4. Đánh giá danh mục đầu tư
4.4. Điều chỉnh danh mục qua việc tái cơ cấu danh mục
Vì danh mục tối ưu T và P được lập dựa vào độ dao động dài hạn của chỉ số Vnindex. Theo tính toán ta dự đoán được sau 22 phiên giao dịch độ dao động sẽ phục hồi về mức cân bằng dài hạn. Sau đây em sẽ đánh giá việc thực hiện danh mục P thực tế tại thời điểm 10/02/2011 tức là sau 22 phiên giao dịch và đưa ra tỷ trọng tối ưu của danh mục gồm 6 cổ phiếu tại thời điểm 10/02/2011.
Qua kết quả đánh giá hai danh mục P (danh mục biên duyên có phương sai nhỏ nhất thu được từ mô hình MARKOWITZ) và danh mục T (danh mục tiếp tuyến thu
mục P có rủi ro nhỏ hơn danh mục T và khả năng nhà đầu tư khi nắm giữ danh mục P bị lỗ ít hơn). Vì vậy, trong phần điều chỉnh danh mục qua việc tái cơ cấu em sẽ sử dụng danh mục P là danh mục mà nhà đầu tư đang nắm giữ.
Ta có kết quả thực hiện đầu tư danh mục P tại thời điểm 10/02/2011 ta có tỷ trọng các cổ phiếu sau khi tái cơ cấu danh mục như sau:
Bảng 10: Tỷ trọng các cổ phiếu tại thời điểm 10/02/2011
Mã CK i r βiI wi KDC 0.002172 0.666453 25.078% DQC 0.001137 0.766686 15.982% DHG 0.00088 0.394687 5.664% HDC 0.0018 0.916545 14.265% IMP 0.000226 0.188218 21.143% GHA 0.0000964 0.505239 17.868%
Lợi suất thực tế danh mục đạt được: rp_tt = 0.001098/ngày
Độ rủi ro thực tế của danh mục:
2_ _
P tt
σ = 0.000100174 => σP tt_ = 0.010009/ ngày
Giá rủi ro thực tế của danh mục sau khi thực hiện 22 ngày:
dp_tt = (0.001098 - 0.000319)/ 0.010009 = 0.077832198
Tức là để phải chịu 1% rủi ro, nhà đầu tư sẽ được bù đắp bằng 7.783% lợi nhuận khi nắm giữ danh mục tối ưu P tại thời điểm tính giá của rủi ro.
Nếu như sau 22 phiên dao dịch, nhà đầu tư vẫn giữ nguyên tỉ trọng của danh mục P mình đang nắm giữ thì giá của rủi ro danh mục P và ngày 10/02/2011 sẽ là:
dp_giả định = (0.001397- 0.000319)/ 0.028096 = 0.038382
Nhận thấy, giá rủi ro của danh mục vào ngày 10/02/2011 sau khi điều chỉnh đã tăng so với danh mục vào ngày đó nếu như không được điều chỉnh. Vậy nếu không điều chỉnh thì nhà đầu tư sẽ không nhận được một phần lợi nhuận lẽ ra được bù đắp khi phải chịu rủi ro. Tuy nhiên, việc xác định giá của rủi ro có thể bị sai lệch vì nhiều lý do. Có thể là do độ dao động của danh mục khá lớn, làm lấn át lợi suất kỳ vọng khiến cho việc xác định lợi suất kỳ vọng không còn nhiều ý nghĩa nữa.
Bảng 11: Tỷ trọng của các cổ phiếu trước và sau khi tái cơ cấu danh mục đầu tư Mã CK Ngày 31/12/2010 Ngày 10/2/2011 KDC 32% 25.078% DQC 12.2% 15.982% DHG 15.9% 5.664% HDC 21.7% 14.265% IMP 12% 21.143% GHA 6.2% 17.868%
Ta thấy sau thời gian là 22 ngày giao dịch, tỷ trọng danh mục đã được thay đổi theo xu hướng mới, đầu tư tăng vào các tài sản có khả năng lỗ ít hơn.
Trên đây là một số kiến thức về xây dựng và quản lý danh mục đầu tư.
Tóm lại, nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn danh mục chứng khoán (hay danh mục tài sản rủi ro) là nhà đầu tư cố gắng gia tăng suất lợi nhuận kỳ vọng từ các danh mục chứng khoán của mình và giảm độ lệch chuẩn của suất lợi nhuận đó. Điều kiện của nhà đầu tư có thể thay đổi và ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận rủi ro. Do vậy, nhà đầu tư cần phải định kỳ kiểm tra và thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư để đảm bảo các
KẾT LUẬN
Các mô hình, phương pháp được đề cập trong nội dung chuyên đề từ khi ra đời đến nay được đánh giá khá cao trong áp dụng.
Thực tế có những biến động rất khó lường trước, nhà đầu tư cần linh hoạt trong lựa chọn, quyết định; cũng cần sử dụng kinh nghiệm và khả năng phán đoán của bản thân. Cũng giống như máy móc không thể thay thế được con người hoàn toàn, áp dụng mô hình – phương pháp cũng chỉ là một phần cho một quyết định sáng suốt nhất.
Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư là một đề tài rất phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu và sự hiểu biết sâu về thị trường. Nhà đầu tư nên thường xuyên trau dồi, học hỏi, tổng hợp các mô hình, kiến thức, kỹ năng khác để chủ động trước các tình huống khác nhau của thị trường. Với mỗi bối cảnh, mỗi kịch bản thị trường, điều quan trọng khi áp dụng mô hình là lựa chọn áp dụng mô hình nào. Mỗi mô hình đều sẽ có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Cần xác định mô hình nào nắm bắt được một hay một vài yếu tố cụ thể của tình huống mà nhà đầu tư đang tham gia.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại còn ảm đạm, nhưng không có nghĩa là sau này cũng ảm đạm. Mong rằng ứng dụng của các mô hình, phương pháp được nêu trong chuyên đề này sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư trong đầu tư chứng khoán xét về quá trình hoạt động và phát triển lâu dài của thị trường chứng khoán Việt Nam.