Các phương pháp đo lưu tốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật đến lưu lượng và độ cao nâng nước của bơm xoắn ốc dùng sức nước dòng chảy sông suối (Trang 49 - 50)

4. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

2.3.2. Các phương pháp đo lưu tốc

Các phương pháp để đo vận tốc dòng chảy dựa trên các nguyên tắc sau: 1. Dựa vào số vòng quay của cánh quạt (lưu tốc kế )

2. Trên cơ sở vận tốc của vật trôi (phao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Theo lực tác động của dòng (phòng thí nghiệm) 5. Trên cơ sở trao đổi nhiệt

6. Theo thể tích khối nước

7. Theo vận tốc truyền âm trong nước

Phương pháp đo lưu tốc

2.3.2.1. Đo lưu tốc tại một điểm và trên thủy trực

Trước tiên phải xác định độ sâu tại thủy trực cần đo, sau đó tính sẵn các độ sâu điểm cần thiết 0,2h, 0,4h, 0,6h, 0,8h. Tại mỗi điểm đo công việc tiến hành như

sau:

- Thả máy đo xuống điểm đo cần thiết

- Ghi chép tín hiệu và thời gian. Khi vượt quá 60s thì kết thúc việc đo tại điểm đó và di chuyển máy tới điểm đo tiếp theo.

- Số nhóm tín hiệu và thời gian đo tại mỗi điểm hoàn toàn tuân theo quy phạm.

2.3.2.2. Đo lưu tốc trên mặt cắt ngang

Gồm các công việc sau:

- Đo sâu tại các đường thủy trực và lần lượt đo vận tốc tại từng điểm trên thủy trực.

- Đọc mực nước lúc bắt đầu và kết thúc đo. Nếu mực nước biến đổi nhanh thì khi đo tại điểm 0,6h của mỗi thủy trực phải đọc số đo mực nước.

- Đo mực nước tại tuyến độ dốc, theo dõi và ghi chép các hiện tượng thời tiết lúc đo như sức gió và hướng gió…

Phương pháp đo lưu tốc trên mặt cắt ngang được tiến hành tại tất cả các thủy trực đầy đủ hoặc cơ bản. Trường hợp cần đo nhanh cho phép giảm số lượng các đường thủy trực dựa trên kết quả nghiên cứu trước sao cho sai số có thể sảy ra là nhỏ hơn sai số cho phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật đến lưu lượng và độ cao nâng nước của bơm xoắn ốc dùng sức nước dòng chảy sông suối (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)