Phát huy hiệu quả của kho ngoại quan vàng

Một phần của tài liệu Phân tích sự biến động của giá vàng việt nam (Trang 85 - 86)

2. Một số biện pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam

2.2 Phát huy hiệu quả của kho ngoại quan vàng

Với ưu thế là rút ngắn thời gian và chi phí so với việc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đáng lẽ kho ngoại vàng phải rất hút khách. Nhưng thực tế, rất ít doanh nghiệp trong nước lấy vàng từ đây, nhà buôn quốc tế cũng không mấy mặn mà.

Cả nước hiện có 2 kho ngoại quan vàng, ở Hà Nội và TP HCM. Kho TP HCM do SJC quản lý, tại Hà Nội do Công ty Vàng bạc Ngân hàng Nông nghiệp quản lý, cùng khai trương từ tháng 6.

Ước tính nếu nhập hàng qua kho ngoại quan, phí vận chuyển và bảo hiểm giảm đến 40% so với việc nhập từ nước ngoài thông qua môi giới trung gian. Hơn nữa, thời gian nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng được rút ngắn.

Muốn có khách gửi vàng, ngoài yếu tố giá cả, thủ tục, kho ngoại quan phải được bảo hiểm. Để làm được điều này thì phải dựa vào một công ty chuyên về kho ngoại quan của nước ngoài và trên thực tế việc ký kết được hợp đồng bảo hiểm kiểu này không phải đơn giản.

Việc gửi vàng vào kho Hà Nội chủ yếu là các đầu mối kinh doanh lớn như Eximbank, Sacombank, ACB. Những khách hàng trên lại chính là các thành viên trong liên minh thành lập ra kho ngoại quan và chủ yếu chỉ kinh doanh chứ không phải tập trung nhiều vào sản xuất.

Về lý thuyết chi phí nhập từ kho ngoại quan vàng thấp hơn so với nhập trực tiếp từ nước ngoài và thời gian cũng được rút ngắn đáng kể. Song nhiều doanh

nghiệp lâu nay vẫn có các nguồn nhập riêng với giá rẻ hơn và thời gian thậm chí còn nhanh hơn.

Một vấn đề với các kho ngoại quan nữa Việt Nam chưa cho phép xuất khẩu, vì vậy lượng vàng ra vào kho ngoại quan chưa nhiều. Trong kho hiện chỉ lưu vàng nhập khẩu.

Ông Đinh Gia Bảng, đại diện Hiệp hội Vàng Việt Nam cho biết, hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị Vụ Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ giấy phép nhập khẩu vàng và cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu mặt hàng này.

Một điều quan trọng hơn cả, là do không được phép xuất khẩu nên thường xuyên xảy ra tình trạng xuất lậu vàng.

Theo vị đại diện này, nếu không cho xuất khẩu vàng thì không thể tránh khỏi thực trạng "chảy máu vàng" như hiện nay. Đây là một thiệt hại lớn bởi Nhà nước sẽ không thu được thuế xuất khẩu. Thêm vào đó, khi xuất lậu sang nước khác, các doanh nghiệp thường xuất vàng nguyên liệu chứ không phải hàng đã qua chế tác, hay gia công nên không tạo công ăn việc làm được cho người lao động. Nếu có thể xuất khẩu, họ sẽ sản xuất, chế tác xong mới bán nên sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích sự biến động của giá vàng việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w