. Như vậy trong giai đoạn đầu chúng ta chỉ cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia vào thị trường chúng ta dưới hình thức liên doanh góp vốn. Và họ chỉ được đóng góp không quá 30% trong tổng vốn điều lệ liên doanh. Thông qua việc góp vốn liên doanh của các công ty chứng khoán nước ngoài để tận dụng lợi thế về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm về hoạt động trên thị trường mà các tổ chức đó đem lại. Hiện tại, đại đa số các công ty chứng khoán Việt Nam vốn và kinh nghiệm vẫn còn ít, do đó nó chỉ cho phép một vài công ty liên doanh được hoạt động trên thị trường. Thực tế đã có ba công ty chứng khoán tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua liên doanh liên kết với các công ty chứng khoán của ta là công ty chứng khoán ABCS, công ty chứng khoán Sacombank, công ty chứng khoán Kim long. Các tổ chức đó đã tham gia vào thị trường bằng cách mua lại cổ phần của các công ty trên, với mức cổ phần trao đổi đều dưới 20%. Trong năm nay khi thị trường đang phát triển mạnh

mẽ và chúng ta chính thức gia nhập WTO vì vậy chúng ta đã có những chính sách thông thoáng cho các công ty chứng khoán nước ngoài tham gia vào thị trường dưới hình thức văn phòng đại diện. Và điều đó đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức và đã có 5 công ty chứng khoán mở văn phòng đại diện ở Việt Nam để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Năm công ty chứng khoán nước ngoài mở văn phòng đại diện ở Việt Nam là : công ty Nomura International Limited (Hồng Kông), công ty Black Horse Asset Management Ple.ltd (Xingapo), công ty Mirae Asset Maps Investment Management Co.ltd (Hàn Quốc), Ngân hàng đầu tư Tong Yang (Hàn Quốc), công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý tín thác đầu tư Hàn Quốc. Tuy nhiên không chỉ các tổ chức tham gia kinh doanh các hoạt động chứng khoán mới bị hạn chế, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị hạn chế về quy mô nắm giữ chứng khoán. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ được phép nắm giữ không quá 20% , tổ chức không được nắm quá 7% còn cá nhân nước ngoài không được quá 3% trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành. Không chỉ có cổ phiếu mới giới hạn về tỉ lệ nắm giữ mà các trái phiếu cũng bị hạn chế. Mặc dù trái phiếu không mang lại các quyền như trong cổ phiếu nhưng nếu nắm giữ một lượng lớn các trái phiếu các nhà đầu tư có thể thâu tóm lũng đoạn thị trường. Tóm lại sự tham gia của các tổ chức hay cá nhân nước ngoài vừa đem lại cho chúng ta những yếu tố thuận lợi như về kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm. Nhưng nó lại có thể huỷ hoại thị trường của chúng ta bất cứ lúc nào dựa vào quy mô và kinh nghiệm, kỹ thuật những gì mà họ đem đến cho chúng ta. Trong thực trạng hiện nay thì hạn chế hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài là liệu pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 30)