Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ, KTV phải tìm hiểu và nắm rõ những thông tin sau:
• Bản chất số dư các khoản mục, các sai sót có thể xảy ra đối với từng nhóm tài khoản.
• Quy mô của các số dư của các khoản mục, tỷ trọng số dư tài khoản so với tổng số.
• Mức độ biến động, phức tạp và thường xuyên của từng loại tài khoản so với năm trước.
• Kết quả của lần kiểm toán trước với các tài khoản.
• Loại tài khoản có nhiều ước tính kế toán.
• Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
Để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán, kiểm toán viên không thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng tài khoản mà chỉ đánh giá rủi ro cho từng nhóm khoản mục. Hơn nữa, kiểm toán viên không nhất thiết phải đánh giá cho từng tài khoản mà chỉ cần đánh giá cho từng nhóm tài khoản có cùng bản chất. Kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường sử dụng ma trận định hướng để dự đoán các sai sót tiềm tàng đối với các khoản mục:
Bảng 1: Ma trận kiểm tra định hướng
Loại khoản mục tiến hành kiểm tra Hướng dự kiến kiểm tra
Kết quả kiểm tra trực tiếp
Kết quả kiểm tra gián tiếp Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục tài sản và chi phí O O U O Khoản mục công nợ và doanh thu U U U O
Trong đó: O (overstatement) – Khai khống U (understatement) – Khai thiếu
Sai phạm ở mỗi khoản mục thường xảy ra một trong hai hướng: khai khống hoặc khai thiếu. Đối với khoản mục doanh thu và công nợ, khách hàng có xu hướng khai báo thiếu nên kiểm toán viên thường tập trung kiểm tra theo
nhận hoặc ghi nhận với giá trị thấp hơn, kết quả kiểm tra trực tiếp trên tài khoản doanh thu đó cho thấy giá trị được ghi nhận thấp hơn thực tế. Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra gián tiếp tài khoản các khoản phải thu khách hàng hoặc tài khoản tiền (nếu bán hàng thu tiền ngay) sẽ thấy giá trị ghi sổ thấp hơn thực tế. Cả hai tài khoản này đếu thuộc khoản mục tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy kết quả kiểm tra gián tiếp trên khoản mục tài sản và chi phí thường theo hướng khai thiếu. Kiểm toán viên có thể thực hiện quá trình kiểm tra tương tự đối với khoản mục tài sản và chi phí.
Phương pháp mà kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục là phương pháp phân tích, bao gồm phân tích ngang và phân tích dọc. Kiểm toán viên sử dụng phân tích ngang bằng cách so sánh số liệu giữa các năm với nhau hoặc so sánh số liệu năm hiện hành với dự toán của doanh nghiệp để tìm ra các điểm bất thường. Khi sử dụng phương pháp phân tích này, cơ sở so sánh phải được kiểm toán viên tin tưởng. Nếu là khách hàng truyền thống, cơ sở so sánh sẽ là số liệu của năm kiểm toán trước. Nếu là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, Khách hàng đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác. Nếu công ty kiểm toán là thành viên của một trong ba hãng kiểm toán danh tiếng còn lại của thế giới, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam sẽ tin tưởng vào số liệu đó. Ngược lại, công ty kiểm toán không phải là thành viên của các hãng kiểm toán danh tiếng, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam phải thu thập thêm thông tin đối với số liệu của năm kiểm toán trước.
Thứ hai, Khách hàng chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán. Trường hợp này xảy ra khi khách hàng mới đi vào hoạt động. Khi đó, kiểm toán viên phải xem xét cơ sở lập dự toán của khách hàng nhằm thiết lập độ tin cậy vào dự toán đó. Kiểm toán viên dùng dự toán làm cơ sở so sánh với số liệu trong năm hiện hành của khách hàng để phân tích.
Kiểm toán viên cũng sử dụng các tỷ suất (phân tích dọc) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong công ty khách hàng.
Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Theo hướng dẫn của DTT khi đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện các công việc sau:
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Tìm hiểu môi trường kiểm soát, chu trình kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát - Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Để đánh giá rủi ro kiểm soát trên BCTC, KTV Deloitte Việt Nam thu thập các thông tin cần thiết thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ mà DTT đã xây dựng. Bảng câu hỏi này gồm 20 câu. Việc trả lời chính xác các câu hỏi này hỗ trợ kiểm toán viên đánh giá về môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát được áp dụng tại đơn vị khách hàng và từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát. Trong mỗi câu hỏi lớn có chứa nhiều câu hỏi bổ sung, KTV không nhất thiết phải thực hiện các câu hỏi bổ sung. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi bổ sung này sẽ giúp KTV có được đánh giá hoàn chỉnh về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát. KTV sẽ tiến hành tìm hiểu các yếu tố sau của hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro kiểm soát.
Thứ nhất, KTV tìm hiểu về môi trường kiểm soát: Bao gồm tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá về môi trường kiểm soát: Đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức nhân sự và uỷ ban kiểm soát của khách hàng,…
Thứ hai, KTV tìm hiểu về hệ thống kế toán. Thông tin tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kế toán của khách hàng được KTV Deloitte Việt Nam
hiểu hệ thống kế toán công ty khách hàng, trước hết KTV phải xem xét các văn bản đăng ký hệ thống kế toán của khách hàng với Bộ tài chính bao gồm: Hình thức sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán, kiểm toán viên căn cứ vào đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để tập trung vào các quy trình kế toán chủ yếu.
Đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính
Sau khi có kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính, KTV tiến hành đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính.
Song để quá trình lập kế hoạch kiểm toán được chính xác hơn, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ.
Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Quá trình và kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại nghiệp vụ được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và lưu tại chỉ mục 1810 - “Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán” trong hồ sơ kiểm toán. Quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ tương tự như đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ. Trong quá trình này, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư đầu năm và các nghiệp vụ phát sinh trong năm đối với từng khoản mục.