+ Hƣớng dẫn học sinh thực hiện các nội dung hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch đã xây dựng.
+ Theo dõi, ghi chép lại diễn biến các hoạt động của học sinh; thƣờng xuyên trao đổi, gặp gỡ học sinh để đánh giá mức độ phù hợp của nội dung các hoạt động ngoại khóa, phƣơng pháp hƣớng dẫn hoạt động ngoại khóa của giáo viên và để đánh giá mức độ hứng thú, sự tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
+ Trao đổi với giáo viên bộ môn, với học sinh để bổ sung và tìm cách điều chỉnh tiến trình hƣớng dẫn hoạt động ngoại khóa cho phù hợp hơn.
+ Đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa qua kết quả đã theo dõi, quan sát đƣợc; qua sản phẩm mà học sinh đã chế tạo ra; qua buổi tổng kết hoạt động; qua trao đổi ý kiến với học sinh sau khi tham gia ngoại khóa.
3.4. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.4.1. Phân tích diễn biến của các hoạt động ngoại khóa trong quá trình thực nghiệm sư phạm thực nghiệm sư phạm
Khi tiến hành dạy học ngoại khóa theo các bƣớc nhƣ đã dự kiến, chúng tôi thấy kết quả nhƣ sau:
a. Bước 1: Giáo viên làm việc chung với các học sinh tham gia hoạt động ngọai khóa, phân nhóm học sinh theo nhiệm vụ
- Số học sinh tham gia: 40 em.
- Thời gian khoảng 40 phút, từ lúc 9h ngày 10/6/2013. - Địa điểm: Trƣờng THPT Tân Yên 1.
Khi đã tập hợp học sinh xong, giáo viên nêu mục đích của đợt hoạt động ngoại khóa về “Điện tích-Điện trƣờng”. Giáo viên cũng giới thiệu đợt hoạt động này có hai nội dung: nội dung thứ nhất là hoạt động thực nghiệm thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, các mô hình thí nghiệm về các ứng dụng kĩ thuật của tĩnh điện học từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm; tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ đã chế tạo đƣợc và nội dung thứ hai là tham gia buổi tổng kết để báo cáo sản phẩm đã chế tạo đƣợc và tham dự hội vui vật lí. Giáo viên nêu các hƣớng nghiên cứu chính trong nội dung thứ nhất. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn, đăng kí tham gia vào các hƣớng nghiên cứu trên và thành lập 6 nhóm lớn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Khi đã thành lập các nhóm theo các hƣớng nghiên cứu, giáo viên yêu cầu các nhóm cử ra nhóm trƣởng, ghi danh sách và số điện thoại liên lạc của từng thành viên. Đồng thời, các nhóm trƣởng cũng ghi lại số điện thoại của giáo viên để tiện liên lạc khi học sinh gặp khó khăn, cần trao đổi với giáo viên, hoặc cần sử dụng thiết bị thí nghiệm. Qua sự giới thiệu của các nhóm, chúng tôi đƣợc biết các em tham gia vào các nhóm là do các em thích hƣớng nghiên cứu đó, hoặc hƣớng nghiên cứu đó là thế mạnh của các em và đồng thời các bạn trong nhóm là bạn thân của nhau hoặc nhà gần nhau.
Sau đó, giáo viên yêu cầu các nhóm về nhà suy nghĩ về hƣớng nghiên cứu của nhóm mình, xem các hƣớng nghiên cứu đó cần phải tiến hành nhƣ thế nào? Nêu phƣơng án thí nghiệm và các dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm đó. Giáo viên gia hạn cho các nhóm suy nghĩ trong một tuần và hẹn lịch làm việc cụ thể với từng nhóm.
b. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn từng nhóm thảo luận
Sau thời gian gia hạn cho các nhóm, giáo viên hẹn gặp và làm việc cụ thể với các nhóm vào các ngày 17/6 và 18/6/2013. Tiến trình cụ thể của các buổi làm việc nhƣ sau:
+ Nhóm 1: Khảo sát, chế tạo dụng cụ thí nghiệm và giải thích về sự nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng.
- Thời gian: buổi sáng ngày 17/6/2013 - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên 1 - Số lƣợng học sinh: 6 em.
Đầu tiên, giáo viên yêu cầu các em nhắc lại khái niệm và giải thích về sự nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hƣởng ứng; tìm hiểu các hiện tƣợng gặp trong thực tế có liên quan. Với các yêu cầu này, có một số em trả lời đƣợc nhƣng chƣa đầy đủ. Giáo viên sẽ khẳng định lại cho các em biết đặc điểm về sự nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hƣởng ứng và nêu một số ví dụ đa dạng về các hiện tƣợng nhiễm điện này trong đời sống thƣờng ngày ta hay gặp.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Vấn đề tiếp theo là các em phải đƣa ra đƣợc các phƣơng án minh họa, biểu diễn về các hiện tƣợng nhiễm điện này. Qua quá trình về nhà nghiên cứu lại lí thuyết, các em đã đƣa ra đƣợc phƣơng án chế tạo thí nghiệm theo yêu cầu. Do các thí nghiệm về hiện tƣợng nhiễm điện là hết sức phong phú, hay gặp trong đời sống, dễ tiến hành chế tạo cũng nhƣ thí nghiệm, vì vậy giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng nhiều phƣơng án thí nghiệm khác nhau.
Sau quá trình thảo luận với học sinh, giáo viên tổng kết lại các nhiệm vụ cần thực hiện khi nghiên cứu về các hiện tƣợng nhiễm điện và giao cho học sinh. Khi đã nhận rõ nhiệm vu, cả nhóm đã xác định các việc cần phải làm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Dƣới sự gợi ý của giáo viên, nhóm 1 đã tách thành ba nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ phụ trách một nội dung. Sau đó, các nhóm nhỏ đã xác định các dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm của nhóm mình và phân công cho từng thành viên trong nhóm chuẩn bị.
Kết thúc buổi làm việc với nhóm 1, giáo viên yêu cầu nhóm về nhà chuẩn bị dụng cụ và hẹn gặp nhóm vào sáng ngày 28/6/2013.
+ Nhóm 2: Khảo sát cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy lọc khói, chế tạo mô hình thí nghiệm một máy lọc khói đơn giản.
- Thời gian: buổi sáng ngày 17/6/2013 - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên 1. - Số lƣợng học sinh: 8 em.
Sau một tuần gia hạn, nhóm 2 đã tìm hiểu và nắm đƣợc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy lọc khói. Tuy nhiên, phƣơng án xây dựng mô hình thí nghiệm một máy lọc khói đơn giản thì học sinh chƣa có phƣơng án thống nhất, hoàn chỉnh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Giáo viên gợi ý thêm cho học sinh về thành phần của khói, phƣơng án tích điện cho các hạt bụi trong khói (học sinh đã hiểu đƣợc cách lọc khói bằng phƣơng pháp sử dụng hiệu ứng tĩnh điện).
Sau khi thảo luận, học sinh nhóm 2 đã nêu các ý tƣởng, tổng kết phƣơng án thí nghiệm cần tiến hành và xác định các dụng cụ cần thiết cho nhiệm vụ. Các em đã tự phân công nhau chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm, hẹn lịch làm việc riêng cho nhóm sau đó 1 tuần. Giáo viên cũng yêu cầu nhóm gặp mặt cùng trao đổi công việc cũng nhƣ báo các tiến độ vào sáng ngày 28/6/2013.
+ Nhóm 3: Khảo sát cấu tạo và nguyên tắc hoạt động sơn tĩnh điện; chế tạo thí nghiệm mô hình sơn tĩnh điện
- Thời gian: buổi chiều ngày 17/6/2013 - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên 1 - Số lƣợng học sinh: 8 em.
Sau một tuần tìm hiểu lại lí thuyết liên quan đến hƣớng nghiên cứu của mình, các em nắm đƣợc nguyên tắc hoạt động của sơn tĩnh điện, tuy nhiên lại băn khoăn trong việc lựa chọn 2 công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột) và sơn tĩnh điện ƣớt để xây dựng mô hình thí nghiệm.
Giáo viên định hƣớng học sinh nghiên cứu công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột), là công nghệ đƣợc áp dụng rộng rãi cho việc sơn các sản phẩm bằng kim loại trong thực tiễn. Nguyên tắc hoạt động của sơn tĩnh điện khá đơn giản, tuy nhiên việc xây dựng mô hình thí nghiệm thể hiện rõ tính chất sản phẩm đƣợc sơn nhờ lực hút tĩnh điện chứ không phải là tính bám dính của sơn vào sản phẩm (nhƣ phƣơng pháp sơn thƣờng) là khá khó khăn. Giáo viên tiếp tục gợi ý bằng cách đƣa ra một số câu hỏi, ý tƣởng:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Có thể thay thế bột sơn bằng gì và cách nhiễm điện cho bột sơn nhƣ thế nào? Gợi ý học sinh, trong đời sống hàng ngày, ta có thể quan sát thấy khói có thể làm đổi màu các vật dụng khi đặt trong nó. Thành phần của khói nhƣ thế nào? (Thành phần của khói bao gồm khí cabonic, hơi nƣớc, các chất nhựa (dạng khí dung thành những hạt nhỏ lơ lửng trong không gian). Ta có thể sử dụng khói để thay thế cho bột sơn đƣợc không?
Sau đó, giáo viên yêu cầu các em thảo luận để xây dựng phƣơng án thí nghiệm. Do học sinh có thể nhận ra trong thực tế, các vật đặt trong khói sẽ bị ám khói và đổi màu, đồng thời cũng đã đƣợc giới thiệu về mô hình máy lọc khói trong sách giáo khoa nên các em thống nhất xây dựng mô hình sơn tĩnh điện gần giống với mô hình máy lọc khói, có điều chỉnh cho phù hợp. Khi đã xây dựng đƣợc phƣơng án thí nghiệm, học sinh xác định các dụng cụ cần thiết cho phƣơng án này và thảo luận các bƣớc tiến hành thí nghiệm.
Dƣới sự hƣớng dẫn, định hƣớng của giáo viên, nhóm 3 đã thực hiện nhiệm vụ nhƣ giáo viên dự kiến. Kết thúc buổi làm việc này, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị các dụng cụ và hẹn làm việc tiếp vào chiều ngày 28/6/2013.
+ Nhóm 4: Khảo sát cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tụ điện đơn
giản; chế tạo thí nghiệm mô hình 01 tụ điện đơn giản
- Thời gian: buổi sáng ngày 18/6/2013 - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên 1 - Số lƣợng học sinh: 6 em.
Nhóm 4 nêu lại đƣợc các kiến thức về tụ điện và đƣa ra đƣợc khá nhiều phƣơng án thí nghiệm khác nhau với một số vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn là phƣơng án sử dụng 02 bản tụ điện bằng lá nhôm mỏng (sử dụng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
vỏ lon bia) và thay đổi vật liệu điện môi giữa 02 bản tụ điện (giấy, nhựa, dầu nhờn, cao su, mi ca). Với nhóm 4, giáo viên ra nhiệm vụ cụ thể ngay từ đầu, yêu cầu các em chế tạo tụ điện với các phƣơng án thí nghiệm do các em đề ra.
Các em tự hẹn lịch làm việc riêng, phân công nhau thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất. Cuối buổi làm việc, giáo viên yêu cầu các em về tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình và hẹn gặp các em vào buổi sáng ngày 29/6/2013.
+ Nhóm 5: Khảo sát cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của điện nghiệm; chế tạo một điện nghiệm đơn giản
- Thời gian: buổi sáng ngày 18/6/2013 - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên 1 - Số lƣợng học sinh: 6 em.
Sau một tuần tìm hiểu lại lí thuyết liên quan đến hƣớng nghiên cứu của mình, các em nắm đƣợc cấu tạo cũng nhƣ nguyên tắc hoạt động của một điện nghiệm đơn giản. Đồng thời đã xây dựng đƣợc phƣơng án thí nghiệm, về cơ bản giống nhƣ của giáo viên dự kiến. Giáo viên ra nhiệm vụ cụ thể ngay từ đầu, yêu cầu các em chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và chế tạo tụ điện với phƣơng án thí nghiệm do các em đề ra. Cuối buổi làm việc, giáo viên yêu cầu các em về tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình và hẹn gặp các em vào buổi sáng ngày 29/6/2013.
+ Nhóm 6: Khảo sát cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy in phun; chế tạo thí nghiệm mô hình máy in phun
- Thời gian: buổi chiều ngày 18/6/2013 - Địa điểm: Tại trƣờng THPT Tân Yên 1 - Số lƣợng học sinh: 6 em.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Sau một tuần gia hạn, nhóm 6 đã tìm hiểu, tuy nhiên các em vẫn chƣa nắm đƣợc cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy in phun do tài liệu liên quan đến ứng dụng của tĩnh điện trong máy in phun là rất hiếm, kể cả trên internet. Máy in là dụng cụ hay gặp, nhƣng đây là thiết bị điện tử nên việc tìm hiểu cấu tạo của máy là rất khó khăn, vƣợt khỏi khả năng của học sinh. Trong trƣờng hợp này, giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở: Từ tên “máy in phun”, vậy thì nguyên tắc hoạt động của máy liên quan nhƣ thế nào? Việc điều chỉnh vị trí các hạt mực khi bay ra khỏi kim phun và đập vào trang giấy bằng cách nào? Giáo viên cho học sinh thảo luận và kết luận lại về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy in phun.
Sau khi học sinh đã nắm đƣợc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy in phun, giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận, xây dựng phƣơng án thí nghiệm. Kết quả, các em đã xây dựng đƣợc phƣơng án sử dụng tia nƣớc (đã đƣợc nhiễm điện) đi qua 02 bản nhôm tích điện trái dấu. Học sinh xác định các dụng cụ cần thiết cho phƣơng án này và thảo luận các bƣớc tiến hành thí nghiệm.
Kết thúc buổi làm việc này, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị các dụng cụ và hẹn làm việc tiếp vào chiều ngày 29/6/2013.
Qua các buổi làm việc riêng với từng nhóm học sinh, chúng tôi thấy: - Mặc dù đã rất tích cực trong việc ôn tập kiến thức, tìm tòi để thiết kế các thí nghiệm cần thiết theo hƣớng nghiên cứu của mình nhƣng do các em chƣa từng đƣợc làm quen với công việc nhƣ thế này nên các em còn lúng túng, thiếu tự tin và rụt rè khi đƣa ra ý kiến của mình cũng nhƣ đề nghị giúp đỡ từ phía giáo viên.
- Khi nhận đƣợc sự gợi ý của giáo viên, các em cũng rất tích cực suy nghĩ, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để thiết kế các phƣơng án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
c. Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ và giáo viên giúp đỡ khi các nhóm gặp khó khăn
Qua sự hƣớng dẫn của GV, HS hào hứng chuẩn bị cho phần ngoại khóa. Các em điều cho rằng việc chuẩn bị dụng cụ, các vật liệu là đơn giản và dễ thực hiện.
Các chất liệu vỏ lon bia, nhựa, keo dính, dây điện, thƣớc nhựa, ống hút nhựa, len, dạ, chai nhựa, … là những thứ dễ kiếm, dễ mua.
Qua theo dõi quá trình học sinh chế tạo dụng cụ và tiến hành thí nghiệm, đối chiếu với những khó khăn mà chúng tôi dự kiến học sinh có thể gặp phải, chúng tôi nhận thấy kết quả nhƣ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Khảo sát, chế tạo dụng cụ thí nghiệm và giải thích về sự nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng.
Học sinh đã tiến hành đƣợc nhiều thí nghiệm minh chứng cho các hiện tƣợng nhiễm điện với nhiều vật liệu, cách thức khác nhau dựa trên các hiện tƣợng trong thực tế học sinh hay gặp hoặc tìm hiểu trong các tài liệu. Ví dụ nhƣ: cây thƣớc, ống hút, chiếc lƣợc, bóng bay, ...
Tuy nhiên, học sinh cũng gặp phải đa số những khó khăn nhƣ chúng tôi đã dự kiến.
+ Nhiệm vụ 2,3: Khảo sát cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy lọc khói, chế tạo mô hình thí nghiệm một máy lọc khói đơn giản.
Trong nhiệm vụ này, học sinh gặp phải khó khăn trong việc thiết kế phƣơng án, mô hình thí nghiệm nhƣ chúng tôi đã dự kiến. Giáo viên đã tiến hành giúp đỡ các em nhƣ đã định. Ngoài ra, học sinh còn chƣa lựa chọn đƣợc