Sự trừng phạt được cảnh báo trước

Một phần của tài liệu Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh doanh (Trang 33 - 34)

Chúng ta đã thấy rằng, việc hình thành cartel để phối hợp giá cao là không dễ dàng vì mấy lý do: Luật pháp ngăn cản việc công khai lập cartel để phối hợp giá. Cho dù không bị ngăn cản bởi luật pháp, việc phát hiện sự phá thỏa thuận là rất khó khăn. Do vậy, đằng sau những tổ chức thành công trong việc thúc đẩy “hợp tác” là những cơ chế trừng phạt sự bội ước rất có hiệu lực.

Một trong những ví dụ tiêu biểu cho việc cưỡng chế sự cấu kết về giá của một cartel là thông qua sự trừng phạt được cảnh báo trước. Thật thú vị, tất cả lại được đặt dưới chiêu bài của tự do cạnh tranh. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta hướng đến các siêu thị điện máy ở New York và “cuộc chiến” giá cả ầm ỹ của chúng.

Gã khùng Eddie

Siêu thị điện máy Eddie tại New York tạo được một thương hiệu của mình như sau: “Hàng của chúng tôi không thể và sẽ không bao giờ được bán với giá rẻ hơn! Giá cả của chúng tôi là thấp nhất – Xin bảo đảm.” Đối thủ cạnh tranh của nó, New mark &Levis cũng ầm ỹ không kém: “Với mọi giao dịch mua hàng, các bạn sẽ nhận được sự bảo đảm là mức giá thấp nhất. Chúng tôi hứa sẽ bù đắp gấp đôi mức chênh lệch, nếu như bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu.”

Mặc dù họ hành động như có vẻ cạnh tranh nhau quyết liệt. Lời hứa sẽ đánh gục mức giá của đối thủ có thể dùng để cưỡng chế kỷ luật trong việc định giá cao của cartel. Làm thế nào mà cái điều kỳ dị đó có thể xẩy ra?

Giả sử phí tổn cho việc nhập kho màn hình TV phẳng là 150 dollars theo giá bán buôn. Và bây giờ, cả Eddie và New mark &Levis bán mỗi cái với giá 300 dollars. (Lưu ý rằng mức đội giá so với bán buôn là 100%, tức là họ đang xử sự theo kiểu độc quyền).

Bây giờ giả sử Eddie tìm cách hạ giá xuống 275 dollars để thu hút số lượng khách dễ bị cuốn hút, mà lẽ ra họ sẽ mua hàng tại New mark & Levis vì ở gần đó hơn. Tuy nhiên, hành vi của Eddie có hiệu ứng ngược. Với sự đảm bảo của New mark & Levis. Những người này, thay vì đến mua tại Eddie, chỉ việc đi qua phố đến thẳng New mark & Levis mua TV với giá 300 dollars, và được hoàn trả (rebate) 50 dollars. Điều đó có hệ quả như là New mark & Levis cắt mức giá của nó xuống 250 dollars, tự động hạ giá cuả Eddie. Nhưng New mark & Levis dĩ nhiên là chẳng cần hạ giá tới mức đó, mà chỉ cần xuống 275 dollars là đủ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Eddie cũng chịu kết cục tồi hơn. Hoặc là mất khách; hoặc là mất lợi nhuận. Vậy thì nó hạ giá để làm gì. Do đó, giá bán được giữ vững ở mức 300 dollars.

Dẫu rằng, cartel là vi phạm luật ở Mỹ. Eddie và New mark & Levis đã tạo lập được một tổ chức thực sự. Bạn có thể thấy rằng, cartel của họ có hiệu lực vì phí tổn giám sát thỏa thuận là rất thấp. Và sự trừng phạt là tức thời. New mark & Levis rất dễ phát hiện ra việc Eddie phá vỡ thỏa thuận, khi người mua đem đến cho họ thông tin về việc Eddie hạ giá và đòi hỏi

họ phải đáp ứng. Sự trừng phạt được thực hiện thông qua sự sụp đổ tức thời về những thỏa thuận phối hợp giá. Kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận.

Vụ án Dupont

Một vụ án chống độc quyền nổi tiếng khác được đưa ra công luận khi Federal Trade Commission (Ban chuyên trách thương mại liên bang) cấm Dupont và một số nhà sản xuất khác thi hành điều khỏan “khách hàng ưa chuộng nhất”. Nó có vẻ làm như kích thích cạnh tranh quyết liệt hơn, bởi vì bên bán sẵn sàng đưa mức giá tốt nhất cho những khách hàng trung thành; tốt hơn giá bán cho bất cứ khách hàng nào. Nhìn bề ngoài có vẻ như nhà sản xuất đang tìm kiếm khách hàng ưa chuộng sản phẩm của mình. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, nhà sản xuất không thể cạnh tranh bằng cách giảm giá để lôi cuốn những khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh của mình, trong khi vẫm đòi mức giá cao đối với khách hàng đã có quan hệ lâu dài với công ty. Mọi sự giảm giá sẽ là toàn bộ, kéo theo sự giảm lợi nhuận. Vậy ta có thể nhìn thấy ích lợi của điều khỏan này là để hình thành cartel. Cái được từ sự bội ước trở nên ít đi. Và cartel dễ dàng được thiết lập và củng cố.

Khi đánh giá điều khỏan “khách hàng ưa chuộng nhất, Federal trade commission đã khẳng định đó là một hành vi chống cạnh tranh lành mạnh. Và cấm các nhà sản xuất không được đưa điều khỏan đó vào hợp đồng với khách hàng của họ.

Theo ánh sáng của vụ Dupont, liệu có nên đưa ra vụ kiện chống Eddie và New mark & Levis không? Rất nhiều các cửa hàng đặt mức giá gần như gấp hai lần giá thành. Thật khó mà nói đó là do phí tổn tồn kho, quảng cáo, hay chỉ đơn huần là thủ thuật để nâng giá độc quyền.

Chương 6: Những cơ chế tạo hợp tác: Hai trường hợp điển hình ở Việt nam

Một phần của tài liệu Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh doanh (Trang 33 - 34)