Các giải pháp đề xuất để giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Tìm hiểu rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiếm toán Báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1 Nhận xét về thực trạng rủi ro kiểm toán hiện nay.

3.2.Các giải pháp đề xuất để giảm thiểu rủi ro

Như đã trình bày ở trên, thực trạng rủi ro kiểm toán ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến các từng chủ thể và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của thực trạng này, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hạn chế tình hình.

+Về phía CTKTĐL: Các CTKTĐL là chủ thể chính trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán, để giảm thiểu rủi ro, các công ty kiểm toán cần:

-Cần chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn.

-Ban hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các KTV.

-Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn là căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị.

-Chú trọng đến việc liên kết với các đối tác, các tập đoàn kiểm toán trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán và đào tạo, cập nhập kiến thức, nâng cao trình độ cho KTV.

-Chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên; công tác nghiên cứu thị trường; tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng kiểm toán.

+Về phía Bộ Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp :Bộ Tài chính là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát hoạt động kiểm toán,trong khi Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề là tổ chức có vai trò định hướng,giúp đỡ các công ty kiểm toán, kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán.Yêu cầu đặt ra đối với 2 đối tượng này:

-Đẩy nhanh tiến độ soản thảo Luật kiểm toán độc lập.

-Xây dựng lộ trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán, chí ít cũng là các chuẩn mực kiểm toán cơ bản.

-Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các công ty kiểm toán (mở rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc kiểm tra).

-Đánh giá và xếp hạng các công ty kiểm toán hàng năm.

-Ban hành quy định về tiêu chí đánh giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán.

- Đẩy mạnh công tác khuyến khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuất sắc.

+Về phía các đơn vị được kiểm toán:Các đơn vị được kiểm toán đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán mà chủ yếu là mức rủi ro kiểm soát.Kết quả của đánh giả rủi ro kiểm toán ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị.Vì thế,để giảm thiểu rủi ro,đơn vị được kiểm toán cần: -Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ,ban hành các thủ tục,chế tài quản lý,xử lý vi phạm

-Đẩy mạnh hơn nữa công tác kế toán,hoàn thiện sổ sách,nâng cao năng lực,trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán.

-Hợp tác với kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán

Trên đây chỉ là những giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu được rủi ro gặp phải khi thực hiện một cuộc kiểm toán.

KẾT LUẬN.

Tuy mới xuất hiện ở nước ta chưa đầy 20 năm nhưng kiểm toán độc lập đã đóng góp vai trò không nhỏ trong tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Song song với những đóng góp đó là quá trình vươn lên hoản thiện, đổi mới của kiểm toán độc lập, đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội trong thời kỳ mới.

Rủi ro kiểm toán là khái niệm cơ bản trong kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng. Đây là yếu tố mà kiểm toán viên cũng như công ty kiểm toán phải quan tâm vì bất cứ cuộc kiểm toán nào cũng phải đối mặt với rủi ro kiểm toán. Điều đó là do phạm vi của kiểm toán tài chính rất rộng, do giới hạn về thời gian, chi phí của kiểm toán cũng như cũng yếu tố từ khách thể kiểm toán. Rủi ro kiểm toán được xác định tương ứng với đối tượng kiểm toán từng loại: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

• Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn,v ốn có mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên không thể kiểm soát mà chỉ có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng

• Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá rủi ro kiểm soát

• Rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên không phát hiện ra được trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên có thể quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện.

Ba loại hình rủi ro nói trên quan hệ với nhau theo mô hình rủi ro kiểm toán AR=IR×CR×DR. Dựa vào mô hình này,kiểm toán viên có thể điều chỉnh mức rủi ro phát hiện trên cơ sở đánh giá mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn: DR=AR/(IR×CR). Tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng mô hình giúp cho kiểm toán viên trong việc đánh giá rủi ro,từ đó lên kế hoạch, chương trình cụ thể cho cuộc kiểm toán.

Để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn,kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kiểm toán. Đây là bước quan trọng trong hầu hết các cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trước, rồi dựa vào đó đánh giá được rủi ro phát hiện.

Trong thời buổi hiện nay,công tác đánh giá rủi ro kiểm toán của các công ty kiểm toán tại Việt Nam còn tồn tại những hạn chế nhất định,ảnh hưởng không nhỏ đến công ty kiểm toán, công ty khách hàng và tổng thể nền kinh tế. Một trong những hạn chế đó là mức rủi ro còn cao mà nguyên nhân được xem xét trong từng loại hình rủi ro cụ thể. Điều đó đặt ra những đề xuất cần thiết để khắc phục những hạn chế này.

Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu em đã hoàn thành đề án này, tuy nhiên do năng lực còn hạn chế nên đề án khó tránh khỏi những thiếu sót.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Tạ Thu Trang, người đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiếm toán Báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 27 - 32)