CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌCVẦN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 28 - 41)

II I/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌCVẦN

B. PHẦN NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌCVẦN

Đi học lớp 1 là giai doạn đầu trong cuộc đời đứa trẻ . Từ giai đoạn lấy hoạt động chơi làm chủ đạo , trẻ em bước vào lớp 1 phải làm quen

với hoạt động học tập , đòi hỏi học sinh phải làm việc có tổ chức , có mục đích .Đó là một hoạt động ý thức .

Tuy đã có chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học ở trẻ mẫu giáo nhưng khi thật sự bước vào lớp 1, trẻ phải thưc hiện một loạt hoạt động có ý thức mạnh mẽ như : đến lớp các em phải ngồi nghe giảng bài , phải học bài ,giáo viên kiểm tra bài , các em phải làm quen theo yêu cầu của giáo viên ...Vấn đề này càng khó khăn và vô cùng bỡ ngỡ đối với những học sinh chưa qua trường lớp mẫu giáo .

Những thay đổi này làm cho một số em trong giờ học vẫn thường rụt rè ( không giám đọc to , đọc lạc cả giọng ... Các em thường thấy bỡ ngỡ chưa thích nghi được ( không tập trung nghe giảng bài , còn ham chơi các trò chơi trong giờ học ...)

Từ những đặc điểm tâm lý trên đòi hỏi giáo viên lớp một ( trong giai đoạn học vần ) cần chú ý tạo nên động cơ học tập một cách nhẹ nhàng , giúp các em hứng thú với học vần . Mặt khác cần có phương pháp giảng dạy thích hợp , trong đó chú ý trong phương pháp học vui , chú trọng vận động các trò chơi học tập mà trong đó giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn để phát huy vai trò chủ động , tích cực của học sinh ...

Khi học Tiếng Vịêt ở lớp 1 , hiện tượng phổ biến là học sinh đọc được cả tiếng nhưng không ro được các bộ phận của Tiếng Việt , các vần, giữa các con chữ ... Nguyên nhân vi khả năng phân tích yêú nên chưa phát hiện sự khác nhau về chi tiết của các chữ các tiếng , các vần ... Vì thế giáo viên cần coi trọng khâu hướng dẫn cho học sinh phân tích : tiếng vần chữ. Sau khi cho học sinh tri giác toàn bộ các từ , tiếng ... Đây là cơ sở khoa học giải thích phương pháp tổng hợp - phân - tổng trong dạy học vần .

2. Cơ sở ngôn ngữ học :

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập , về mặt phát âm , mỗi âm tiết tiếng việt gắn với một thanh điệu ( ngang - huyền -sắc- hỏi -ngã - nặng ) .Trong chuỗi lời nói , các ranh

giới âm tiết được thể hiện rõ ràng các âm tiết không bị nối dính với nhau như trong ngôn ngữ biến hình . về cấu tạo , âm tiết Tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ . Cách miêu tã âm tiết như một cấu trúc hai bậc là cách miêu tã phù hợp cảm thức tự nhiên của người bản ngữ . Vì vậy con người việt dễ dàng nhận ra âm, đầu vần , thanh điệu của các âm tiết Tiếng Việt ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp thích hợp cho học sinh đi từ âm đến chữ trong quá trình học vần. Chữ viết Tiếng Việt là thứ chữ ghi âm , về cơ bản có sự tương ứng với âm và chữ , trừ mỗi âm chỉ ghi bằng một con chữ và mỗi chữ chỉ có một cách phát âm mà thôi . Do đó việc dạy chữ cho học sinh lớp 1 có nhiều thuận lợi . Song , bên cạnh đó , Tiếng Việt cũng có trường hợp ngoại lệ và đây cũng chính là chỗ gây khó khăn .Có trường hợp một âm được ghi bằng nhiều chữ ( ví dụ :Âm “ cờ” được ghi bằng các con chữ k, c . Âm “dờ” ghi bằng các con chữ d, gi ) . Lại có trường hợp một âm được ghi bằng hai, ba con chữ ( ví dụ :âm “ ngờ” được ghi bằng hai con chữ : “ng” ,ba con chữ “ ngh” ). Có trường hợp một con chữ ghi hai âm ( ví dụ chữ :”g” ghi âm “gờ”/g/ và âm “di” / r / trong tiếng gà, ri ...).

Một khó khăn khác đó là sự phát âm theo phương ngữ ( ví dụ : học trò miền Bắc không đánh vần đựơc các âm quặt lưỡi, học sinh miền Trung và miền Nam thường không phân biệt được thanh hỏi (? ), ngã (~) hay các phụ âm đầu v, d, gi, ch ,tr, ... Chính sự phát âm này đã gây ra sự lẫn lộn ,nhầm lẫn khi học chữ .

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG DẠY “HỌC VẦN” LỚP 1

Để nắm được thực trạng của việc dạy học vần và cụ thể hơn là phần hướng dẫn áp dụng về phương pháp , luyện nói cho học sinh , tôi tự đánh giá lại quá trình dạy học của mình kết hợp với việc dự giờ các giáo viên trong khối và rút ra nhận xét sau :

- Hầu hết đa số các giờ dạy đã thực đúng quy trình lên lớp và có chú ý đến các bước cơ bản , hiện tại việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học dạy học luôn được giáo viên chú trọng đặt lên hàng đầu.

- Giáo viên tiến hành quy trình dạy âm ,vần mới theo nội dung bài học được trình bày trong sách giáo khoa .

- Dạy phát âm hay đánh vần mới .

- Hướng dẫn ghép âm vần thành tiếng mới , từ mới ( còn gọi là tiếng khoá, từ khoá ) đánh vần đọc trơn nhanh tiếng mới.

Ví dụ : Dạy bài “g- gh” ( trang 48, 49-sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1) + Giáo viên giới thiệu chữ cái g và ghi bảng .

+ Yêu cầu học sinh lấychữ cái g ở hộp chữ thực hành . + Gọi một số em đọc “ g”.

+ Có chữ cái “g” -giáo viên yêu cầu học sinh ghép tiếng khoá “gà” + Giáo viên nêu vị trí tiếng khoá “ gà”.

+ Giáo viên ghi bảng “gà”

+ Gọi vài em đánh vần ; g- a- ga- huyền - gà . + Học trơn tiếng khoá ( cá nhân đọc ).

+ Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh xem tranh gà ri và giải nghĩa sơ giới thiệu từ khoá “ gà ri” .

+ Giáo viên hỏi từ : gà ri có mấy tiếng ? em hãy đánh vần tiếng mới học . + Giáo viên cho học sinh đọc trơn từ ( gà ri )

-Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ ứng dụng làm quen với các cụm từ Giáo viên viết mẫu hướng dẫn học sinh quy trình viết , học sinh tập viết chữ , ghi âm , vần mới vào bảng con .

- Bước sang tiết 2 đa số giáo viên đẩy mạnh trọng tâm để rèn luyện cho học sinh 4 kỹ năng ,nghe, nói , đọc ,viết .

Sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc trên bảng lớp , ở sách giáo khoa thì giáo viên cho học sinh luyện viết chữ ghi âm , vần, tiếng từ mới .

-Riêng nội dung luyện nghe nói chủ yếu dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành linh hoạt tuỳ theo trình độ học sinh .

Ví dụ : Dạy bài 39 “au, âu” (sách giáo khoa Tiếng Viêt1 , trang 80,81 ) chủ

đề luyện nói “bà cháu”

Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý theo tran minh hoạ thích hợp , chẳng hạn: + Trong tranh vẽ những ai ( bà và hai cháu ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Người bà đang làm gì ? Hai cháu đang làm gì ?

+ Trong nhà em ai là người nhiều tuổi nhất ? (bố mẹ, ông ,bà... )

+ Bà thường dạy các cháu những điều gì ? Em có thích làm theo lời khuyên của bà không ?

+ Em yêu quý bà nhất ở điều gì ?

+ Bà thường dẫn em đi chơi đâu ? em có thích đi cùng bà không ? + Em đã giúp bà làm được việc gì chưa ?

- Thực hiện tốt việc chuẩn bị câu hỏi ở phần luyện nói đã góp phần giúp cho học sinh đạt được trong 4 yêu cầu môn học vần đề ra.

-Thông qua dạy học yêu cầu của giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của hoc sinh bằng nhiều hình thức trong cả tiết dạy nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của thầy và trò , thúc đẩy các em tích cực làm việc một cách liên tục và có hệ thống , đồng thời tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy và học cuyển sang bước mới . Kiểm tra đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn , bình tĩnh lắng nghe học sinh phát âm đọc trơn , không làm cho học sinh sợ hãi , đúng lúc giáo viên phải có nhận xét , tuyên dương kịp thời đối với học sinh có tiến bộ , nhắc nhở các em một cách tế nhị và khéo léo .

2/ Những hạn chế của giáo viên dạy học vần :

Tuy đã chú ý đến đặc điểm tình hình chung của lớp , nhưng thông thường giáo viên hay cứng nhắc áp dụng dạy tiến trình , nhất nhất theo sách hướng dẫn mà không biết linh hoạt , hoán đổi hay kết hợp phương Pháp phù hợp với thực tế của học sinh địa phương mình mà vẫn đảm bảo tiết học sinh động đạt hiệu quả cao . Mặt khác

giáo viên cũng không cần hoạt động nhiều mà chỉ tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức .

Ví dụ : Dạy bài “ôt, ơt”phần luyện nói chủ đề “ những người bạn tốt “thay vì giáo viên tìm tranh ảnh để minh hoạ cho học sinh quan sát hình dung công việc trên khá bình thường , ngày nào học sinh cũng thực hiện .Ở đây nếu giáo viên thay đổi hình thức , đưa nội dung lời thoaị tổ chức cho các em chơi sắm vai , như thế sẽ phát triển cho lời học sinh phong phú hơn tiết học mới mẽ và sinh động hơn .

Ví dụ trò chơi sắm vai : giáo viên đưa ra tình huống .

Trong lớp có hai bạn Lan và Nga học yếu toán , Hân là học sinh giỏi , vậy Hân giúp bạn như thế nào?

- Chuẩn bị đóng vai : + Một em đóng vai Hân + Một em đóng vai Lan + Một em đóng vai Nga + Học sinh tiến hành vai diễn

Qua tình huống em nhận xét bạn Hân như thế nào ?

Đa số giáo viên lại thường xuyên cho học sinh đọc đồng thanh quá nhiều trong tiết học đề cập đến vấn đề này không phải chúng ta phủ nhận việc cho học sinh đọc đồng thanh . Đúng vậy ,việc đọc đồng thanh có tác dụng giới hạn nhất định nhằm giúp học sinh cả lớp ghi nhớ nội dung kiến thức vừa tiếp thu , nhưng chúng chưa phát âm được để mà sửa chữa hướng dẫn các em .

Một vấn đề khó khăn thường hay mắc phải đó là tình trạng giáo viên phát âm chưa chuẩn , phát âm chuẩn là điều kiện cấp thiết mà đặc biệt cho giáo viên lớp 1 càng phát âm chuẩn hơn cả . Bởi vì trẻ mới vào lớp 1 đầu óc như một tờ giấy trắng mà nét cong , nét thẳng ấy là do chính giáo viên phát âm không chuẩn , dẫn đến học sinh phát âm không chuẩn , từ đó gây khó khăn cho việc viết chính tả sau này . Giáo viên thường cho học sinh đánh mà ít chú ý đến tầm quan trọng của đọc trơn . Mặc dù khả năng đọc của lớp còn yếu nhưng cũng học sinh đánh vần có giới

hạn nhất định và khuyến khích đọc trơn nhiều hơn , nếu các em cứ mãi đánh vần thì sang tập đọc ở học kỳ II gặp nhiều khó khăn .

Giáo viên thường coi trọng việc học sinh viết đúng mà chưa chú ý đến nội dung viết đẹp . Tức là khi giáo viên yêu cầu học sinh viết âm k,h, b ..các giáo viên chỉ chú ý các em viết đúng chưa ? chứ không quan tâm đến các em, viết đúng 2.5 đơn vị chưa ? các nét có cân đối chưa ? điểm đặt bút điểm dừng bút như thế nào ? chữ viết có ngay ngắn không...?. Từ đó gây cho học sinh thói quen cẩu thả , không cẩn thận và viết chữ chưa đẹp .

Bước luyện nói thường diễn ra một cách sơ sài , không được giáo viên coi trọng , nhưng thật sự đây là nội dung luyện tập đóng góp rất lớn trong việc giúp học sinh diễn đạt bằng lời nói trôi chảy mở rộng vốn từ cho học sinh , làm cho học sinh tự tin trong giao tiếp , tự tin mạnh dạn đứng trước tập thể diễn đạt ý nghĩ của mình .

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN 1/ KHÂU DẠY HỌC VẦN:

Từ những thực trạng dạy học vần như nêu trên của tôi và nhiều đồng nghiệp đã chứng tỏ việc rèn luyện kỹ năng trong tiết học vần vẫn còn một số bất cập . Dựa trên cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tiếng việt những kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn tiến hành một số biện pháp cải tiến :

* Ở khâu dạy học vần để tiết học sinh động, gây hứng thú trong học tập cho học sinh thì yêu cầu của người giáo viên phải hềt sức linh hoạt vận dụng phương pháp dạy và học , hình thức tổ chức sao cho phù hợp với thực tế địa phương , thực tế lớp học , thực tế học sinh của mình mà vẫn đảm bảo tiết học đạt hiệu quả cao .

a/ Phương pháp trình bày trực quan :

Trong giảng dạy bài mới của môn học vần . Phương pháp trình bày trực quan sẽ giúp cho học sinh nhớ lâu hơn vì các em nhớ lại tranh vật thật các em sẽ đọc được các âm vần , tiếng từ qua tranh ảnh giáo viên đã giới thiệu .

Ví dụ :

Bài âm h : tranh vẽ mùa hè. Bài âm :n-h : tranh vẽ ca nô .

Ngoài ra tôi còn sử dụng vật thật có trong thực tế xung quanh. Ví dụ :

Bài g – gh tranh vẽ gà, ghế Bài âm o - c ( bò. cỏ ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế cho thấy khi sử dụng tốt phương pháp trình bày trực quan thì sẽ giúp cho các em nhớ bài học lâu và đọc được hiểu bài nhanh, tiếp thu bài tốt.

b./ Phương pháp phân tích tổng hợp :

Đây là phương pháp mà tôi đã áp dụng thành công và không thể thiếu được khi giảng dạy phân môn học vần ở bài mới. Ở phương pháp này tôi thường dùng phương pháp cấu tạo hoặc phân tích vần, tiếng . . .Trong giảng dạy tôi luôn luôn chú trọng nhiều đối với những em đọc yếu phát âm chưa chuẩn và chưa nhận dạng được mặt chữ : âm , vần, tiếng từ... Bằng cách gọi những em còn yếu này nhiều lần trong một tiết dạy , giáo viên phát âm mẫu gọi học sinh phát âm sau. Học sinh mới phát âm đúng , chuẩn mực rõ ràng . Trước hết giáo viên là người chỉ dẫn phải đọc đúng, nói đúng phát âm rõ ràng thì học sinh nghe theo và sẽ đọc được đúng âm , vần , tiếng từ vừa học.

Ví dụ : Dạy bài vần ai. - GV giới thiệu vần. -HS phân tích vần. - HS đánh vần đọc trơn. ( cá nhân, nhóm, bàn, lớp) - Sau đó GV đọc mẫu.

+ Giáo viên cho HS xem tranh nhận xét. - GV giới thiệu tiếng gái.

- HS đánh vần và đọc trơn ( cá nhân, nhóm, bàn, lớp)

+ GV hỏi để tổng hợp bài.

-Vừa rồi cô cho các con xem tranh gì ? ( bé gái ) - GV giới thiệu từ : bé gái.

- HS đọc trơn ( cá nhân, lớp ) - GV đọc mẫu.

+ Đọc tổng hợp bài vần ai .

- GV đọc mẫu – học sinh đọc ( cá nhân, lớp ) c./ Phương pháp hỏi đáp :

Với phương pháp này tôi giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học và gợi mở để các em tìm ra tri thức mới và tuỳ theo nội dung của từng bài mà tôi chuẩn bị một hệ thống câu hỏi để hướng vào nội dung cần tìm hiểu . Nhằm giúp các em tập trung suy nghĩ và trả lời , đọc chính xác. Nội dung hỏi về kiến thức đã học, hỏi để tìm âm, vần tìm tiếng trong bài mới và cho các em đọc tiếng vừa tìm được, hỏi để phân tích vần , tiếng và tổng hợp bài.

Ví dụ : Dạy bài âm : nh .

- Hỏi để tìm ra tiếng mới, rút ra âm , vần mới sẽ học như sau : - GV cho HS xem tranh hỏi tranh vẽ gì ?

- Học sinh : “ nhà”

- GV hỏi : tiếng “ nhà” có âm gì và dấu gì đã học rồi ? - Học sinh : âm a, dấu huyền.

- Hôm nay ta học chữ và âm mới là âm nh.

- Cho HS nhận diện và đọc nhiều lần chữ vừa học. - GV nêu nét cơ bản.

- Hỏi để HS so sánh nh với th.

- HS phát âm nh. ( cá nhân, nhóm, bàn, lớp)nhiều lần trong tiết dạy. - GV hỏi để rút ra tiếng mới .

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 28 - 41)