Bên cạnh việc đánh giá chất lượng mạng lưới vô tuyến thông qua hệ thống các chỉ số thống kê trên, một công tác quan trọng khác trong việc theo dõi, quản lý chất

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống vô tuyến alcatel (Trang 26 - 30)

chỉ số thống kê trên, một công tác quan trọng khác trong việc theo dõi, quản lý chất lượng mạng là thực hiện việc do kiểm định kỳ bằng các công cụ đo giao diện chuyên dụng: Air Interface, A Interface… (TEMS, Net Test, K1205…). Việc phân tích đánh giá số liệu từ các công cụ này cho ta cáI nhìn đầy đủ và cụ thể hơn về hoạt động của mạng lưới. Do đó ta cần phảI kết hợp cả hai: Theo dõi và đánh giá số liệu thống kê tại OMC đồng thời phân tích số liệu lấy từ các công cụ đo kiểm thực tế.

Nếu như việc theo dõi thống kê tại OMC là tập hợp số liệu và đánh giá chất lượng mạng theo chiều rộng thì việc đo kiểm thực tế mạng là tập hợp và đánh giá chất lượng theo chiều sâu. Số liệu từ thống kê được lấy tại các điểm nút mạng thuộc hệ

---

thống BSS: BTS, BSC (giao diện Abis), trong khi đó số liệu khi thực hiện đo kiểm được lấy tại giao diện vô tuyến (Air Interface) và tại giao diện A. Như vậy các bản tin tại các giao diện này sẽ cho ta cái đầy đủ và chính xác hơn về hoạt động và chất lượng của hệ thống.

Ngoài ra thực hiện đo Driving Test cũng cho ta cái nhìn gần sát với thực tế người sử dụng dịch vụ (về chất lượng tín hiệu, cuộc gọi, vị trí địa lý…). Do đó chắc chắn sẽ rất hữu ích trong việc xử lý lỗi chất lượng mạng đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến vùng phủ sóng, nhiễu khu vực…

Vì thế một hệ thống theo dõi, xử lý và tối ưu hoá chất lượng mạng lưới vô tuyến cho mạng thông tin di động hoàn chỉnh sẽ bao gồm cả hệ thống lưu trữ và đánh giá thống kê từ BSS, kết hợp với hệ thống các máy đo chuyên dụng kể trên, đồng thời đi kèm với nó là hệ thống các phần mềm xử lý số liệu.

Việc sử dụng kết hợp các công cụ trên đây cùng lúc: Duy trì theo dõi số liệu thống kê kết hợp với đẩy mạnh vai trò của công tác đo kiểm Driving Test và A Interface sẽ đảm bảo cho chất lượng hệ thống được quản lý tốt nhất.

Chương VIII Kết luận chung

Việc đa dạng hoá các hệ thống thiết bị nói chung và các hệ thống thiết bị vô tuyến nói riêng như đã nhận định ở phần đầu của đề tài này là một hướng đi tích cực, đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài và cân bằng cho bất kỳ một nhà khai thác viễn

---

thông nào trong đó có Vinaphone. Việc triển khai xây dựng hệ thống vô tuyến Alcatel hiện nay cùng với một số hệ thống vô tuyến và mạng lõi khác trong tương lai gần của Vinaphone cũng không nằm ngoài mục đích đó. Với những hệ thống mới này chúng ta không những sẽ nâng cấp được dung lượng mạng, tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp thiết bị từ đó nâng cao chất lượng phục vụ của mạng thông tin di động Vinaphone mà còn xây dựng được những mối liên hệ bền vững với các đối tác cung cấp viễn thông lớn trên thế giới, tranh thủ học tập chất xám và kinh nghiệm qua đó nâng cao uy tín của thương hiệu Vinaphone - nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất Việt Nam.

Tất nhiên việc đa dạng hoá các hệ thống thiết bị trong bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có một số khó khăn, bất cập. Với hệ thống Alcatel của Vinaphone, bên cạnh những khó khăn trong việc quản lý vận hành một hệ thống mới, những khó khăn trong việc bắt tay giữa các hệ thống vô tuyến khác nhau, giữa những hệ thống vô tuyến với những hệ thống mạng lõi sẵn có, thì có một khó khăn khác là những khác biệt khá rõ trong việc đánh giá chất lượng mạng lưới thông qua một hệ thống các chỉ số thống kê so với những mạng vô tuyến sẵn có khác (Motorola). Những khác biệt này đã được chỉ rõ trong nội dung của đề tài. Về cơ bản tất cả những khác biệt này đều đã được giải thích cặn kẽ và một kết luận quan trọng cần phải được rút ra là: Chất lượng của những hệ thống vô tuyến này (Motorola và Alcatel) là một yếu tố khách quan và tất nhiên là không có sự khác biệt nào, sự khác nhau chính là ở những quan điểm và cách đánh giá chủ quan của hai nhà cung cấp và mỗi một cách đánh giá này đều có lý do và ý kiến bảo vệ riêng. Nói cách khác không thể lấy hệ thống chỉ số thống kê của nhà cung cấp Motorola để đánh giá chất lượng của nhà cung cấp Alcatel khác và ngược lại. Chỉ có thể nghiên cứu và tìm hiểu thấu đáo cách thức nhà cung cấp xây dựng tính toán những chỉ số thống kê để đánh giá chất lượng hệ thống của chính nhà cung cấp ấy. Đó mới là cách đánh giá khách quan và chính xác nhất.

Tất nhiên vẫn có một số giải pháp để xoá bỏ những khác biệt trong việc đánh giá chất lượng hệ thống giữa hai nhà cung cấp này: Một là dùng công thức của một trong hai nhà cung cấp để đánh giá chất lượng cho hệ thống của nhà cung cấp kia (hoặc ngược lại). Cách này có thể thực hiện dễ dàng nhưng ít ý nghĩa do cả hai nhà cung cấp không nhà cung cấp nào có cách nhìn khách quan và chính xác trong tất cả các vấn đề. Cách thứ hai là xây dựng một hệ thống công thức tiêu chuẩn, duy nhất cho cả hai nhà cung cấp (hay cho tất cả các thiết bị vô tuyến khác), cách này ý nghĩa hơn nhưng lại máy móc và khiên cưỡng do mỗi một nhà cung cấp lại có những quan điểm khác biệt và hoàn toàn không đồng nhất trong các vấn đề khác nhau. Do đó cả hai giải pháp này

---

cần phải được xem xét kỹ và nên chăng chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết phải so sánh chất lượng tương đối giữa các hệ thống mới và cũ khi thực hiện chuyển đổi thiết bị (Swap site).

Đề tài đã cố gắng phân tích tầm quan trọng của hệ thống chỉ số thống kê nói chung và hệ thống chỉ số thống kê chất lượng mạng của Alcatel nói riêng. Trong đó nhấn mạnh đến những ảnh hưởng tích cực của hệ thống này trong việc theo dõi đánh giá chất lượng mạng và phát hiện cũng như xử lý lỗi mạng lưới. Điều này đặc biệt có ích cho các cán bộ kỹ thuật và người vận hành khai thác mạng khi triển khai thực tế.

Đề tài muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt, ưu nhược điểm giữa hai hệ thống vô tuyến Alcatel và Motorola đặc biệt là về quan điểm, cách nhìn nhận và tiếp cận việc xây dựng các công thức tính toán các chỉ số thống kê đánh giá chất lượng mạng, trong đó có những chỉ số KPI đặc biệt quan trọng như CSSR – tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, CDR (tỷ lệ rớt cuộc), HSR (tỷ lệ chuyển giao thành công)…

Ngoài ra chương trình lấy số liệu thống kê của đề tài đã được ứng dụng tại Trung tâm Điều hành thông tin từ cuối năm 2003 và được nâng cấp trong quá trình thực hiện. Số liệu tính toán từ chương trình đã được các đơn vị KT trong Công ty sử dụng thường xuyên rất có hiệu quả.

Qua những phân tích trên, đề tài đã đưa ra được cái nhìn khách quan trong việc đánh giá chất lượng mạng nói chung dựa trên quan điểm độc lập của nhà khai thác không phụ thuộc hoàn toàn vào những cách nhìn máy móc, chủ quan của một hay một số nhà cung cấp thiết bị vô tuyến trên thị trường. Từ những kết quả đó, nhóm tác giả đề tài đề xuất một số khuyến nghị cho việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các hệ thống vô tuyến mạng Vinaphone.

---

Phụ lục A Mục lục hình vẽ

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống vô tuyến alcatel (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w