Các chế tài ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Một phần của tài liệu trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống (Trang 37 - 39)

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VIỆT NAM

1. Các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.

2.2. Các chế tài ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

bằng đường biển

Để chi trả bảo hiểm đúng và tránh gian lận, Nhà nước cũng có những chế tài ngăn chặn.

Về dân sự, theo quy định tại Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm, khi phát hiện hành vi trục lợi, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng dân sự được giao kết do bị lừa dối có thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên là vô hiệu và “không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên; các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật”.

Đối với những hành vi trục lợi bảo hiểm không có đủ các điều kiện để cấu thành tội phạm (chẳng hạn mức độ không nghiêm trọng, vi phạm lần đầu, đã khắc phục được hậu quả v.v...), người thực hiện hành vi trục lợi có thể phải chịu các chế tài hành chính theo quy định tại Điều 15, Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính phủ như:

 Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, tiền bảo hiểm

 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hay doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có một trong những hành vi như yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm hoặc đồng loã với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và các biện pháp phòng chống”, tiểu luận đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đó là:

• Chương 1: Nghiên cứu một cách hệ thống những cơ sở lý luận về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

• Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trang bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam và những nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

• Chương 3: Nghiên cứu các biện pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trên thế giới và Việt Nam hiện nay

Chúng em tin rằng có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, áp dụng những biện pháp phù hợp một cách nghiêm túc thì sẽ hạn chế được hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết có hạn, tiểu luận không tránh khỏi nhiều sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo.

Một phần của tài liệu trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w