Kết quả điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học một số kiến thức về Lượng tử ánh sáng và laser Vật lí 12 cơ bản (Trang 35 - 37)

Về phía HS

* Về tình hình học tập môn Vật lí

Thông qua phiếu điều tra của GV và HS chúng tôi tổng hợp và thu được các kết quả sau:

- Về mục đích học tập môn học:

+ 5% học Vật lí với mục đích nghiên cứu vận dụng vào cuộc sống.

+ 20% học Vật lí để liên hệ với cuộc sống.

+ 75,5% học vì thi.

- Về mức độ tích cực học tập

+ 25% tích cực và thường xuyên tham gia xây dựng bài. + 60,5% không tích cực vì sợ sai,…

+ 11% không tham gia, đợi câu trả lời của bạn hoặc sự gợi ý từ GV. - Về mức độ khó, dễ của kiến thức phần “Lượng tử ánh sáng và laze”:

+ Bình thường: 20,5% + Dễ: 5%

- Về kết quả học tập khi học xong phần “Lượng tử ánh sáng và laze” + Điểm khá, giỏi: 6%

+ Điểm TB: 85%

+ Điểm yếu, kém: 4,5%

- Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận thức

+ 55% trả lời là do phương pháp giảng dạy.

+ 20% tự đánh giá năng lực bản thân còn hạn chế.

+ 15% cho rằng do các yếu tố tác động khác: gia đình, không có nhiều tài liệu tham khảo, tính rụt rè của bản thân,…

* Về PPDH

- Giảng dạy như hiện nay có giúp em thấy hứng thú và dễ tiếp thu kiến thức? + Có : 5,5%

+ Không: 80%

+ Bình thường: 13,5%

- Có cần phải đổi mới PPDH như hiện nay không? + Rất cần thiết: 30%

+ Cần thiết: 40% + Giữ nguyên: 25,7%

Về phía GV

Qua trao đổi với lãnh đạo nhà trường và với các GV Vật lí chúng tôi thấy hiện nay các cấp quản lý đã tạo điều kiện cho GV được tập huấn và đi học về các lớp đổi mới PPDH. Các cấp lãnh đạo nhà trường đã phổ biến và triển khai đầy đủ, tích cực, các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác giảng dạy và quán triệt toàn diện việc đổi mới PPDH, các khâu bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ quản lý, GV về PPDH đã được quan tâm. Để khuyến khích việc đổi mới này hàng năm nhà trường tổ chức các kì thi GV dạy giỏi đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới PPDH của từng GV dự thi.

Để tạo điều kiện cho việc đổi mới PPDH các cấp quản lý cũng đã hỗ trợ tạo điều kiện cho các trường có trang thiết bị dạy học đầy đủ, các trường cũng có những phòng học bộ môn riêng.

Tuy nhiên việc thực hiện đổi mới diễn ra như thế nào?

Trao đổi với các GV, tham gia dự giờ, và qua phiếu điều tra chúng tôi thấy: hiện nay nhiều GV đã thực hiện đổi mới PPDH nhưng một số ít thành công, một số GV có thực hiện đổi mới nhưng chỉ là sự chuyển đổi từ GV ghi trên bảng thành kiểu GV trình chiếu. Đây chỉ là sự chuyển đổi hình thức, phương tiện giảng dạy, còn thực chất vẫn là dạy thuyết trình, GV ít đặt câu hỏi và đưa ra các vấn đề để HS suy nghĩ.

Vì vậy trong các bài soạn của GV về phần kiến thức “Lượng tử ánh sáng và laze” GV chỉ tập trung thể hiện các kiến thức trong SGK mà ít chú trọng đến việc đặt câu hỏi và tạo tình huống học tập cho HS. GV có làm thí nghiệm trong bài nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu cho HS, chưa khai thác được hết thí nghiệm trong từng phần, từng mục của bài học, các thí nghiệm chưa được sử dụng đúng mục đích.

Việc học như hiện nay vẫn chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều GV giảng giải, minh họa, HS thụ động tiếp thu. PPDH vẫn chưa phát huy được tính tích cực, tự chủ, độc lập nghiên cứu vấn đề của HS.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học một số kiến thức về Lượng tử ánh sáng và laser Vật lí 12 cơ bản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)