Những thách thức đối với hệ thống

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC (Trang 31 - 34)

II. HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

2.Những thách thức đối với hệ thống

Xuất phát từ quan điểm kinh tế và xã hội, ta có thể thấy rằng hệ thống hưu trí Việt

Thứ nhất là các thách thức trong ngắn hạn có lien quan đến tỷ lệ tham gia hệ thống vẫn còn rất thấp và hiệu quả quản lý còn chưa cao.

Thứ hai là các thách thức trong dài hạn - được coi là hệ quả của các thách thức trong ngắn hạn – có liên quan đến vấn đề dân số già hoá nhanh, và vì thế mà tỷ lệ phụ thuộc của hệ thống cũng tăng nhanh.

Các thách thức trong ngắn hạn

Như đã đề cập ở trên, trong năm 2000, số người đóng góp cho hệ thống từ khu vực tư nhân chỉ chiếm 14%, và tỷ lệ thực hiện của khu vực này cũng chỉ đạt 27%. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này chính là do quy định về việc tham gia hệ thống quá hạn hẹp đối với khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với việc giãn thải lao động nên số lượng lao động trong khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, đang giảm xuống. Những lao động bị giãn thải lại tham gia hoạt động trong khu vực tư nhân nhưng không tái đăng ký tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội nên tỷ lệ tham gia hệ thống giảm xuống.

Một điều cũng đáng lưu tâm là số người về hưu thuộc hệ thống trước năm 1995 chiếm tương ứng 66% và 92% tổng số người hưởng chế độ và tổng số người về hưu, và phần lớn những người này đã về hưu sớm; do đó, gánh nặng tài chính để chi trả cho những đối tượng này, thể hiện bằng khoản nợ lương hưu tiềm ẩn (IPD), sẽ tăng lên trong tương lai khi mức lương hưu tối thiểu được điều chỉnh tăng và người hưởng lợi có tuổi thọ cao hơn.

Sự bền vững về mặt tài chính của hệ thống hưu trí Việt nam chịu tác động của rất nhiều nhân tố.

Thứ nhất, tỷ lệ phụ thuộc dân số của hệ thống đang có xu hướng gia tăng nhanh. Thứ hai, tỷ lệ đóng góp hiện tại thấp hơn so với tỷ lệ đóng góp bền vững – hay

Thứ ba, tỷ lệ thực hiện có xu hướng giảm xuống do (i) sự thu hẹp của khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước; (ii) sự dịch chuyển của các đối tượng lao động giãn thải từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân nhưng lại không đăng ký tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, và (iii) tỷ lệ tham gia của khu vực tư nhân còn quá thấp.

Thứ tư, mức hưởng được chỉ số hoá theo mức lương tối thiểu vẫn còn lớn, gắn liền

với thời gian hưởng dài do người hưởng lợi nghỉ hưu sớm và tuổi thọ có xu hướng tăng lên.

Các thách thức trong dài hạn còn có thể nghiêm trọng hơn nữa khi ta xét đến sự công bằng giữa các thế hệ. Như đã đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước trong điều kiện dân số già hoá cũng đồng nghĩa với việc các thế hệ trẻ hiện nay và tương lai sẽ phải chịu gánh nặng lớn hơn mới có thể trang trải được chi phí cho hệ thống. Gánh nặng lớn hơn này có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như tỷ lệ đóng góp tăng lên liên tục, và vì thế mà những người tham gia đóng góp cho hệ thống sẽ tìm cách trốn đóng hoặc nghỉ hưu sớm.

Tất cả những nhân tố kể trên khiến cho hệ thống hưu trí đối mặt với nhiều vấn đề, và có thể làm cho hệ thống hưu trí rơi vào khủng hoảng trong tương lai, thể hiện bằng

sự bất ổn về mặt tài chính và sự bất công bằng giữa các thế hệ. Việc ổn định tài chính và duy trì sự công bằng giữa các thế hệ trong hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước với dân số già hoá nhanh chóng là những câu hỏi chính sách hóc búa nhất đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Do vậy, tìm ra những chính sách có thể áp dụng phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nhằm hạn chế những vấn đề này và ổn định hệ thống là điều cần phải làm ngay.

Các chi phí và thu nhập khác

khoản thu nhập khác, ví dụ như trợ cấp của chính phủ cho đào tạo, xây dựng cơ bản...

được dự báo bằng một tỷ lệ nhất định của tổng mức chi phí hoặc thu nhập.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC (Trang 31 - 34)