I. Nguồn gốc, khái niệm pháp luật 1 Nguồn gốc pháp luật.
2. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT
2.2. Đặc điểm của pháp luật
Theo đó, thuộc tính pháp luật là những tính chất, dấu hiệu riêng biệt, đặc trưng của pháp luật. Là tiêu chí để chúng ta phân biệt pháp luật với các hiện tượng khác như: đạo đức, chính trị, tôn giáo, quy phạm của các tổ chức xã hội..
Pháp luật có 3 thuộc tính cơ bản là: Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung; tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; tính đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.
(1) Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
Pháp luật được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống. Quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc hành vi, khuôn mẫu, mô hình xử sự chung.
Tính quy phạm phổ biến của Pháp luật nói lên giới hạn (khuôn mẫu, quy tắc, mô hình chung) cần thiết mà Nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự tự do trong khuôn khổ cho phép, nếu vượt quá giới hạn này là trái pháp luật, giới hạn này được xác định bởi các nguyên tắc: Cho phép, cấm đoán, bắt buộc.
(2)Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Sự chính xác của pháp luật cho phép hiểu rõ những gì mình phải làm, những gì bị cấm và trên cơ sở đó, các cá nhân có thể hành động một cách tự do lựa chọn cho mình những cách thức xử sự, kể cả những biện pháp xử lý khi có hành vi sai trái, không đúng với yêu cầu của pháp luật. Nó chính xác về mặt thời hạn, chính xác về đối tượng có liên quan, về phạm vi áp dụng, về các loại vụ việc.
Về ngôn ngữ pháp luật, ngôn ngữ trong các quy phạm pháp luật có nhiều đặc điểm riêng, rõ ràng, trực tiếp, không đa nghĩa, hiện tượng, ẩn dụ… như trong văn thơ.
Và pháp luật thì do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành còn các QPXH thì không.
(3)Tính được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.
Pháp luật do Nhà nước trực tiếp xây dựng, ban hành hoặc thừa nhận nên pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các công cụ, biện pháp khác nhau của Nhà nước. Các biện pháp mà Nhà nước sử dụng đến đó là: biện pháp cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, tài trợ, tổ chức tuyên truyền pháp luật…
Khác so với pháp luật, các QPXH khác không được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp như trên và đặc biệt không có chế tài áp dụng mà nó được thực hiện bằng những biện pháp cách thức nhất định.