MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH XÂY LẮP THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp (Trang 25 - 32)

KINH DOANH XÂY LẮP THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN

Có thề nói chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp nước ta đã được ban hành đồng bộ từ chứng từ, tài khoản đến sổ kế toán và báo cáo tài chính. Tuy nhiên, chế độ kế toán doanh nghiệp mới được ban hành chỉ là thiết lập một hành lang pháp lý, còn chất lượng kế toán sễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tinh thần trách nhiệm, trình độ và năng lực của cán bộ kế toán cũng như của cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp xây lắp, phương tiện và tổ chức thực hiện chế độ kế toán… Do vậy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xây lắp một mặt phải tập huấn cho cán bộ kế toán và những người có lien quan đến công tác kế toán doanh nghiệp xây lắp, một cách nghiêm túc, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết và kịp thời phản ánh lên cấp có thẩm quyền về những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung làm cho chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp ngày càng hoàn thiện.

Với tinh thần tiếp thu ý kiến chỉ đạo trên, trước tiên là chỉ rõ những nguyên nhân, hạn chế của phần nội dung hạch toán kế toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp xây lắp theo phương thức khoán, sau đó đưa những giải pháp khắc phục

để hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí khoán kinh doanh xây lắp theo 4 nội dung chi phí lớn là: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Cụ thể là:

1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là trước khi tiến hành sản xuất phải lập dự toán chi phí. Thực tế hiện nay, trong lập dự toán thì chi phí vật liệu luôn chuyển (chi phí dàn giáo, cốp pha không đủ tiêu chuẩn để hạch toán là TSCĐ) thuộc khoản mục chi phí vật liệu song lại hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung

Nợ TK 627(3)

Có TK 153(1), 142(1)

Sai sót này sẽ làm cho cơ sản xuất chung tăng lên một lượng đáng kể nếu chi phí dàn giáo, cốp pha lớn. Điều này phải được sửa chữa như sau:

Nợ TK 621

Có TK 153(1), 142(1)

Sai phạm về cách tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn rất nhiều, ít nhiều đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá thành và chất lượng công trình. Xã hội hiện nay đang lên án mạnh mẽ hiện tượng “ăn bớt” nguyên vật liệu, không chỉ làm giảm chất lượng công trình mà còn gây ra tâm lý hoang mang về sự an toàn của các công trình đó với tính mạng con người. Muốn giải quyết triệt để vấn đề nêu trên, cấp quản lý giám sát phải luôn luôn lập biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo đúng quy định thì việc tính toán mới có căn cứ. Bên cạnh đó phải luôn theo dõi được việc nguyên vật liệu vào quá trình xây lắp có đúng với định mức đề ra hay chưa, kiên quyết xử phạt và quy trách nhiệm với bộ phận, cá nhân sai trái.

Với phương thức khoán, tình hình này có phần giảm hơn vì nó đã gắn lợi ích vật chất của người lao động, tổ đội với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình. Để hạn chế một cách tối đa những tiêu cực thì nên áp dụng khoán trong điều kiện:

+ Đơn vị nhận khoán có đủ điều kiện đảm bảo tổ chức thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.

+ Đơn vị nhận khoán đã được phân cấp quản lý tài chính, tự tổ chức cung ứng vật tư, kỹ thuật.

+ Đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng và có trình độ hạch toán các chi phí phát sinh nhất định.

+Đơn vị giao khoán phải giám sát chặt chẽ tính hợp pháp của các khoản chi phí.

Cần chú ý thêm về định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được bộ xây dựng quy định cụ thể trong từng quá trình thi công cụ thể. Do đó, cần kiểm tra mức độ tiêu hao trong định mức có đúng theo quy định không, hay là đã sai sót trong số liệu tính toán. Còn phương pháp tính giá, tuy có 4 phương pháp tính khác nhau nhưng tính theo phương pháp nào phải đảm bảo tính chất nhất quán trong niên độ kế toán.

Hơn thế nữa cần tuyển chọn đội ngũ công nhân thi công xây lắp có phẩm chất tốt, trung thực, sang tạo để chi phí vật tư được sử dụng đúng định mức, không bị mất mát, không những thế còn có những sang kiến tiết kiệm nguyên vật liệu mà công trình vẫn giữ nguyên chất lượng và thời gian thi công rút ngắn, thời gian bàn giao hoàn thành sớm nhất.

2.Chi phí nhân công trực tiếp:

Với đặc thù sản phẩm của xây lắp là các công trình xây dựng cơ bản nằm rải rác ở khắp các địa phương, không tập trung. Việc di chuyển bộ máy quản lý

và công nhân xây dựng hầu như phải thực hiện thường xuyên. Công tác xây lắp đòi hỏi nhiều lao đọng và các trình độ tay nghề khác nhau. Cán bộ quản lý, kỹ sư xây dựng, thợ xây, thợ cơ khí và cả lao động phổ thông. Việc khoán chi phí công trình cũng như khoán chi phí nhân công cho đội thi công đã tạo cho đơn vị thực hiện chủ động tổ chức quản lý thi công. Tuy nhiên một số nội dung còn bất cập như:

a. Việc thuê công nhân không thuộc sự quản lý tập trung của công ty các đội tự thuê lao động tại những nơi công trình đang được thi công tùy theo yêu cầu công việc. Mô hình sản xuất thường tổ chức theo các tổ lao động. Công ty khó có khả năng quản lý nguồn nhân lực.

b. Việc thực hiện bảo hộ lao động cho công nhân nhiều khi chưa thực hiện nghiêm túc. Chế độ bảo hiểm cho người lao động không được thực hiện hoặc có thực hiện thì sai cách tính làm cho mức trích vào chi phí sản xuất tăng lên.

c. Do các đội tự tổ chức thuê lao động, tự tổ chức quản lý thi công và lập bảng chấm công, trả lương cho người lao động sau đó gửi bảng lương về phòng kế toán hạch toán nên việc quản lý chi phí nhân công nhiều khi không đúng thực tế phát sinh. Có những đội báo cáo chi phí nhân công đã gây khó khăn cho không những công tác quản lý mà còn cho các cơ quan kiểm tra, kiểm soát trong việc xác nhận chi phí quyết toán công trình.

Để thực hiện tốt cơ chế khoán trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, một số công ty đã có những hình thức quản lý lao động tương đối chặt chẽ. Các hợp đồng với người lao động trực tiếp do công ty thực hiện. Phòng tổ chức và lao động tiền lương phối hợp với các đội tiến hành quản lý lao động theo từng trình độ, từng ngành nghề và theo nhu cầu thực tế thi công. Bảng thanh toán và

quyết toán lương phải được đối chiếu với các định mức sử dụng lao động, với định mức dự toán của từng công trình.

Cũng cần phải nói thêm về tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí công nhân, thực tế thì việc chi phí nhân công thuê ngoài hợp đồng xây lắp được hạch toán vào tài khoản 627 nhiều khi làm giá trị của nó tăng cao. Thiết nghĩ nên chăng tách TK 622 thành 2 tài khoản chi tiết là:

TK 6221: tập hợp chi phí nhân công của lao động trong hợp đồng TK 6222: tập hợp chi phí nhân công thuê ngoài

3. Chi phí sử dụng máy thi công:

Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công còn chưa hợp lý, chưa cụ thể đối với từng trường hợp sử dụng máy thi công. Việc qui định TK 623 chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công vừa hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy, còn trường hợp DN xây lắp thực hiện hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng TK 623 là chưa hợp lý mà nên chăng qui định TK 623 chỉ không sử dụng ở các đơn vị thi công bằng máy hạch toán riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Hạn chế tối đa những sai phạm khi hạch toán vào chi phí sản xuất:

Theo qui định hiện hành thì không được hạch toán những chi phí sau vào chi phí hoạt động DN:

- Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật

- Các khoản đầu tư XDCB, chi mua sắm TSCĐ hữu hình và vô hình, chi ủng hộ xã hội

- Chi phí đi công tác nước ngoài vượt mức của DN - Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ

- Các khoản chi phí SXKD vượt mức quy định của chế độ tài chính thì được đền bù bằng quỹ khen thưởng và phúc lợi…

Để tránh những sai sót trên đòi hỏi ban lãnh đạo phải đưa ra những quy định rõ ràng cho phòng kế toán và đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán phải nắm vững nghiệp vụ, trung thực, khách quan.

Cũng cần phải đưa ra một vấn đề khá quan trọng trong công tác hạch toán, sổ sách kế toán là nên sử dụng tài khoản 136 “phải thu nội bộ” thay thế cho TK 141, vì thế sẽ tạo nên sự đồng bộ về cặp tài khoản 136 và 336.

KẾT LUẬN

Do đặc điểm của nền kinh tế nước ta và đặc thù riêng của sản phẩm xây lắp, cần thiết phải có một cơ chế quản lý chi phí, giá cả xây lắp phù hợp. Cơ chế hướng tới là nhà nước không can dự trực tiếp quản lý chi phí, giá xây lắp mà chỉ điều tiết vĩ mô, thiết lập cơ chế lấy giá cả thị trường là định hướng để đạt tới. Để thực hiện các định hướng đổi mới trên, trước hết phải hoạch định cơ chế chính sách và đòi hỏi phải quán triệt thống nhất ở tất cả các cơ quan liên ngành. Có như thế cơ chế quản lý chi phí mới đi vào cuộc sống, góp phần tạo niềm tin cho người sử dụng, tránh những rủi ro đáng tiếc và giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra kiểm soát và nhanh chóng thực hiện quyết toán công trình xây dựng.

Vấn đề đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng nên chế độ kế toán sản xuất kinh doanh xây lắp là phải phát huy những mặt tích cực của cơ chế quản lý theo phương thức khoán và hạn chế những vấn đề tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý chi phí. Đồng thời luôn phải thích nghi với quá trình cạnh tranh phát triển hội nhập khu vực và thế giới để sản phẩm xây dựng Việt Nam chiếm lĩnh và làm chủ thị trường trong nước. có thể vươn ra thị trường thế giới trong một thời gian tới. Có thể bước đầu còn nhiều khó khăn nhưng nếu thực hiện

được việc này, chắc chắn các doanh nghiệp của chúng ta sẽ tự tin hơn và trưởng thành lên nhiều.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Gái đã giúp em tìm hiểu về nội dụng đề tài này và mong được sự chỉ bảo kịp thời của Cô để em hạn chế những thiếu xót của Đề án !

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp (Trang 25 - 32)