nay:
Những quan điểm, phương hướng và bước đi của CNH-HĐH có được thực hiện đầy đủ đúng đắn và có hiệu quả không hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện chủ yếu có được đảm bảo hay không. Để xác định đúng đắn những điều kiện cần thiết nhăm thực hiện CNH-HĐH trước hết chúng ta phải xác định rõ tiến hành CNH-HĐH cái gì, CNH-HĐH như thế nào, CNH-HĐH cho ai. Theo hướng này, khi tiến hành CNH-HĐH cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
1. Vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta:
Để đạt mục tiêu từ nay đến năm 2000 phải tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người thì chúng ta phải có tốc độ tăng trưởng trên 9%/năm. Muốn có 1%
tăng trưởng chúng ta phải đầu tư từ 25%-30% GDP, với giá trị tuyệt đối phải có khoảng 60 tỷ USD, trong đó vốn trong nước là chủ yếu. Vậy chúng ta phải làm gì và phải làm như thế nào để có vốn?.
2. Lựa chọn công nghệ thích nghi như thế nào để nước ta không bị tụt hậu về công nghệ sản phẩm của ta cạnh tranh được với sản phẩm thế giới (trong lúc đầu tư nước ngoài vào nước ta thường mang theo công nghệ trung bình, thậm chí công nghệ lạc hậu, cũ kỹ).
3. Cần phải có sự lựa chọn các ngành ưu tiên, mũi nhọn dựa trên các tiêu chuẩn nhất định để có chính sách ưu tiên, ưu đãi phát triển, nhất là chọn một số sản phẩm xuất khẩu chứ không chỉ dựa vào 1, 2 sản phẩm duy nhất trong các ngành công nghiệp, ngành nào cần ưu tiên, xếp thứ tự ưu tiên như thế nào? 4. Vấn đề cơ cấu sở hữu trong công nghiệp, giải quyết đúng đắn mỗi quan hệ giữa quốc doanh và dân doanh, giữa quốc hữu và tư hữu, cần làm rõ ngành nào, lĩnh vực nào, ở đâu cần phát triển quốc doanh; ngành nào, lĩnh vực nào, ở đâu phải để cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Trong công nghiệp ta dự kiến loại doanh nghiệp thì để lại sở hữu Nhà nước, loại nào thì cổ phần hóa...
5. Vấn đề tổ chức và cán bộ: a) Vấn đề tổ chức:
Về tổ chức quản lý phải đồng thời giải đáp được các vấn đề sau đây: - Tổ chức quản lý tài sản và vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước như thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng của nó, trong tình hình số lượng doanh nghiệp Nhà nước còn rất nhiều (trên 6000).
Các mô hình tổ chức tổng công ty, tập đoàn, tổng cục quản lý tài sản và vốn của quốc doanh có làm được chức năng chủ sở hữu không? hay vẫn "cha chung không ai khóc", "nhiều sãi nhưng không ai đóng cửa chùa"?
- Để cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo pháp luật của Nhà nước cần phải xóa bỏ chế độ chủ quản, cấp chủ quản. Nhưng vấn đề tồn tại lớn là giải quyết mối quan hệ giữa tự do kinh doanh với sự can thiệp của Nhà nước, sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đến đâu thì có tác dụng ngăn ngừa, vừa có tác dụng thúc đẩy phát triển.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước còn có vấn đề quan hệ giữa người chủ sở hữu với người sử dụng.
b) Vấn đề cán bộ:
Cán bộ quyết định tất cả là một nguyên lý luôn luôn đúng và đúng với mọi trường hợp. Không có đội ngũ viên chức Nhà nước giỏi có phẩm chất thì không có nền hành chính quốc gia vững mạnh. Tất nhiên Nhà nước phải tạo điều kiện cho họ làm tròn chức năng kinh tế gia đình, không có đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi thì nền kinh tế không thể phát triển mạnh được. Do vậy, phải có mô hình tổ chức đào tạo cán bộ hành chính và nhà quản trị doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình đào tạo thích hợp cho mỗi cán bộ là một vấn đề phải được nghiên cứu nghiêm túc.
6. Vấn đề lao động:
Số lượng lao động có xu hướng tăng chậm hơn so với tiền công. Tiền công ngày càng đắt hơn, do vậy lợi thế lao động rẻ ở nước ta ngày càng giảm đi. Vấn đề đặt ra là phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhưng không thể di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị mà phải tìm cách chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ và nâng cao được năng suất lao động trong nông nghiệp cũng như công nghiệp. Trong sản phẩm hàng hoá hàm lượng kỹ thuật cao sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động chân tay.
7. Vấn đề thị trường:
Xu thế thị trường ngày càng mở rộng khi chúng ta gia nhập ASEAN, khi bình thường hóa quan hệ giữa ta với Mỹ...
Những vấn đề đặt ra là làm thế nào để sản phẩm của ta chen được vào thị trường đó. Hiện nay, trừ dầu lửa và gạo, ưu thế sản phẩm của ta trên thị trường còn yếu do chất lượng giá cả không phù hợp. Nhiều ngành hàng ở tình trạng gia công, "lấy công làm lãi" như ngành da, giầy, may mặc...
Chiến lược "hướng mạnh vào sản xuất để xuất khẩu" nhưng xuất cái gì, xuất ra đâu, làm gì để có cái mà xuất, đó là những câu hỏi mà nhiều ngành chưa có câu trả lời.
PHẦN III: KẾT LUẬN
CNH-HĐH là một sự nghiệp vĩ đại, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực phấn đấu để cho vài ba chục năm tới để có thể biến nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp trên phương diện quốc tế. Để tạo đà cất cánh cho giai đoạn phát triển này cả dân tộc ta đang bắt tay vào sự nghiệp trồng người với quy mô lớn, chất lượng cao. Con người được đào tạo có tri thức và được nhân lên bởi lòng yêu nước, đoàn kết trong từng cộng đồng và cả dân tộc là sức mạnh như sóng thần của Việt Nam. Chỉ có đào tạo và huy động mọi nguồn lực trí tuệ của nhân dân, đoàn kết dân tộc mới giữ vững và xây dựng Việt Nam hưng thịnh, bền vững.
Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp thu đổi mới và mở cửa, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập thế giới là điều kiện không thể thiếu được nhằm tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi đảm bảo cho sự triển khai sự nghiệp CNH-HĐH đất nước được thực hiện thắng lợi.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới thầy hướng dẫn đã chỉ bảo cho em rất cặn kẽ, tỉ mỉ và sâu sắc, định hướng cho em để đề cập vấn đề nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc.