Đặc điểm của các dự án công nghiệp sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định các dự án công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách tại sở kế hoạch và đầu tư hà nội (Trang 77 - 110)

trong mối quan hệ với công tác thẩm định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Dự án công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách là dự án trong đó Chủ đầu tư là các tổ chức, cá nhân ngoài quốc doanh tự bỏ vốn và huy động vốn từ bên ngoài để tiền hành đầu tư sản xuất kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp nhằm thu lợi nhuận. Như vậy ở đây có 2 đặc điểm chính là dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, và sử dụng nguồn vốn của Nhà đầu tư, không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Do đó việc thẩm định dự án cũng có sự khác biệt so với dự án trong các lĩnh vực khác và sử dụng nguồn vốn ngân sách. Đó là quá trình thẩm định không chú trọng khía cạnh hiệu quả tài chính, hiệu quả sử dụng vốn mà chú trọng những khía cạnh chính sau:

- Sự phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng;

- Mức độ sử dụng hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, nước, …của Quốc gia và khả năng đóng góp để tái tạo;

- Khả năng chấp hành pháp luật đất đai, hiệu quả sử dụng tài nguyên đất của Nhà nước;

- Tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn huy động để đầu tư dự án của Chủ đầu tư có đáp ứng được hay không

- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án: Số lượng lao động được sử dụng trong dự án đặc biệt là lao động phổ thông tại địa phương; Các nguồn thuế đóng vào ngân sách có bù đắp được chi phí nhà đầu tư đã sử dụng nguồn lực của Nhà nước hay không;

- Thẩm định sự ảnh hưởng của dự án đến môi trường: Đối với các dự án gây ô nhiễm môi trường theo Quy định của Nhà nước phải tiến hành Đánh giá tác động môi trường, các dự án còn lại phải Thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

2.2.2 Quy trình thẩm định dự án Công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

6 1 2 7 5 4 3 8 9 10 11 12

Hình 2.2: Sơ đồ tổng thể mô tả quy trình thẩm định dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách tại Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Quy trình thẩm định dự án bao gồm các bước sau : 1-Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính :

- Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ .

- Chuyển cho phòng chuyên ngành: Phòng CN-TM-DV/ Thẩm định . 2-Trưởng phòng chuyên ngành :

- Xem xét, phân công cho chuyên viên thụ lý . 3-Chuyên viên thụ lý :

- Lập phiếu trả lời hồ sơ ( nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý ) . - Dự thảo văn bản lấy ý kiến thẩm tra của các sở ban ngành liên quan. 4-Trưởng phòng chuyên ngành / PGĐ phụ trách : Chủ đầu tư Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính Trưởng phòng chuyên ngành, Chuyên viên thụ lý Các phòng ban, sở ngành liên quan.

Lãnh đạo Sở Văn thư UBND

thành phố

- Ký phiếu trả lời hồ sơ (nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý ) . - Ký văn bản lấy ý kiến thẩm tra của các phòng ban, sở ngành . 5-Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính :

- Đóng dấu, phát hành phiếu trả lời hồ sơ (nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý - Văn bản lấy ý kiến thẩm tra của các ngành kèm theo hồ sơ .

6-Chuyên viên thụ lý :

- Tổng hợp ý kiến thẩm tra của các ngành:

- Dự thảo văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ (hồ sơ không đủ các giấy tờ, điều kiện cần ). Để chủ đầu tư bổ sung thêm và tiếp tục thẩm định .

- Lập báo cáo thẩm tra, thông báo đăng tải thông tin 15 ngày theo quy định ( dự án thuộc mục phải đưa ra đấu thầu ).dự án sẽ được công bố đấu thầu, các nhà đầu tư nào có khả năng muốn đầu tư dự án thì trong thời gian 15 ngày nộp hồ sơ về dự án đó để tiến hành đấu thầu. Xem xét, đánh giá để lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất để thực hiện dự án. Sau thời gian 15 ngày nếu không có nhà đầu tư nào tham gia thì chuyên viên thẩm định hồ sơ và cho kết luận về dự án đó.

- Lập báo cáo thẩm tra, dự thảo các văn bản của UBND thành phố .( dự án không nằm trong mục phải đấu thầu)

- Lập báo cáo thẩm tra bổ sung (nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý ) / Dự thảo các văn bản của UBND thành phố sau khi hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng thông tin ( không tính thời gian đăng thông tin ) .

7-Trưởng phòng chuyên ngành :

- Thông qua, ký nháy: văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ / Báo cáo thẩm tra / Dự thảo các văn bản của UBND thành phố .

8-Lãnh đạo Sở :

- Xem xét, ký duyệt: văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ / Báo cáo thẩm tra bổ sung / Dự thảo các văn bản của UBND thành phố . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9-Văn thư :

- Đăng ký số văn bản, photo, đóng dấu: văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ / Báo cáo thẩm tra; chuyển hồ sơ trình UBND thành phố .

10-UBND thành phố: - Xem xét, phê duyệt .

11-Văn thư, bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính: - Đăng ký vào số văn bản phát hành .

- Photo, đóng dấu quyết định phê duyệt / Văn bản yêu cầu hoàn thiện hồ sơ - Trả kết quả cho chủ đầu tư .

12-Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính - Trả phòng chuyên ngành và kết quả .

2.2.3 Nội dung thẩm định dự án ngành công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách

Sau khi được trưởng phòng phân công nhiệm vụ thẩm định cho chuyên viên theo ngành, lĩnh vực phụ trách, chuyên viên xem xét hồ sơ đó đã đủ các giấy tờ, thủ tục, nội dung hồ sơ còn thiếu và sai sót chỗ nào để yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện đầy đủ các thông tin để thẩm định được chính xác. Nếu dự án nằm trong mục phải đấu thầu (theo nghi định 15 về đầu tư) thì có tổ chức đấu thầu từ đó xem xét các hồ sơ xin đầu tư vào dự án đó, còn những dự án không nằm trong mục phải đấu thầu thì chuyên viên tiến hành xem xét toàn bộ dự án.

Xuất phát từ đặc điểm của dự án công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài Ngân sách, Sở Kế hoạch Đầu tư là đại diện của Cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành thẩm định các nội dung chính sau :

2.2.3.1 Thẩm định sự phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng

Thẩm định nội dung này, chuyên viên sở tiến hành xem xét địa điểm thực hiện dự án có đúng với quy hoạch vùng (thường là Quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết 1/2000) đã phê duyệt chung của Thành phố và của địa phương nói riêng hay không, cũng như Quy hoạch ngành có thực hiện được dự án công nghiệp tại khu vực nhà đầu tư đề xuất hay không.

Ngoài việc rà soát đối với Quy hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở còn gửi văn bản xin ý kiến thẩm định của Sở Quy hoạch kiến trúc và Sở Công Thương về Quy hoạch vùng và quy hoạch ngành.

Dựa vào hồ sơ dự án của Chủ đầu tư và văn bản yêu cầu của Sở KHĐT, Sở Quy hoạch kiến trúc sẽ xem xét trên địa bàn mà dự án đề xuất đã có quy hoạch chung xây dựng Quận, Huyện, Xã và Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thông hay chưa để xem dự án nằm trong vùng nào (Quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm, cụm, khu công nghiệp, quy hoạch hành lang xanh, quy hoạch vành đai và đường,…) để trả lời Sở KHĐT và chủ đầu tư xem dự án có được thực hiện hay không. Nếu dự án đúng với Quy hoạch thì Sở QHKT sẽ trả lời đồng ý, dựa trên ý kiến của Sở QHKT, sở KHĐT đối chiếu với ý kiến thẩm định của mình để đồng ý dự án được thực hiện đúng theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương, bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá; ….Sau khi tiếp nhận hồ sơ và ý kiến yêu cầu thẩm tra của Sở kHĐT, Sở Công Thương sẽ thẩm định về sự phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp tại địa bàn của dự án để xem xét đề xuất của dự án có thuộc lĩnh vực công nghiệp được khuyến khích phát triển trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và đại phương nói riêng. Nhìn chung đối với các dự án Công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ điện tử,… gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời thành phố không khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư mà thường khuyến khích các dự án công nghiệp vào đầu tư tại các Khu, cụm công nghiệp. (Ví dụ: hiện nay tại Hà Nội đang quy hoạch cho ngành công nghiệp sản xuất thép ra xa nội thành vì đặc thù của ngành này tiêu tốn quá nhiều năng lượng, nguồn nước và gây nên ô nhiễm cho môi trường rất lớn)

Danh mục các lĩnh vực ngành nghề có điều kiện kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ), còn phải có ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên ngành như Sở Y tế (với ngành sản xuất Dược phẩm); Sở Nông nghiệp (Ngành chế biến thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp);…

Với nội dung này, trong thời gian qua Sở KHĐT đã tiến hành thẩm định hàng trăm dự án của các nhà đầu tư thứ phát vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội như Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Khu công nghiệp Sài Đồng, …Và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quản lý của Ban quản lý KCN và UBND các quận huyện như: Cụm công nghiệp Duyên Thái, Quất Động thuộc huyện Thường Tín, Cụm công nghiệp Thanh Oai, Chúc Sơn, Yên Nghĩa, Biên Giang thuộc Quận Hà Đông và các khu cụm công nghiệp khác...

Có thể thấy rõ về nội dung thẩm định này qua một ví dụ sau: Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Thái Dương xin cấp thuận đầu tư dự án sản xuất nhựa, cơ khí tại một điểm lẻ ở xã Quất Động, huyện Thường Tín, sau khi xem xét thực trạng quy hoạch ngành và vùng Sở KHĐT đã kết hợp với sở Công Thương thẩm tra và đưa ra kết luận là không chấp thuận địa điểm thực hiện dự án cho Công ty Thái Dương và yêu cầu Công ty liên hệ với Chủ đầu tư Cụm Công nghiệp Quất Động để thuê đất thực hiện dự án.

Thẩm định nội dung về quy hoạch ngành vùng, Sở sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích ngành, phương pháp so sánh, Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để thực hiện quá trình thẩm định.

Như vậy việc thẩm định nội dung này của dự án, cán bộ thẩm định Sở chủ yếu dựa vào kết quả từ ý kiến trả lời hỗ trợ thẩm tra của các sở chuyên ngành, trong một số trường hợp CBTĐ đi thực tế địa hình để xem xét và có kết luận về quy hoạch của dự án để trả lời Chủ đầu tư là không phù hợp hoặc gửi lên UBND thành phố để xin ý kiến phê duyệt đồng ý. Vì vậy kết quả thẩm định chưa hoàn toàn chính xác và chỉ ở mức tương đối.

2.2.3.2 Mức độ sử dụng hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, nước, …của Quốc gia và khả năng đóng góp để tái tạo

Thẩm định nội dung này, Chuyên viên Sở KHĐT xem xét việc dự án sử dụng hạ tầng của Quốc gia tại khu vực như thế nào: Mức độ lưu thông trên các tuyến đường của khu vực, những tổn hại trong quá trình lưu thông của dự án gây ra như thế nào, công suất sử dụng điện, nước bao nhiêu trong mỗi năm, cũng như việc xây dựng hệ thống đường nội bộ, cơ sở hạ tầng xung quanh của dự án như thế nào, hệ thống lắp đặt điện nước để tiết kiệm tối đa được bao nhiêu, hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải được xây dựng có đảm bảo không. Bù lại các nguồn đóng góp mà dự án nộp ngân sách có đủ bù các chi phí hạ tầng, năng lượng mà dự án đã sử dụng của Quốc gia hay không.

Ngoài việc tự thẩm định, Sở KHĐT sẽ gửi văn bản yêu cầu thẩm tra của Sở Xây dựng và Sở Giao Thông để lấy ý kiến về các vấn đề sử dụng cơ sở hạ tầng đối với dự án.

Xem xét khía cạnh này, cùng với việc tổng hợp ý kiến của các sở ban ngành, Sở KHĐT sẽ có ý kiến để khuyến khích thực hiện dự án hoặc yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh dự án, hoặc từ chối nếu dự án sử quá nhiều nguồn năng lượng của Quốc gia và không đóng góp xứng đáng.

Đối với nội dung thẩm định về cơ sở hạ tầng, Sở KHĐT đã tiến hành thực địa và thẩm định đối với các dự án xây dựng và kinh doanh khu, cụm công nghiệp cũng như các dự án ngành công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách của các nhà đầu tư thứ phát vào các khu – cụm công nghiệp. Trong đó đối với các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu- cụm công nghiệp, những đóng góp đó là việc xây dựng hạ tầng cơ sở tổng thể của toàn khu vực, khả năng sẽ sử dụng nguồn điện, nguồn nước cho toàn thể khu vực khi lấp đầy các nhà máy sản xuất, đồng thời đánh giá việc xây dựng các tuyến đường nối từ đường quốc gia đến khu vực. Ngoài ra tiêu chí đánh giá đối với các nhà đầu tư này đó là việc bồi thường tái định cư cho dân cư khu vực dự án, các khoản nộp ngân sách Nhà nước đạt được như thế nào. Còn đối với các dự án của các nhà đầu tư thứ phát sở sẽ thẩm định việc nhà đầu tư sử dụng và trả chi phí sử dụng hạ tầng trong khu- cụm công nghiệp như thế nào, quy mô nhà máy hoạt động thế nào, khả năng đóng góp ngân sách địa phương để tái

tạo cơ sở hạ tầng đã sử dụng ra sao.

Ví dụ về thẩm định nội dung này có thể xem xét dự án sau: Công ty Cổ phần Đại Hữu xin cấp thuận đầu tư dự án sản xuất bao bì tại Cụm công nghiệp Quất Động, huyện Thường Tín với tổng diện tích là 02ha, mật độ xây dựng nhà máy là 80% trên tổng diện tích đất, Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước hàng năm là 10 tỷ đồng. Sau khi xem xét hồ sơ và đề xuất của Nhà đầu tư Sở KHĐT đã đưa ra kết luận là Yêu cầu Công ty Đại Hữu giảm mật độ xây dựng còn 30%, xây một tuyến đường bê tông rộng 5m nối liền với tuyến đường chính của Cụm công nghiệp và giải trình cụ thể về nguồn nộp ngân sách nhà nước.

Thẩm định nội dung về mức độ sử dụng hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, nước, …của Quốc gia và khả năng đóng góp để tái tạo, Sở sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích cơ bản, phân tích ngành, phương pháp so sánh, Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để thực hiện quá trình thẩm định.

Xét về việc thẩm định nội dung này của dự án, cán bộ thẩm định Sở đã có thực địa khu vực dự án để có những con số về mức độ sử dụng hạ tầng của dự án, đồng thời còn tham khảo thêm ý kiến của các sở ngành liên quan, do đó chất lượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định các dự án công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách tại sở kế hoạch và đầu tư hà nội (Trang 77 - 110)