Nhược điểm của Chi nhánh:

Một phần của tài liệu Quá trình hoạt động và phát triển của Chi nhánh Thực Nghiệm và Chuyển Giao Công Nghệ Muối Biển (Trang 29 - 31)

V. Đánh giá về các hoạt động của Chi Nhánh

2.Nhược điểm của Chi nhánh:

+ Về tình hình tài chính:

- Chi nhánh có hệ số nợ cao, tỷ xuất tự tài trợ thấp.

- Khả năng thanh toán của đơn vị chưa đảm bảo, điều này dễ gây rủi ro trong thanh toán.

+ Về công tác quản lý:

- Quản lý nguyên vật liệu:

Công tác quản lý nguyên vật liệu chưa thực sự hiệu quả, hiện nay nguyên vật liệu chưa được theo dõi chặt chẽ, vẫn có một số hiện tượng lãng phí, thất thoát vật tư vật liệu.

- Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực: Chưa được tốt, vẫn còn hiện tượng người lao động tự ý nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng (HĐ mùa vụ).

VI. Định hướng phát triển của Chi Nhánh

Với mục tiêu là phát triển bền vững nhằm mang lại lợi nhuận tối đa và cải tiến công nghệ cho Chi nhánh cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Trên cơ sở nhận định và phân tích tình hình thực tế của chi nhánh và đánh giá thị trường ban giám đốc và cán bộ lãnh đạo đã đề ra những phương hướng cụ thể định hướng phát triển trong năm 2012 cũng như giai đoạn lâu dài đến 2015.

1.Mục tiêu dài hạn ( từ nay đến năm 2015)

a. Tổ chức điều hành quản lý sản xuất và kinh doanh

- Hoàn thiện và nâng cao cơ chế quản lý, tăng cường công tác kiểm tra trên các lĩnh vực: Quản lý sử dụng nhà đất, Tài chính kế toán, tiền lương, v.v.. Thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa tham nhũng, chống lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Chi nhánh

- Phân cấp, phân quyền cao hơn cho Giám đốc các trưởng phòng bộ phận.

- Xây dựng nền văn hoá cộng đồng mang đặc điểm Chi nhánh, gắn kết và nâng cao tinh thần đoàn kết, tự chủ của mỗi CB – CNV và người lao động vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Tiếp tục thành công trên thị trường sản xuất và kinh doanh đồng thời đấy mạnh phát triển thị trường và thị phần trong ngành muối.

- Cải tiến công nghệ sản xuất tiếp tục nghiên cứu và phát triển đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học của thế giới cũng như trong nước.

- Cải tiến công tác quản lý hoạt động SXKD trên tất cả các mặt phù hợp với chủ trương chính sách qui định của Nhà nước, pháp luật hiện hành.

- Thực hiện tốt khâu marketing chăm sóc khách hàng tiếp cận người tiêu dùng quảng bá sản phẩm của Chi nhánh.

- Giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ với các nhà cung cấp và sản xuất, tạo chân hàng ổn định, liên tục lâu dài.

- Theo dõi tình hình biến động của thị trường, nền kinh tế để có bước phát triển hợp lý cũng như đối mặt với những biến động.

b. công tác tài chính

– Tăng cường công tác quản lý tài chính trong toàn Chi nhánh.

– Quản lý chặt chẽ chi phí, xử lý hợp lý để tăng vòng quay đồng vốn, nâng cao ý thức tiết kiệm, từng bước giảm chi phí sản xuất bằng cách tiết kiệm nguyên liệu và cải tiến kỹ thuật.

c. Công tác tổ chức và đào tạo nhân lực

- Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Chi nhánh, chú trọng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng định hướng tăng trưởng và phát triển Chi nhánh trong thời gian tới.

- Tập trung xây dựng và sớm thực hiện chính sách thu hút lao động có hàm lượng chất xám cao, bổ sung vào các vị trí còn thiếu tại Chi nhánh.

- Khai thác hết tiềm năng của CBCNV, tiếp tục đào tạo và bổ nhiệm những cán bộ trong diện quy hoạch đi học tập nâng cao trình độ.

- Kiện toàn công tác tổ chức quản lý với phương châm tinh giản, gọn nhẹ, nâng cao hiệu quả.

- Xây dựng đơn giá tiền lương phù hợp với tình hình thực tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quá trình hoạt động và phát triển của Chi nhánh Thực Nghiệm và Chuyển Giao Công Nghệ Muối Biển (Trang 29 - 31)