Đánh giá tính hiệu quả của JOO Framework

Một phần của tài liệu xây dựng framework joo lập trình ứng dụng ria xây dựng thành phần quản lý luồng diễn tiến ứng dụng (Trang 41 - 44)

Để đánh giá chất lượng về chất lượng của một mô hình hay framework lập trình web, thông thường người ta dựa vào 6 yếu tố sau:

• Khả năng tương tác người dùng

• Độ trễ trong cảm nhận người dùng: Khoảng thời gian kể từ lúc người dùng tiến hành 1 thao tác đến thời điểm đầu tiên họ nhận được phản hồi của hệ thống

• Hiệu năng của việc truyền gửi dữ liệu qua mạng: Được tính theo dung lượng được truyền gửi giữa máy khách và máy chủ

• Hiệu năng của máy chủ: Được tính theo khối lượng công việc mà máy chủ phải xử lý mỗi khi nhận được yêu cầu từ phía máy khách hoặc các tác vụ chạy nền liên quan.

• Chi phí công sức để xây dựng ứng dụng: Thời gian để hoàn thiện ứng dụng trên nền framework.

• Tính khả chuyển: Khả năng tương thích giữa nhiều trình duyệt và nhiều loại nền tảng.

Theo những tiêu chí kể trên, người viết luận văn sẽ phân tích các đặc tính nổi bật của JOO framework mà đáp ứng được các tiêu chí chất lượng này.

Các đặc tính nổi bật của JOO gồm có:

• Tương tác bất đồng bộ với server: Mọi cơ chế gửi nhận đều dựa trên AJAX.

• Dữ liệu truyền gửi giữa client và server nhỏ: Không bao gồm các thành phần hiển thị.

• Single page application: Mỗi khi thay đổi trang chỉ tải thêm các thành phần mới mà không cần tải lại toàn bộ trang. Đặc tính này tận dụng triệt để cơ chế cache của trình duyệt: Dữ liệu được tải về một lần và cache tại trình duyệt máy khách, do đó những lần tiếp theo vào trang web, máy khách hầu như không phải tải lại dữ liệu trang web lần nữa.

• Việc sinh ra và quản lý các thành phần hiển thị đều ở phía client, giảm bớt công việc cho server

• Phân tách trang thành các porlet và plugin, dễ quản lý và cấu hình. Mỗi portlet là một thành phần độc lập, liên kết lỏng lẻo với các thành phần khác. Đây chính là điểm mạnh của GWT đã được áp dụng trong JOO Framework.

• Scalable: Việc trao đổi dữ liệu giữa client và server được thông qua Ajax Interface, đảm bảo tính độc lập giữa client và server. Khi đó một client có thể được phục vụ bởi nhiều server mà không ảnh hưởng đến kết quả.

• Sử dụng bộ UI widget để xây dựng các thành phần giao diện (UI component), giảm bớt thời gian xây dựng các phần này.

Hình sau mô tả ảnh hưởng của các đặc tính kể trên đến các tiêu chí chất lượng của ứng dụng. Trong đó ngoại trừ tính khả chuyển thì JOO đều đáp ứng được.

Hình 19 – Mối liên hệ giữa tiêu chí chất lượng với các đặc tính của mô hình lập trình ứng dụng web

2.4. Kết chương

Trong chương 2, người viết luận văn đã phân tích và đưa ra đánh giá khách quan về kiến trúc và mô hình xử lý dữ liệu của 2 framework xây dựng ứng dụng web nổi bật, bao gồm Spiar và GWT. Từ đó rút ra tìm cách kế thừa những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các mô hình này và đưa ra thiết kế cho Joo framework.

Trong phần thứ 2 của chương 2 đã đề xuất & trình bày về kiến trúc tổng quan của Joo framework, cụ thể đi sâu vào nội dung chính của đồ án là phân tích chi tiết thành phần quản lý luồng diễn tiến của ứng dụng trong Joo framework, bao gồm Porlet, Plugin, Template và thành phần quản lý chương trình Application, và mô tả cụ thể diễn tiến hoạt động của framework khi kết hợp các thành phần này.

Cuối cùng, dựa vào bảng mối liên hệ giữa tiêu chí chất lượng ứng dụng với các đặc tính của một mô hình lập trình ứng dụng web, phân tích và đánh giá tính hiệu quả của Joo framework.

Để làm rõ hơn những đánh giá ở phần cuối của chương 2 này, ở chương 3 sẽ trình bày cụ thể ứng dụng BKProfile được phát triển trên Joo framework, vai trò của Joo trong xây dựng ứng dụng và đưa ra đánh giá Joo qua các số liệu thực tế.

Một phần của tài liệu xây dựng framework joo lập trình ứng dụng ria xây dựng thành phần quản lý luồng diễn tiến ứng dụng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w