Giao tiếp trong xung đột:

Một phần của tài liệu NCKH Tiểu luận Kỹ năng mềm đối với sinh viên (Trang 36 - 37)

Trong các cuộc tranh luận gay gắt đặc biệt xảy ra xung đột, việc bộc lộ sự bực bội, tức giận là điều xảy ra phổ biển. Trường hợp khi không kiềm chế được cảm xúc, đôi bên có thể phát ngôn ra những từ ngữ thiếu văn hóa, gây tổn thương và xúc phạm đến lòng tự trọng của nhau. Lúc đó hai bên không còn sự chia sẻ, giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách chuẩn mực. Điều đó không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc mất đoàn kết, tổn hại lẫn nhau. Vì vậy, bạn nên học cách bình tĩnh, dùng từ ngữ và cử chỉ thích hợp cố gắng làm giảm sự căng thẳng tránh gây nên cao trào kích thích xung đột.

Lời kết: Giao tiếp không chỉ là cách thức truyền đạt thông tin hai chiều giữa người nói và người nghe. Đó là sự thể hiện văn hóa, lối sống, cách ứng xử của mỗi người. Và mỗi cá nhân chúng ta hãy học tập và rèn luyện thật tốt những kỹ năng của mình để không những

truyền đạt được những nội dung những ý tưởng những sáng kiến cho người khác mà còn có khả năng thuyết phục cũng như lãnh đạo một nhóm người một tập thẻ để cùng nhau đi lên cùng nhau phát triển và cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung .Điều đó sẽ giúp ích cho sự phát triển của mỗi cá nhân và hơn thế nữa nó sẽ quyết định tới việc tương lai bạn là ai và bạn sẽ đi về đâu.Kỹ năng cứng và kỹ năng mèm là hai yêu tố quan trong và then chốt hay phân bố thời gian và hãy học tập cũng như thực hành nó để chúng ta có thể luyện thành những kỹ năng kỹ sảo giúp ta trên mọi chặng đường sắp tới.

Một phần của tài liệu NCKH Tiểu luận Kỹ năng mềm đối với sinh viên (Trang 36 - 37)