Quan niệm nghệ thuật về thơ truyền thống

Một phần của tài liệu một số cách tân nghệ thuật trong thơ mai văn phấn (Trang 39 - 41)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về thơ truyền thống

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu... Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ... Lý tưởng và khát vọng của đông đảo nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ở mọi tời đại. Chất thơ là điều kiện cơ bản của thơ, không có chất thơ thì nhất quyết không thể có thơ hay” [67, tr.309]. Theo chúng tôi, định nghĩa ấy cũng chính là định nghĩa về thơ truyền thống , khái niệm thơ truyền thống ở đây được h iểu là toàn bộ sáng tác thơ Việt xuất hiện trước và khác biệt những sáng tác thơ theo khuynh hướng cách tân có dấu hiệu của chủ nghĩa hiện đại và Hậu hiện đại ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, qua định nghĩa về thơ nêu trên, chúng ta nhận thấy, điểm chung nhất của thơ là: Hình thức sáng tạo phản ánh cuộc sống qua thế giới nội cảm của nhà thơ - Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh, có nhịp điệu - Chất thơ là điều kiện cơ bản nhất của thơ.

Trong quan niệm truyền thống, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, thơ vẫn được coi là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Quan niệm ấy phù hợp với bản chất trữ tình của thể loại và đã được nhiều nhà thơ từ xưa đến nay hay nói đến: “Thơ khởi phát từ lòng người” (Lê Quý Đôn), “hãy rung động hồn thơ

cho ngọn bút có thần” (Ngô Thì Nhậm), “làm thơ cốt ở tấm lòng, hãy để tấm lòng điều khiển bàn tay” (Viên Mai)... Truyền thống thơ ca dân tộc cho đến

tận phong trào thơ Mới, vẫn thiên về duy cảm, và đó là sức mạnh chinh phục chủ yếu của thơ Việt Nam, mặc dù trong nền thơ dân tộc cũng không thiếu các yếu tố triết lí, suy tưởng.

Trong nền thơ truyền thống của dân tộc, người ta coi thơ như một công cụ tải đạo, một thứ khí giới, chẳng phải ngẫu nhiên Sóng Hồng lại viết:

Dùng cán bút làm đòn chuyển xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.

Thời trung đại, với quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, thơ chủ yếu để “tỏ lòng”, để “trần tình”, xa hơn thơ có thể gói gém một tư tưởng, truyền dẫn một triết lý, quảng bá một tôn giáo… thì dù thế, thơ vẫn chỉ là một thứ công cụ của đạo đức và luân lí. Thơ nói riêng, văn học trung đại nói chung thực sự như một con thuyền "tải đạo". Ở đây người làm thơ phải gò theo khuôn mẫu, học theo điển phạm, cái tôi của nhà thơ vì thế trở nên phi ngã. Họ có muốn sáng tạo cũng khó.

Giáo trình lý luận văn học của giáo sư Phương Lựu và Trần Đình Sử đã đưa ra quan niệm và đặc trưng của thơ, có thể tóm lược như sau: về hình thức thơ truyền thống, ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc, được tổ chức đặc biệt về cú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp, từ vựng, ngữ âm và các biện pháp tu từ nhằm tạo ra tính nhạc, những khoảng lặng thẩm mỹ, lạ hóa ngôn từ, tính mơ hồ đa nghĩa, những biểu tượng, ý tượng. Về nội dung thơ truyền thống, tâm trạng trong thơ thường mang tính chủ quan, tính điển hình, phải có chất thơ. Tất cả những đặc trưng đó của thơ truyền thống nhằm tập trung thể hiện tính nhân văn để từ trái tim một người lay động trái tim triệu người, để làm sao cho người đọc tìm thấy bóng dáng tâm hồn mình, cuộc đời mình trong thơ.

Một phần của tài liệu một số cách tân nghệ thuật trong thơ mai văn phấn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)