Bảng 3.11 và Hình 3.5 cho thấy nhóm thực nghiệm có kết

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động (Trang 25 - 27)

quả học tập cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, kết quả này được thể hiện qua sự chênh lệch về điểm trung bình của HS nhóm thực nghiệm so với đối chứng là: 6,84 - 5,62 = 1,22.

- Kết quả ở Bảng 3.12 và Hình 3.4 cho thấy sự khác biệt về điểm số ở các mức độ: yếu, kém; trung bình; khá, giỏi và xuất sắc của HS nhóm thực nghiệm và HS nhóm đối chứng.

Từ kết quả thu được lần thứ 2 chúng tôi khẳng định kết quả thực nghiệm là ổn định. Sự phối hợp chất chẽ giữ trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực đối với việc học, giúp học sinh đạt được các kết quả học tập nhanh và bên vững hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua các biện pháp phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phối hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội và những định hướng phát triển dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng các biện pháp phối hợp DHTH nghề hiệu quả luận án đã đề ra được 06 biện pháp.

Với các biện pháp được đề xuất qua thực nghiệm và ý kiến chuyên gia đã khẳng định tính khoa học, khả thi của các biện pháp phối hợp DHTH. Mỗi biện pháp được đề xuất đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học và phù hợp với các đặc trưng riêng đối với quá trình đào tạo tại các trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN A. KẾT LUẬN

1. Phối hợp trong DHTH nghề giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ được coi là một yêu cầu quan trọng cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước đang trong thời kỳ CNH, HĐH.

2. Đề tài đã làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như: phối hợp, biện pháp phối hợp dạy học thực hành, trường dạy nghề, cơ sở SDLĐ và những vấn đề cơ bản về lý luận DHTH, phối hợp DHTH.3. Với các phương pháp nghiên cứu thực tiễn phong phú và sát thực, đề tài đã nêu lên được thực trạng dạy học tại các trường dạy nghề; thực trạng phối hợp với các nội dung: nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp; những nội dung, hình thức và biện pháp phối hợp. Tuy nhiên thực tế phối hợp thì các nội dung phối hợp còn chung chung chưa cụ thể việc phối hợp xây dựng chương trình dạy học còn chưa dựa trên yêu cầu của chuẩn đầu ra, việc xây dựng chương trình vẫn chủ yếu do trường dạy nghề đảm nhận, kế hoạch phân công giảng dạy, tổ chức giảng dạy còn chưa thật sự khai thác và tận dụng được thế mạnh của mỗi bên do đó khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật và GV còn mang tính chất chống chế, khi phối hợp chưa xây dựng được các chuẩn kiểm tra - đánh giá KN thực hành; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ, GV còn thiếu và yếu về trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tiễn.

4. Từ các căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, đề tài đề xuất 06 biện pháp đổi mới phối hợp có tính chất cốt lõi, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phối hợp DHTH giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân. Từng biện pháp đề xuất đều được phân tích và nêu lên một cách đầy đủ những nội dung, cách thực hiện cụ thể và những điều kiện chủ yếu đảm bảo cho các giải pháp có tính khả thi khi được áp dụng vào thực tiễn phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề và cơ sở SDLĐ trong thời gian tới.

5. Bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể và thực nghiệm sư phạm, đề tài đã chứng minh được tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Kết quả thu được qua việc thực hiện biện pháp đã khẳng định tính chân thực của giả thuyết khoa học đã nêu.

B. KHUYẾN NGHỊ

1. Khuyến nghị về những nghiên cứu tiếp theo: Trên đây là kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ điều kiện và thời gian được phép của nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án tiến sĩ. Trong những năm tới cần tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi phối hợp trên địa bàn vùng, miền với quy mô lớn hơn để hoàn thiện các biện pháp phối hợp DHTH nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở SDLĐ.

2. Nhà nước, các Bộ, Ngành liên quan cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và sớm ban hành những văn bản pháp quy quy định về hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường dạy nghề và các cơ sở SDLĐ và xem đây như một hoạt động bắt buộc

3. Các trường dạy nghề cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức, định hướng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và phải chủ động tìm kiếm thị trường đào tạo, thị trường lao động, tập trung dạy học, đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động - việc làm và có các hình thức, biện pháp cụ thể khuyến khích các cơ sở SDLĐ cùng tham gia đào tạo.

4. Đối với các cơ sở SDLĐ phải xem quá trình đào tạo như một hoạt động không thể tách rời hoạt động sản xuất, cần chủ động tham gia vào các hội đồng trường; phản hồi, góp ý cho trường dạy nghề về các nội dung của quá trình đào tạo kể cả trách nhiệm trong việc đóng góp nhân - vật - lực của chính cho dạy nghề và tham gia vào tất cả các khâu của quá trình DHTH nghề nói riêng vào đào tạo nghề nói chung.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)