Tổ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Phổ Thông Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 123)

kiến nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân.

- Hiệu trƣởng trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên theo từng nội dung quy định tại Quy chế sau khi tham khảo ý kiến nhận xét của tổ chuyên môn theo 04 mức độ: Xuất sắc, Khá, Trung bình và Kém.

- Hiệu trƣởng công bố công khai kết quả phân loại giáo viên trƣớc phiên họp của Hội đồng nhà trƣờng và báo cáo Sở GD & ĐT Quảng Ninh.

Trong quá trình đánh giá giáo viên có quyền đƣợc trình bày ý kiến của mình, bảo lƣu ý kiến tự đánh giá nhƣng phải chấp hành ý kiến kết luận của tập thể hoặc của cơ quan quản lý.

2.3.2.3. Xếp loại giáo viên sau đánh giá

Căn cứ vào kết quả đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ, Hiệu trƣởng nhà trƣờng đƣa ra kết quả xếp loại hàng năm của giáo viên bằng bảng 2.9 nhƣ sau:

Bảng 2.9: Ma trận xếp loại giáo viên theo các mặt đánh giá

Phẩm chất chính trị,

đạo đức, lối sống Chuyên môn nghiệp vụ Xếp loại chung

Tốt Giỏi Xuất săc

Khá Giỏi Khá

Tốt Khá Khá

Khá Khá Khá

Khá Trung bình Khá

Trung bình Giỏi Trung bình

Trung bình Khá Trung bình

Trung bình Trung bình Trung bình

Khá Trung bình Trung bình Khá Kém Trung bình Kém Giỏi Kém Kém Khá Kém Trung bình Kém Kém Kém Kém Kém

2.3.2.4. Kết quả đánh giá

Bảng 2.10: Kết quả xếp loại giáo viên

Năm học Tổng số GV

Số giáo viên đƣợc xếp loại

Kết quả đánh giá công chức Xuất sắc Khá TB Kém 2009 - 2010 28 28 8 11 9 0 Tỷ lệ % 28.6 39.3 32.1 0.0 2010 - 2011 30 30 9 14 7 0 Tỷ lệ % 30 46.7 23.3 0.0 2011 - 2012 30 30 12 13 5 0 Tỷ lệ % 40 43.3 16.7 0.0

(Nguồn: Trường THPT Hạ Long)

Sau mỗi năm học, Hiệu trƣởng ghi rõ việc đánh giá xếp loại giáo viên vào Hồ sơ của mỗi giáo viên và kết quả đánh giá là cơ sở để tập thể bình xét thi đua và khen thƣởng cuối năm.

2.3.2.5. Hạn chế

Việc đánh giá GV tập trung vào 2 tiêu chuẩn: kết quả xếp loại chuyên môn và phẩm chất nhà giáo, chƣa đủ phản ánh hết năng lực hoạt động của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp.

Quy trình đánh giá tƣơng đối chặt chẽ nhƣng trong quá trình đánh giá còn nhiều bất cập bởi các tiêu chí đánh giá chƣa đƣợc lƣợng hoá nên kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào năng lực ngƣời đánh giá hoặc do tính cả nể, xuê xoa trong tổ chuyên môn.

2.3.3. Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Trƣờng THPT Hạ Long cũng nhƣ các cơ sở giáo dục cấp THPT khác trong tỉnh Quảng Ninh chƣa đƣợc trao quyền tuyển chọn giáo viên vào biên chế giảng dạy, mà việc này do Sở GD&ĐT Quảng Ninh sau khi thống nhất với Sở Nội vụ ra quyết định cho các giáo viên thuyên chuyển hoặc hợp đồng với các giáo viên mới ra trƣờng về các cơ sở giáo dục do sở quản lý.

Sau khi tiếp nhận GV mới hợp đồng lần đầu, Hiệu trƣởng phân công nhiệm vụ, dự giờ đánh giá năng lực giáo viên, cuối năm đánh giá xếp loại và

báo cáo Sở. Sở GD & ĐT Quảng Ninh sử dụng kết quả đánh giá của nhà trƣờng để làm một căn cứ ra quyết định tuyển dụng hoặc thôi hợp đồng.

2.3.4. Công tác bố trí, sử dụng giáo viên

Công tác bố trí và sử dụng giáo viên đóng một vai trò quan trọng. Việc bố trí sử dụng giáo viên một cách hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn, đúng khả năng, sẽ phát huy hết năng lực chuyên môn và khả năng sáng tạo của giáo viên trong công việc.

Căn cứ vào biên chế năm học và với số lƣợng giáo viên hiện có, số lớp thực tế và số tiết dạy, kiêm nhiệm theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trƣởng phân công công tác chủ nhiệm và các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác, thông báo với tổ chuyên môn. Từ cơ sở ban đầu dự kiến phân công của tổ trƣởng chuyên môn, Hiệu trƣởng cùng các Phó hiệu trƣởng điều chỉnh cho phù hợp hơn. Riêng các tổ chuyên môn có số tiết dạy còn thiếu so với qui định đƣợc chú ý phân công công tác kiêm nhiệm lớp nhằm tránh trƣờng hợp giáo viên vừa có tiết dạy và kiêm nhiệm vƣợt qui định. Hạn chế tối đa việc dạy chéo môn.

2.3.5. Công tác đào tạo bồi dưỡng

2.3.5.1.Ưu điểm

Trong 3 năm học 2009 – 2010 đến 2011 – 2012 là các năm học tiếp tục triển khai các lớp tập huấn đổi mới chƣơng trình SGK, đổi mới KTĐG. Thực hiện theo quy định của Ngành, 100% giáo viên đứng lớp phải tham gia bồi dƣỡng tập huấn. Đây cũng là dịp thuận lợi để nhà trƣờng nâng cao năng lực đội ngũ..

Bảng 2.11: Thống kê các lớp bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học

Năm học TS ngƣời Tập huấn đổi mới PPDH Tỉ lệ % Tập huấn đổi mới đánh giá Tỉ lệ % 2009- 2010 34 34 100.0 34 100.0 2010- 2011 36 36 100.0 36 100.0 2011 -2012 36 36 100.0 36 100.0

Đội ngũ giáo viên xác định rõ mục đích tự học, tự bồi dƣỡng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Công tác bồi dƣỡng theo chuyên đề hàng năm rất thiết thực đã gắn việc bồi dƣỡng kiến thức với thực hành sƣ phạm. Tài liệu bồi dƣỡng các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học, phƣơng tiện nghe nhìn đƣợc chuẩn bị tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả sau bồi dƣỡng đƣợc chuẩn bị tốt đánh giá kết quả đúng thực chất.

Kết quả đạt đƣợc đã góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cƣờng công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thông qua công tác bồi dƣỡng giáo viên đã nắm đƣợc một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung – chƣơng trình – sách giáo khoa mới theo từng bộ môn, đuợc bồi dƣỡng về phƣơng pháp dạy học mới, dạy học theo chuẩn KTKN, sử dụng phƣơng tiện và đồ dùng dạy học mới.

Ngoài các hình thức bồi dƣỡng thƣờng xuyên nâng cao năng lực, bồi dƣỡng chuyên đề do Sở GD & ĐT tổ chức hàng năm nhà trƣờng đã chủ động tổ chức các lớp Tin học, tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dƣỡng gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sau mỗi lớp học đều tổ chức thi cấp chứng chỉ.

Bảng 2.12: Thống kê các lớp bồi dƣỡng Tin học và Ngoại ngữ

Năm học Tổng số GV

Tiếng Anh Tin học

Số lớp Số GV Số lớp Số GV

2009 – 2010 28 1 18 1 25

2010 – 2011 30 1 22 2 25

2011 - 2012 30 2 20 1 26

(Nguồn: Trường THPT Hạ Long)

Tổ chức các Hội thảo, ngoại khoá chuyên đề cấp trƣờng nhƣ: Hội thảo nâng cao chất lƣợng giáo dục, hội thảo công tác GVCN lớp đồng thời hàng

năm nhà trƣờng tổ chức thi GV dạy giỏi, thi GVCN giỏi.... Qua các Hội thảo, Hội thi cấp trƣờng đã giúp mỗi giáo viên thu nhận đƣợc những kinh nghiệm thực tiễn dể nâng cao năng lực bản thân trong quá trình công tác.

Trong công tác bồi dƣỡng đội ngũ nhà trƣờng còn chú trọng việc nâng cao trình độ cho GV, số GV đƣợc cử đi học Thạc sỹ ngày một tăng

Bảng 2.13: Thống kế số giáo viên đi học cao học

Năm học 2009-2010 2010 - 2011 2011 - 2012 Sô GV đi học

cao học 1 2 2

(Nguồn: Trường THPT Hạ Long)

Nhìn chung công tác đào tạo bồi dƣỡng giáo viên THPT Hạ Long trong những năm qua đƣợc thực hiện khá tốt. Trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên đƣợc nâng lên đáng kể đảm bảo kiến thức để thực hiện tốt các biện pháp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.3.5.2. Hạn chế

Tuy đã đa dạng các loại hình bồi dƣỡng nhƣng còn có những hạn chế sau: - Chƣa có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cụ thể. Việc cử GV đi bồi dƣỡng chƣa thật sát đối tƣợng, chƣa theo nhu cầu nâng cao năng lực của thực trạng đội ngũ, đa phần theo quy định về đối tƣợng của Sở (về thời gian công tác, về chuyên môn có lớp đào tạo bồi dƣỡng) hoặc xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên.

- Trong tổ chức bồi dƣỡng chƣa dựa trên kết quả đánh giá năng lực của GV để chuẩn bị nội dung bồi dƣỡng cho phù hợp. Nhiều ý tƣởng bồi dƣỡng rất hay nhƣng khâu tổ chức thực hiện làm chƣa tốt dẫn đến hiệu quả bồi dƣỡng không cao.

- Việc tự bồi dƣỡng tại nhà trƣờng còn hạn chế. Không có sự chỉ đạo thƣờng xuyên, thiếu động viên, đôn đốc GV học tập bồi dƣỡng. Chƣa phát huy đƣợc vai trò tổ chuyên môn và cá nhân tích cực. Việc họp tổ chuyên môn còn

nặng về thông báo, kiểm điểm, ít thảo luận về chuyên môn. Một bộ phận giáo viên chƣa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dƣỡng, chƣa dành nhiều thời gian công sức cho việc học tập nâng cao năng lực các nhân.

2.4. Thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của Trƣờng THPT Hạ Long Trƣờng THPT Hạ Long

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng của chuẩn nghề nghiệp trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nghề nghiệp trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Nhận thức về tầm quan trọng của áp dụng trong phát triển đội ngũ giáo viên đƣợc xem nhƣ tiền đề để triển khai các hoạt động áp dụng chuẩn để phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng.

Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng của chuẩn nghề nghiệp trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, chúng tôi tiến hành khảo sát trong nhà trƣờng. Với 33 ngƣời trong đó có 03 cán bộ quản lý, 23 giáo viên và 07 tổ trƣởng, tổ phó chuyên. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL-GV về tác dụng của Chuẩn trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

Ý kiến Số phiếu Ý kiến Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không cần thiết SL % SL % SL % SL % CBQL 03 03 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0 TTCM 07 5 71.4 2 28.6 0 0.0 0 0.0 Giáo viên 23 9 39.1 7 30.4 5 21.7 2 8.8 Tổng 33 17 51.5 9 27.3 5 15.1 02 6.1

Qua kết quả khảo sát bảng 2.14 cho thấy nhận thức của các đối tƣợng chƣa đồng đều. Các đối tƣợng tham gia công tác quản lý đều nhận thức cao về tác dụng của Chuẩn trong xây dựng và phát triển đội ngũ. Về phía giáo viên

còn thờ ơ, quen với nếp đánh giá cũ, chƣa nhận thức đầy đủ về mục đích đánh giá giáo viên theo Chuẩn qua đó thấy đƣợc việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong giáo viên chƣa kịp thời.

2.4.2. Việc vận dụng chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên

Trong năm học 2011 – 2012, Trƣờng THPT Hạ Long đã vận dụng Chuẩn giáo viên đƣợc ban hành theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 để đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên. Việc đánh giá đƣợc thực hiện nhƣ sau:

2.4.2.1. Lực lượng tham gia đánh giá: Giáo viên, Hiệu trưởng, các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường

2.4.2.2. Phương pháp đánh giá xếp loại

Việc đánh giá các tiêu chuẩn đƣợc căn cứ vào các kết quả đạt đƣợc thông qua các chỉ báo và nguồn minh chứng phù hợp với các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn của Chuẩn, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chƣa đạt 1 điểm thì không cho điểm.

: i) Đạt chuẩn :

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhƣng không xếp đƣợc ở các mức cao hơn.

ii) Chƣa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dƣới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhƣng có tiêu chí không đƣợc cho điểm.

2.4.2.3. Quy trình đánh giá

+ Bƣớc 1 : Giáo vên tự đánh giá, tự chấm điểm theo các tiêu chí vào phiếu tự đánh giá.

+ Bƣớc 2: Tổ chuyên môn họp, trên cơ sở phiếu tự đánh giá của giáo viên, tổ chuyên môn cho nhận xét, chấm điểm theo các tiêu chí và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá của tổ chuyên môn.

+ Bƣớc 3: Hiệu trƣởng đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên và kết quả đánh giá của tổ chuyên môn đồng thời tham khảo ý kiến BCH công đoàn, BCH Đoàn trƣờng.

2.4.2.4. Kết quả đánh giá

Số giáo viên đƣợc đánh giá: 30, trong đó: Xếp loại Xuất sắc: 16 (53.3 %); Xếp loại Khá: 14 (46.7 %); Xếp loại TB, loại Kém: 0

2.4.3. Sử dụng kết quả đánh giá theo chuẩn vào bồi dưỡng giáo viên

Việc đánh giá theo Chuẩn trong năm học 2011 – 2012 đƣợc dùng là một trong ba tiêu chí xếp loại công chức cuối năm (kết quả thanh tra, kết quả bài thi nhận thức và kết quả xếp loại theo Chuẩn) và bồi dƣỡng giáo viên.

Tuy nhiên, vì là lần đầu áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào đánh giá, nên kết quả đánh giá theo chuẩn chƣa đƣợc sử dụng trong việc đào tạo bồi dƣỡng, sắp xếp đội ngũ, chƣa tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đại bộ phận giáo viên về việc tự học, tự bồi dƣỡng do chƣa có sự chú trọng việc vận dụng chuẩn trong quản lý và do kết quả đánh giá còn khá cao so với chất lƣợng thực của đội ngũ.

2.4.4. Về tạo động lực và môi trƣờng thuận lợi để giáo viên phát huy năng lực

nghề nghiệp của bản thân theo hướng nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Xác định rõ để phát huy tốt năng lực, nhiệt tình nghề nghiệp của giáo viên, Nhà trƣờng đã tập trung trong công tác xây dựng môi trƣờng sƣ phạm phù hợp, thuận lợi cho giáo viên hoạt động nghề nghiệp. Đó là:

- Xây dựng kế hoạch, triển khai công tác một cách khoa học và có hiệu quả. Kế hoạch đƣợc thông báo đến toàn thể HĐGD nhà trƣờng theo từng tuần, theo tháng. Trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh phù hợp.

- Hằng năm thông qua Hội nghị CNVC, nhà trƣờng đều xây dựng, điều chỉnh quy chế làm việc cụ thể phù hợp với các quy định rõ ràng về chức trách nhiệm vụ của từng thành viên. Tạo bầu không khí dân chủ và sự đoàn kết, hợp tác cộng đồng trách nhiệm trong tập thể CB-GV của nhà trƣờng.

- Về đầu tƣ CSVC, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về dạy học và giáo dục học sinh. Trong năm học 2011 – 2012 Trƣờng đã đƣợc sửa chữa nâng cấp khang trang sạch đẹp, có vƣờn hoa, sân chơi, bãi tập và các phòng tổ chuyên môn.

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý đội ngũ giáo viên và áp dụng

chuẩn trong phát triển đội ngũ giáo viên của trƣờng THPT Hạ Long

2.5.1. Ưu điểm

Việc sử dụng đội ngũ giáo viên hiện nay nhìn chung khá hợp lý, bố trí đúng nơi, đúng chỗ. Vì vậy, đa số GV hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Đã có sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đã từng bƣớc lựa chọn, bố trí giáo viên theo học các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV

Hàng năm đã tích cực tổ chức kiểm tra, thanh tra nhằm phân loại trên cơ sở đó nắm rõ đƣợc cơ bản phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh của từng ngƣời.

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Phổ Thông Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)