Phát triển ngân hàngđiện tử tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 35 - 40)

Ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất đó là sự kết hợp hoạt động ngân hàng với Internet - Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đối với nước ta, đây là lĩnh vực hoạt động mới, hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước và một số Bộ, ngành chưa đáp ứng để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử, ngoại trừ một số phần trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phát triển riêng biệt và một số dịch vụ nhất định như: xây dựng và phát triển trang Web cho ngân hàng mình; homebanking; ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile banking). Trong đó hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại di động được phát triển với nhiều tiện ích như: cung cấp thông tin về tài khoản qua tin nhắn; thông tin về thị trường: tỷ giá, lãi suất, giá cả; giao dịch chứng khoán, nhà đất...; giao dịch thanh toán tiền điện thoại, tiền taxi, tiền điện, nước...

Riêng đối với dịch vụ E-Banking, là dịch vụ ngân hàng điện tử “hoàn hảo” nhất, nhưng đòi hỏi tính an toàn, bảo mật trong thanh toán cao nhất, bởi lẽ rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định, khách hàng chủ yếu là các TCTD, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn ít và chỉ tham gia quan hệ mang tính chất tư vấn, tham khảo và tìm kiếm thông tin là chủ yếu. Việc khai thác được điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của một Ngân hàng điện tử là cung cấp sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng và có tính tiện lợi, tiện ích cao, nhanh chóng, chính xác, mang tính ngân hàng điện tử hiện chưa làm được

Xét trên quan điểm kinh tế thì ngân hàng điện tử tiết kiệm chi phí. Theo đó tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh toán, chi phí kiểm đếm, các chi phí đi lại... Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng sẽ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử. Với mô hình ngân hàng hiện đại là kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh là rất cao. Đặc biệt ngân hàng điện tử có thể cung cấp dịch vụ chéo. Theo đó các ngân hàng có

thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán... Khả năng giữ và thu hút khách hàng của ngân hàng điện tử. Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng.

Tuy nhiên quá trình phát triển ngân hàng điện tử cũng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan. Nổi bật là 3 vấn đề chính: vốn và công nghệ; an toàn và bảo mật; quản trị, phòng ngừa rủi ro.

Trong điều kiện hiện nay, để phát triển ngân hàng điện tử ở nước ta, trước hết các TCTD trên địa bàn cần thực hiện một số “bước đi” thích hợp, theo các giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống: dịch vụ tín dụng; dịch vụ thanh toán; dịch vụ ngoại hối; kho quỹ; tư vấn... Đây là cơ sở đảm bảo cho TCTD phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ hai, phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng điện tử mà một số TCTD trên địa bàn đã và đang phát triển: dịch vụ hombanking; mobile banking, theo hướng ngày càng tiện ích. Phối hợp với các doanh nghiệp, với các ngành, lĩnh vực kinh doanh để tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán qua mạng điện thoại di động.

Thứ ba, là sự phát triển ngân hàng điện tử mang tính chiến lược, tuy nhiên để phát triển vững chắc, các TCTD cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt các TCTD trên địa bàn nên phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử ở mức độ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế, trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu của khách hàng như: xây dựng và phát triển trang web của ngân hàng; phát triển hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại di động (mobile banking); phát triển dịch vụ homebanking. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các đối tượng khách hàng của ngân hàng (khách hàng truyền thống), đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu ứng thông tin về dịch vụ từ các khách truyền thống.

Thực hiện khai thác hiệu quả trang Web của ngân hàng mình để tổ chức hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn... nhằm thu hút khách hàng quan tâm và chú ý đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng Web, tạo trang web có nội dung đa dạng, phong phú với lượng thông tin cung cấp có chất lượng và thường xuyên được cập nhật, đổi mới.

Kết luận.

Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển ngân hàng điện tử đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho sự phát triển. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng chỉ có duy nhất hệ thống truyền thống - hệ thống chi nhánh. Để có thể cung cấp những dịch vụ, tiện ích đến tận tay những khách hàng mọi lúc, mọi nơi thì phát triển ngân hàng điện tử là một trong những yếu tố làm nên thành công trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ

Thực tế, ngành công nghiệp ngân hàng hiện nay đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cùng với sự xuất hiện hàng ngày các sản phẩm mới có liên quan đến ngân hàng như thẻ tín dụng, giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng tự phục vụ... và tiền điện tử hay ví điện tử cũng đang trở thành hiện thực.

Ngân hàng điện tử đã thực sự là một cuộc cách mạng ngân hàng, nếu trước kia công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì ngày nay ngân hàng điện tử sẽ thay đổi bộ mặt của kinh doanh ngân hàng.

Do nhận thức còn nhiều hạn chế, đề tài của em vẫn còn tồn tại những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô. Em xin cảm ơn sự lưu tâm của thầy, cô đến đề tài này của em.

Mục lục

Lời mở đầu

Chương I: Ngân hàng điện tử

I. Lịch sử phát triển của ngân hàngđiện tử trên thế giới.

1.1 Vài nét về sự phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới.

1.2 Ngân hàng điện tử - sự lựa chọn chiến lược của ngành công nghiệp ngân hàng.

1.3 Sự phát triển của ngân hàng điện tử.

1.4 Sự ra đời của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử. 1.4.1 Sự xuất hiện của ATM- hệ thống máy rút tiền tự động. 1.4.2 Phone Banking- dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. 1.4.3 Internet banking.

1.4.4 Mobile banking. 1.4.5 Home banking. 1.4.6 Call center.

1.5 Thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử.

1.5.2 Thị trường B2C (khách hàng là người tiêu dùng).

1.5.2 Thị trường B2B (khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).

1.6 Một số phương tiện giao dịch thanh toán điện tử được sử dụng trong ngân hàng điện tử.

1.6.1 Tiền điện tử-Digital cash. 1.6.2 Séc điện tử – Digital cheques.

1.6.3 Thẻ thông minh – Ví điện tử – Stored Value smart Card. 1.7 Xây dựng luật giao dịch điện tử trên các nước.

II. Tiền đề để phát triển ngân hàng điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Sự xuất hiện mạng Internet - một gợi ý phát triển ngân hàng điện

tử. 2.2 Sự ưa chuộng sử dụng mạng Internet của dân chúng - tiền đề cho tiến trình xây dựng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới.

III. Những vấn đề cần chú trọng khi phát triển ngân hàng điện tử.

3.1 Vấn đề bảo mật và an ninh mạng - một yếu tố quan trọng trong tiến trình xây dựng ngân hàng điện tử.

3.2 Xây dựng chi nhánh trực tuyến (E-branch).

3.3 Đa dạng hoá kênh phân phối điện tử nhằm cung cấp các dịch vụ điện tử đến tay mọi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. IV. Tình hình chung về việc phát triển ngân hàng điện tử hiện nay trong khu vực và trên thế giới..

4.1 Tổng quan về tình hình phát triển ngân hàng điện tử hiện nay tại các nước và khu vực trên thế giới.

4.2 Các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đang ứng dụng tại các nước trong khu vực và trên thế giới.

4.2.1 Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng (Account information):

4.2.2 Dịch vụ ngân hàng điện toán (Computer banking) 4.2.3 Thẻ ghi nợ (Debit card)

4.2.4 Thanh toán trực tiếp (Direct payment). 4.2.5 Thẻ lương (Payroll card):

4.2.6 Dịch vụ đầu tư (Investment services). 4.2.7 Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ:

4.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Chương II. Thực trạng ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay.

I. Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 1.1 Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử hiện nay ở nước ta.

1.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

1.3 Phát triển ngân hàng điện tử của Việt Nam đặt trong sự so sánh với khu vực và thế giới.

II. Những hạn chế trong vấn đề phát triển ngân hàng điện tử ở Việt Nam Những hạn chế xuất phát từ phía ngân hàng

2.1 Hạn chế về luật giao dịch điện tử tại Việt Nam.

2.2.1 Vấn đề về luật giao dịch điện tử là rất cần thiết để phát triển ngân hàng điện tử.

2.2.2. Dự kiến ra đời luật giao dịch điện tử III. Phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

K ết luận

Một phần của tài liệu Phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 35 - 40)