Công nghệ và số liệu kỹ thuật

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập máy điện (Trang 25 - 29)

Bài tập 1: Quấn máy biến áp gia dụng có 4 đầu vào 80-110-160-220 và 2 đầu

ra 110-220 có các núm điều chỉnh điện áp 1- 11. Các điện áp ra 220-160-110-80 *Số vòng dây các mức 220÷160volt là 60×1.2 = 72 vòng 160÷110volt là 50×1.2 = 60 vòng 110÷80volt là 30× 1.2 = 36 vòng

Các nút tinh chỉnh, mỗi nút cách nhau 9 vòng dây, thực hiện cách điện rồi quấn dây trên khung gỗ. Sau đó tháo ra rồi đóng vào lõi thép

Đấu ra ở mỗi mức dài 15 cm. *Công nghệ quấn dây:

-Yêu cầu vuốt thẳng, chỗ nào xước phải lót cách điện.

-Đặt lớp giấy 0.3mm vào trong cùng sau đó quấn 72 vòng đưa ra 1 đầu (mức 160 volt).

Tiếp tục lót cách điện quấn 60 vòng ra tiếp đầu nữa, lót cách điện quấn 36 vòng thì đưa ra đầu 80 volt. Sau đó cứ 9 vòng ta cho ra 1 đầu tinh chỉnh.

-Khi quấn dây cần chú ý cách điện giữa các lớp và cách điện ở phần dây có đầu ra và cần lưu tâm đến việc ra các đầu dây ở vị trí sao cho phù hợp để đến khi lắp vào bộ chuyển mạch không bị vắt dây qua gông từ.

Sau khi quấn dây và cách điện xong ta tháo lõi gỗ ra khéo léo đút vào gông từ. Sau đó vặn gông từ thật chặt đem đấu các đầu dây vào bộ chuyển mạch.

*Kết quả: Chỉnh thô:

Điện áp chuẩn 80 110 160 220 Điện áp đo được

Chỉnh tinh Núm điều chỉnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Điện áp (V) Nhận xét: Ưu Điểm : -Đã hoàn thành được sản phẩm. -Đầu ra đúng vị trí

-Dây quấn đều. Nhựợc điểm:

-Trong quá trình làm do bọc cách điện chưa tốt dẫn đến khi chạy máy có một bối dây bị cháy dẫn đến không hoàn thành được bài tập.

Bài tập 2: Quấn dây đồng khuân phân tán 1 lớp

Z=24;y=5;q=2;2p=4. *Cuộn dây

-Cuộn dây riêng từng bối một

-Tổng số có 12 bối quấn 55 vòng/bối. -Đo thông mạch kiểm tra từng cuộn.

-Xác định cực tính đúng cho từng cuộn dây. -Xác định bối chờ và các bước vào dây. *Vào dây

Ta đặt dây sao cho1 cạnh đè lên 2 cạnh trước cạnh sau này cùng với 2 cạnh trước tạo thành 2 cạnh mới để đặt tiếp cạnh khác đè lên chúng.

Đầu tiên ta chọn một vị trí bất kỳ nào đó quy định đó là cạnh 1, ta vào trước tiên là cạnh số 2 và số 4, 2 cạnh còn lại của 2 bối này ta để chờ. Sau đó vào bối thứ nhất đặt vào cạnh số 1 và số 6, tiếp tục rãnh số 3 và số 8. Cứ tiếp tục như thế ta vào các bối còn lại và 2 cạnh chờ 21 và 23 là xong.

Chú ý: vào dây được rãnh nào ta nhét giấy cách điện vào, bẻ tròn đầu xuống đồng thời kiểm tra thông mạch xem có chạm vỏ không để có biện pháp xử lý.

Sau khi đã đặt dây vào nhét giấy cách điện 0.1mm xong ta tiến hành lót cách điện pha và dùng dao tre nắn cho các bối dây nằm ép sát vào nhau gọn gang. Vì đây là giấy cách điện bằng bìa, giấy thường ( không đủ tiêu chuẩn cách điện) nên ta không cần đai máy.

*Đấu máy

Chọn một đầu của một bối dây bất kỳ qui định làm pha A. Đấu đầu cuối của cuộn A1 với đầu cuối cuộn A2, đầu vào cuộn A2 với đầu vào cuộn A3, đấu cuối A3 với đầu cuối A4 và đầu còn lại của A4 là X. Cứ như vậy ta đấu được pha B và pha C. Cạnh sau của 1 pha thường cách cuộn trước 2 bối liên tiếp.

*Nhận xét: Ưu điểm:

Đã hoàn tất sản phẩm theo yêu cầu Đủ 12 bối dây

Xác định được cực tính cho mỗi cuộn dây

Đấu các bối dây và để đầu ra, đầu vào đúng quy định Nhược điểm:

Chưa ép chặt các bối dây xuống. Lót giấy cách điện chưa đẹp.

Bài tập 3: Thực hiện dây quấn đồng tâm tập trung 1 lớp

Z=36;y=9;q=3;2*p=4; *Yêu cầu : Dòng mở máy Ikd = 3.6÷3.8 A Dòng điện pha Ia = Ib = Ic = 1.2÷1.4 A Tốc độ n=1480 vòng /phút; *Công nghệ: 27

-Quấn dây : mỗi bối 74 vòng bắt đầu quấn từ bối nhỏ nhất đến bối lớn nhất. Cố định ở mỗi bối bằng các dây đồng cho khỏi bị rối.

-Đầu tiên ta phải nghiên cứu sơ đồ bằng cách xác định chiều vòng dây( thường ngược chiều kim đồng hồ)

-Lắp đặt:

Đặt các cạnh 4 5 6 xuống trước,sau đó vào bối thứ nhất ở các cạnh 1,2 ,3 vào 10, 11, 12 đè lên 4, 5, 6. Cứ tiếp tục hạ đến bối cuối cùng. Đặt các cạnh chờ 31, 32, 33 thường đặt cuộn nhỏ vào trước.

Đặt dây vào rãnh nào thì tiến hành nhét giấy cách điện 0,1mm luôn vào rãnh đó sau đó nắn tròn ngay các đầu bối dây vừa vào;từ các cuộn nhỏ đến cuộn lớn. Nhét giấy cách điện pha vào 2 đầu rồi quấn dẹp đầu tròn đều để khi cho roto vào không bị chạm vào dây.

Tiến hành đấu dây theo sơ đồ đã có. Cần chú ý cạo sạch lớp emay ở vỏ dây đồng. Khi đảm bảo dẫn điện tốt ta nhét chúng vào ống gaine cách điện. Khi đấu máy xong thì ta xác định được 6 đầu là A, B, C và X, Y, Z. Ta đấu pha A, B, C cho ra 3 dây cùng màu còn 3 pha X, Y, Z chọn 3 dây cùng màu khác.

Xong khi vào dây ta dùng sợi đai máy cho gọn gang, chỉnh lại giấy cách điện và hoàn chỉnh để chuẩn bị nắp roto.

*Kết quả:

Ikd(A) Ia(A) Ib(A) Ic(A) Ua(V) Ub(V) Uc(V) n(vòng/phút) 4,2 1,4 1,4 1,65 228 228 228 1480 Nhận xét:

Đây là bài thực hành khó nhất đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác đỏi hỏi tính cẩn thận cao.

Ưu điểm:

- Đã hoàn thành được sản phẩm. - Quấn dây sau khi đã vuốt phẳng. - Vào dây đúng chiều.

- Giấy cách điện bọc cẩn thận. Nhược điểm:

- Dòng khởi động lớn hơn yêu cầu bài tập.

- Dòng điện các pha (cụ thể là pha C) chưa đật yêu cầu. - Tính thẩm mỹ chưa cao.

Nguyên nhân:

- Do quấn bối dây chưa chính xác.

Kết luận : Ba tuần thực tập kỹ thuật điện tuy ngắn nhưng thật vô cùng cần thiết và bổ ích.Qua ba tuần thực tập em đã biết thêm về máy biến áp cũng như động cơ không đồng bộ, về cấu tạo cũng như cách quấn dây của chúng. Dù chưa thực sự hoàn thành một cách suất sắc bài thực hành kỹ thuật nhự quấn dây còn

chưa đẹp, thiết bị chạy chưa đúng với yêu cầu kỹ thuật đã đề ra nhưng đây sẽ là những kinh nghiệm vô cùng quý báu để em có thể trở thành một người kỹ sư điện giỏi.

Em xin chân thành cảm ơn các thày cô chủ nhiệm khoa điện đã tạo cho em cơ hội này và đặc biệt là hai thầy giáo Nguyễn Quang Hùng và Nguyễn Huy Thiện. Hai thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập máy điện (Trang 25 - 29)