Phƣơng pháp xác định độ nhớt biểu kiến, độ nhớt dẻo và ứng lực cắt động

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến dung dịch khoan trong khai thác dầu khí (Trang 28 - 33)

Đổ dung dịch vào cốc cho đến vạch đánh dấu, đặt cốc vào vị trí đo. Bật máy quay ở tốc độ 600 vòng/phút, trong 1 phút. Sau đó chuyển về tốc độ cho tương ứng.

 Độ nhớt biểu kiến: được tình bằng đơn vị CPs, là độ nhớt quy ướt của dung

dịch khoan, nó được xác định bằng cách: lấy số đọc ở 600 vòng/phút chia cho 2.

 Độ nhớt dẻo (PV = V600 – V300): được tính bằng đơn vị CPs. Nó đặt trưng

cho tính chất lưu biến của dung dịch, giáp làm sạch đáy giếng khoan ở chế độ chảy rối và nâng mùn khoan lên bề mặt nhờ chế độ chảy tầng. PV được xác định bằng hiệu số giữa chỉ số đọc ở tốc đọ quay 600 vòng/phút và 300 vòng/phút.

 Độ nhớt dẻo là số đo của lực liên kết trong lòng chất lỏng, biểu hiện mức

độ liên kết giữa các phân tử với nhau, phụ thuộc hàm lượng, loại và kích cỡ pha rắn hiện diện trong dunbg dịch khoan, đơn vị tính cp.

 Độ nhớt dẻo của dung dịch còn là số đo lực chống lại khi có hiện tượng

chuyển động hay trượt trong bản thân chất lỏng, hay do sự ma sát giữa các hạt và chất lỏng bao quanh nó. Sự thay đổi độ nhớt dẻo cho biết sự thay đổi hàm lượng và đặc tính chất rắn trong dung dịch.

 Khi tăng PV thì thành phần hạt rắn tăng , kích thước hạt rắn giảm hoặc

kết hợp cả hai. Đây là đều mong muốn đối với dòng chảy dung dịch trong vành xuyến. Tuy nhiên khi tăng giá trị PV cao làm cho tổn thất thủy lực lớn và giảm vận tốc thấm lọc của dung dịch tại chòng. Trong dung dịch

Nhóm SV 26

nhẹ nên duy trì PV ở mức tối thiểu, nhằm tăng tối đa đặc tình chảy loãng của dung dịch.

 Ta xác định độ nhớt dẻo bằng dụng cụ đo lưu biến sau:

PV = V600 – V300, cp Trong đó :

 V600: giá trị đọc trên fann tại vận tốc quay 600 vòng/phút.

 V300: giá trị đọc trên fann tại vận tốc quay 300 vòng/phút.

 Ứng lực cắt động (YP = V300 – PV): tính bằng đơn vị (Lb/100ft2). Nó đặt trưng cho sự linh động của dung dịch trong giếng khoan, hiệu quả tải mùn khoan và làm sạch thân giếng khoan khi tuần hoàn. YP được tính bằng hiệu số đọc ở tốc độ vòng quay 300 vòng/phút và độ dẻo PV.

 Ứng lực cắt động còn gọi là điểm chảy của chất lỏng là giá trị ứng suất

cần thiết để chất lỏng bắt đầu chuyển động, còn gọi là điểm chảy của chất lỏng. nó chỉ ra lực hút giữa các phân tử chất lỏng khi chất lỏng bắt đầu chuyển động. ững lực cắt động còn biểu hiện khả nawnmg vận chuyển mùn khoan lên mặt đất, khi dung dịch tuần hoàn.

 Người ta xác định ứng lực cắt động bằng dụng cụ đo lưu biến ( nhớt kế

fann):

 Đọc giá trị quay V300.

 Tính YP = V300 – PV, lb/100ft2

 Ứng lực cát động cần thiết của dung dịch để đảm bảo vận chuyển mùn

khoan và rửa sạch đáy giếng hiệu quả phụ thuộc vào độ ổn định của dung dịch trong giếng. dưới điều kiện ổn định, ứng lực cắt động tối thiểu cần thiết để hạn chế quá trình lắng đọng khi góc xiêng tăng lên.

Nhóm SV 27 CHƢƠNG 4. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC TẠI PHÕNG DUNG DỊCH – XN KHOAN &

SG 4.1. Yêu cầu chung về an toàn

Phòng thí nghiệm Dung dịch XN khoan & SG là khu vực độc hại. Do vậy, tất cả những người làm việc tại đây cần phải được hướng dẫn về:

 An toàn về chống cháy nổ  An toàn về diện

 Sử dụng các dụng cụ bảo hộ cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sơ cứu ban đầu trong trường hợp bị tai nạn.

 Người làm việc tại phòng thí nghiệm phải đủ 18 tuổi trở lên, có chứng nhận về sức khỏe của hội đồng y tế và chứng chỉ về kỳ thuật an toàn khi làm việc ở môi trường nhiễm độc.

 Phòng thí nghiệm cần bố trí các thiết bị chống cháy, nổ.

 Khu vực phòng thí nghiệm phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn hoặc các sự cố bất thường. Các cửa thoát hiểm phải được mở hướng ra ngoài. Cấm để các vật dụng gây cản trở lối thoát hiểm.

 Phòng thí nghiệm cần lắp đặt hệ thống thông gió, phải có hệ thông cấp – thoát nước, hệ thống dẫn diện đảm bảo.

 Các hóa chất phân tích chỉ để một lượng vừa đủ để thí nghiệm trong ngày tại phòng thí nghiêm, còn lại lưu giữ trong kho. Các hóa chất dễ cháy nổ cũng được lưu giữ trong kho tuân thủ theo quy định àn toàn chấy nổ.

 Các bình lọ hóa chất phải có nhãn ghi rõ tên và nồng độ của hóa chất đó.  Nghiêm cấm các bình chứa khí trong phòng thí nghiệm.

Trong phòng nghiệm nghiêm cấm:

 Không bảo quản, chứa dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ các chất độc hại trong bình hỡ

Nhóm SV 28

 Để các khăn, quần áo dính dầu nhớt.

 Trên bàn thí nghiệm không được để bừa bãi các chất dễ cháy. Các mặt bàn phải phải tắm chống ăn mòn axit, kiềm.

 Tất cả các thiết bị điện phải có dây tiếp đất, đảm bảo quy định an toàn.

 Tại phòng thí nghiệm phải bố trí tủ thuốc với các loại thuốc, dụng cụ và vật liệu dành cho sơ cứu ban đầu.

4.2. Những yêu cầu an toàn trƣớc khi làm việc

Trước khi làm việc cần kiểm tra vị trí làm việc, đảm bảo an toàn thoàng khí. Trang bị các dụng cụ bảo hộ:

 Áo choàng bằng vải bông.  Ủng cao su.

 Kính bảo hộ.

 Khẩu trang hay mặt nạ thở.

 Bật hệ thống hút gió trong phòng trước khi làm việc 30 phút.

4.3. Những yêu cầu an toàn trong khi làm việc

 Chỉ thực hiện cac công việc được giao.

 Khi làm việc phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng. Đồ bảo hộ phải vừa vói kích cỡ người mặc không gây cản trở khi tiến hành công việc.

 Khi tiến hành công việc với mức độ độc hại, nguy hiểm cao cần phải có ít nhất 2 người, trong đó có một người là trưởng nhóm.

 Những công việc tiếp xúc với khí, bụi ảnh hưởng độc hại đến sức khỏe phải bật hệ thống hút gió.

 Khi làm việc với kiềm, axit, phải mang kính bảo hộ, găng tay. Ở nơi làm việc phải có vòi nước sạch, axit boric, dung dich sô đa.

 Khi sử dụng axit, xút phải dùng ống hút thủy tinh, bóp cao su không hút trực tiếp  Các dung dịch axit, xut sau khi sử dụng xong phải được xử ly trước khi thải ra môi

trường.

Nhóm SV 29

 Các vật dụng chứa dầu thô, các sản phẩm dầu thô và các sản phẩm độc hại khi rửa phải bật hệ thống hút không khí, quạt thông gió (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các hóa chất, cặn dầu, các chất dễ cháy không được đỗ vào hệ thống nước xả chung, cần được thu gom trong các thùng, bình kim loại riêng và để đúng nơi quy định.

4.4. Cách xử lý sự cố

 Axit hay xút bị chảy ra ngoài, trước tiên cần rắc cát lên để cát hút, hấp thụ axit, xút. Sau đó thu dọn cát, tiếp theo răc vôi hay sô đa, sau cùng dùng nước sạch và lau khô tại vị trí đó.

 Khi bị bỏng do hóa chất bắn vào da cần phải ngay lập tức rửa nhiều bằng nước, hoặc thùng nước trong vòng 15 – 20 phút. Nếu là axit thì dùng sô đa rủa qua, dùng axit boric để rủa bỏng kiềm, sau cùng dùng nước sạch rủa qua vùng da bị dính axit hay xút.

 Khi nuốt phải axit, xút cần phải đi cấp cứu ngay. Không được rửa dai dày bằng nước.

 Nên uống sữa tươi, dầu thức vật, húp lòng trắng trứng, nước tinh bột hòa tan ngay.

4.5. Khi kết thúc công việc

 Khi kết thúc công việc phải kiểm tra và vệ sinh, thu dọn gọn gàng nơi làm việc, dụng cụ thiết bị: tắt quạt thông gió, tắt toàn bộ thiết bị điện, kiểm tra đóng các van nước, đóng của sổ.

Nhóm SV 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng dung dịch khoan – xi măng, Đỗ Hữu Triết

[2] Applied Drilling Engineering, A. T. Bourgoyne Jr., K. K. Millheim, M. E. Chenevert, F. S. Young Jr., SPE, 1991

[3] Bài giảng dung dịch khoan và vữa trám, Trần Đình Kiên, 2002

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến dung dịch khoan trong khai thác dầu khí (Trang 28 - 33)