Các tham số của giải thuật di truyền

Một phần của tài liệu giải thuật di truyền và bài toán lập thời khóa biểu (Trang 39 - 40)

2.2.8.1. Kích thước quần thể

Kích thước quần thể cho biết số lượng cá thể trong một quần thể (trong một thế hệ). Qua các nghiên cứu cũng như các thử nghiệm đã cho thấy nếu kích thước

31

quần thể quá ít thì quá trình lai tạo sẽ ít và không gian tìm kiếm nhỏ vì vậy có thể bỏ qua các lời giải tốt. Nhưng nếu kích thước quần thể quá lớn, tuy không gian tìm kiếm nhiều có khả năng đạt được kết quả tốt, nhưng tốc độ xử lý sẽ chậm, tốn nhiều tài nguyên và sẽ có ảnh hưởng đến giải thuật.

2.2.8.2. Xác suất lai ghép

Lai ghép được xem là tổ hợp các tính chất của cha mẹ để sinh ra cá thể mới có đặc tính mong muốn là tốt hơn thế hệ cha mẹ của nó, xác suất lai ghép cho biết việc lai ghép tạo ra thế hệ mới được thực hiện mức độ như thế nào. Nếu xác suất lai ghép là pc , khi đó khả năng để một cá thể được lai ghép là pc. Nếu không thực hiện lai ghép, con sinh ra sẽ giống hoàn toàn bố mẹ. Nếu được lai ghép, con sinh ra sẽ sở hữu các tính chất tốt của cả cha và mẹ.

2.2.8.3. Xác suất đột biến

Phép đột biến làm cho chất liệu di truyền thêm phong phú, hy vọng góp phần làm tăng nhanh quá trình hội tụ. Nếu xác suất đột biến là pm, khi đó khả năng để mỗi gen của một nhiễm sắc thể bất kỳ bị đột biến là pm. Toán tử đột biến có tác dụng ngăn ngừa giải thuật di truyền rơi vào tình trạng cực trị địa phương, tuy nhiên nếu thực hiện đột biến với xác suất quá cao sẽ biến giải thuật di truyền thành giải thuật tìm kiếm ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu giải thuật di truyền và bài toán lập thời khóa biểu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)