Để các biện pháp nêu trên triển khai vào thực tiễn có hiệu quả, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
Đối với UBND tỉnh và thành phố
- Đưa mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo từng giai đoạn cụ thể.
- Quy hoạch ổn định mạng lưới trường lớp cấp trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường đầu tư kinh phí từ các nguồn theo phân cấp quản lý để xây dựng, bổ sung CSVC-TBTH, bảo đảm có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, thư viện, phòng học bộ môn…theo quy định.
Đối với Sở GD&ĐT Kon Tum và Phòng GD&ĐT thành phố
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sâu sát thực tế kế hoạch các trường đăng ký đạt chuẩn, đặc biệt các trường nằm trong lộ trình
phấn đấu đạt chuẩn từ năm 2011-2015; chỉ đạo khắc phục kịp thời những điểm hạn chế, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất còn thiếu.
- Tham mưu UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT và UBND thành phố dành nguồn kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn mới 2012-2015, ngân sách địa phương để đầu tư cho các đơn vị đăng ký đạt chuẩn và các trường đã đạt chuẩn để tiếp tục duy trì và phát triển có hiệu quả trường chuẩn quốc gia.
- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng hè phù hợp cho đội ngũ CBQL, giáo viên để đủ sức quản lý, giảng dạy nâng cao chất lượng của trường chuẩn quốc gia.
- Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên, nhân viên các trường Trung học cơ sở chưa đạt chuẩn quốc gia đi tham quan học tập, nghiên cứu các trường Trung học cơ sở đạt chuẩn trong thành phố, trong tỉnh hoặc các tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ giáo viên giỏi các trường để đảm bảo số lượng theo quy định của chuẩn.
Đối với Hiệu trƣởng các trƣờng Trung học cơ sở thành phố Kon Tum
- Tích cực tham mưu với các cấp chính quyền, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần đẩy nhanh tiến độ đạt chuẩn của các trường Trung học cơ sở.
- Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm và chỉ đạo giáo viên chủ động tự bồi dưỡng, tự học để nâng cao trình độ.